4. Ý nghĩa đề tài
1.3.4.3. Các phương pháp xử lý nước thải y tế
Nước thải bệnh viện chứa vi khuẩn lây bệnh, nhưng không phải bệnh viện nào cũng xử lý theo QCVN 28-2010 ngày 16/12/2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường hay tiêu chuẩn trước đó[7]. Hải Phòng, có 3/17 số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và 3/17 số bệnh viện có hệ xử lý không hoạt động, 11/17 bệnh viện không có xử lý nước thải. Hà Nội có 36/61 bệnh viện không có hệ xử lý nước thải, 22 bệnh viện có hệ xử lý nước thải, 3 hệ thống xử lý nước thải không hoạt động. TP. Hồ Chí Minh, có 5 bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải; 40 hệ thống xử lý nước thải; 6 hệ thống không hoạt động/XLNT không đạt yêu cầu. Đà Nẵng: 4 bệnh viện không có hệ thống XLNT, 16 hệ thống đang hoạt động. 14 bệnh viện không có hệ thống XLNT tại Huế. Tất cả 52,3% (90/172) bệnh viện có hệ thống XLNT, còn lại 40,7% không có XLNT, 7,0% bệnh viện hệ thống XLNT không hoạt động. Nhiều hệ thống XLNT đang hoạt động quá tải, chủ yếu các hệ thống XLNT xây lắp bằng ngân sách nhà nước (86,7%).[31]
Trung bình hệ thống XLNT công suất 0,45m3/g. thực tế/ngày, lượng nước sử dụng là 0,65m3/g. thực tế/ngày, công suất thiết kế hệ thống XLNT là 0,93 m3/g.kế hoạch/ngày. Con số trung bình này ở TP. Hồ Chí Minh là 0,6; 0,66m3/g. thực tế/ngày, 0,7m3/g. kế hoạch/ngày, các hệ thống XLNT đều chạy hết công suất. BV Hải Phòng
sử dụng ít nước hơn với các số liệu là 0,32; 0,33m3/g.thực tế/ngày, 0,51m3/g.kế hoạch/ngày và Đà Nẵng là 0,46, 0,63m3/g. thực tế/ngày, 0,87m3/g.kế hoạch/ngày, nhiều hơn Huế với 0,44 m3/g.thực tế/ngày, 0,49m3/g./ngày, và 0,72m3/g.kế hoạch/ngày thể hiện.[26]
Nước thải bệnh viện có các chỉ số đặc trưng BOD: 180-280mg/l, COD: 250- 500mg/l, SS: 150 - 300mg/l, H2S: 6-8mg/l, T-N: 50-90mg/l, T-P: 3-12(mg/l), Coliform: 106-109 MNP/100ml [15]. Công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh học (MBR), bể phản ứng theo mẻ (SBR) là công nghệ phổ biến cho XLNT bệnh viện tại Việt Nam và phân thành các nhóm: sục khí bùn hoạt tính và xử lý sinh học nhỏ giọt sau đó lọc (Nhóm 1), CN2000 xử lý hữu cơ tải trọng cao (là loại màng sinh học cải tiến - Nhóm 2), sục khí tiếp xúc màng sinh học (MBR), lọc sinh học Bio-for, V69, FBR (nhóm 3), công nghệ AAO, SBR và khử trùng 03, uv (Nhóm 5), xử lý sơ bộ + yếm khí/bể tự hoại (Nhóm 4) [27]. Phương pháp khử trùng hiện các bệnh viện sử dụng là dùng Hypochlorite calcium (CaOCh), chloruamin B, ozone, tia cực tím. Chưa có bệnh viện nào khử trùng công nghệ lọc màng ngăn các vi khuẩn, vi rút và không sử dụng hóa chất. [25]
Loại công nghệ xử lý, nhóm I chiếm ưu thế hơn (56,9%) do chi phí đầu tư thấp, ở TP HCM tỷ lệ này là 60,9%. Loại II xử lý sinh học cao tải (CN2000 mới đầu tư, có nhiều ở Đà Nẵng) và Hà Nội 10,8% (11/102) [30]. Tuy nhiên, nước thải bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh viện E (Hà Nội) không đáp ứng yêu cầu amoni theo QCVN 28-2010, mức 2. Các hệ xử lý nước thải lọc màng sinh học (MBR) loại III chiếm 9,8% hay (10/102), Hải Phòng có 5 bệnh viện (5,75%) trang bị loại công nghệ này với tên V69. Bên cạnh đó còn một số tên gọi thiết bị khác là BIOX1, BIO sinh học, FBR. Có 15,7% bệnh viện sử dụng công nghệ loại IV đơn giản, đầu tư thấp, 6,9% bệnh viện được đầu tư hệ xử lý công nghệ AAO, công nghệ SBR (loại V) và một số khác với suất đầu tư cao hơn [15]. Nhiều đơn vị cho biết, chi phí XLNT khoảng 2.500 đ/m3/ngày. Công nghệ bùn hoạt tính sinh nhiều bùn hơn (0,012% m3 bùn/công suất năm) so với công nghệ khác như màng sinh học hoặc lọc sinh học cao tải.[30]