0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN VÀ BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN (Trang 48 -48 )

4. Ý nghĩa đề tài

3.2.1.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

a/Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện

Lượng rác thải phát sinh trong bệnh viện tỷ lệ thuận với số giường bệnh trong bệnh viện và có thể được tính toán theo kết quả khảo sát thực tế của bệnh viện. Với số lượng giường bệnh 800 giường thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là 360 kg/ngày đêm (1,2m3/ngày) và 90 kg/ngàyđêm rác thải y tế nguy hại (0,3m3)/ngày đêm. Tương đương 0,45 kg/giường.ngày đêm đối với rác thải sinh hoạt và 0,1125 kg/giường.ngày đêm đối với rác thải y tế nguy hại.

Với quy mô giường bệnh mở rộng là 1.000 giường thì lượng rác thải của bệnh viện là:

+ Rác thải sinh hoạt: 1.000 giường x 0,45 kg/giường.ngày đêm = 450 kg/ngày đêm tương đương 1,5 m3/ngày đêm (tỷ trọng của rác là 300 kg/m3)

+ Rác thải y tế nguy hại: 1.000 giường x 0,1125 kg/giường.ngày đêm = 112,5 kg/ngày đêm tương đương (0,375m3/ngày đêm).

Tổng lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện khi nâng quy mô giường lên 1000 giường là: 562,5 kg/ngày đêm.

Thống kê lượng chất thải y tế tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên năm 2013 tại bảng 3.1 cho thấy lượng rác thải y tế tại bệnh viện 6 tháng cuối năm thường tăng cao hơn 6 tháng đầu năm do lượng bệnh nhân tăng lên. Trong đó lượng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao chiếm khối lượng lớn, cụ thể là 6 tháng đầu năm là 22.151,2 kg thì đến 6 tháng cuối năm tăng lên là 31123 kg.

Bảng 3.1: Thống kê chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên năm 2013

Số lượng STT Tên chất thải CTNH 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Phương pháp xử lý, tiêu hủy 1 Chất thải sắc nhọn 130101 172kg 210kg Khử khuẩn vi sóng

2 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao

130101 22151,2kg 31123kg Khử khuẩn vi sóng

3 Chất thải giải phẫu 130101 169kg 180kg Khử khuẩn vi sóng 4 Dược phẩm kém chất lượng không còn sử dụng 130102 1,8kg 1,3kg Lưu kho 5 Các loại dược phẩm gây độc tế bào 130103 6kg 3,5kg Lưu kho

6 Pin 160112 120/đôi 134/đôi Lưu kho

7 Bóng đèn huỳnh quang

160106 300 chiếc 270chiếc Lưu kho

Tổng số lượng 22500kg 31517,8kg

8 Nước thải bệnh viện 58223m3 60250m3 Sinh - Hóa

9 Chất thải thông thường 604,8m3 702m3 Chôn lấp (CL)

10 Chất thải tái chế 6300kg 7200kg Thu hồi/Tái chế (TT)

b/ Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

* Phân loại chất thải y tế trong bệnh viện

- Hiện tại công tác phân loại chất thải trong bệnh viện tuân thủ các quy định sau: + Các cán bộ trong bệnh viện làm phát sinh chất thải có nhiệm vụ thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.

+ Trong đó chất thải lây nhiễm được chia ra làm các loại: - Chất thải loại A là các vật sắc nhọn

- Chất thải loại B là các loại lây nhiễm không sắc nhọn - Chất thải loại C là lây nhiễm cao

- Chất thải loại D là giải phẫu gồm: mô bệnh phẩm nhỏ và giải phẫu còn hình dạng.

+ Từng loại chất thải được đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm theo biểu tượng đúng quy định, cụ thể chia làm 4 loại tại mỗi khoa/ phòng

+ Quy định mã màu sắc:

- Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm - Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại - Màu xanh đựng chất thải thông thường - Màu trắng đựng chất thải tái chế

+ Túi đựng chất thải: Túi màu vàng, màu trắng và màu đen làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. Túi đựng chất thải y tế có thành dày tối thiểu 0,1 mm; kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1m3.

+ Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn:

- Có thành và đáy cứng không bị xuyên thủng - Có khả năng chống thấm

- Kích thước phù hợp

- Có nắp đóng mở dễ dàng và miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào - Có quai xách

- Hộp inox đựng chất thải sắc nhọn trước khi tái sử dụng được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế.

* Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế

- Đối với chất thải sinh hoạt và các loại chất thải lây nhiễm sau khi được khử khuẩn: Rác thải sinh hoạt bỏ vào túi màu xanh. Việc thu gom đầu nguồn được hộ lý của mỗi khoa đảm nhận, sau đó nhân viên thu gom của công ty ICT đến thu gom và mang chất thải rắn để tập trung tại nhà chứa chất thải của Bệnh viện. Hàng ngày Công ty cổ phần môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên đến mang chất thải rắn đi xử lý ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Xe chở chất thải của công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên không có xe lạnh nên thực sự chưa đảm bảo yêu cầu bảo quản chất thải y tế lây nhiễm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, nguy cơ cao phát tán nguồn lây ô nhiễm ra môi trường trong quá trình vận chuyển chất thải từ bệnh viện đến nơi xử lý tập trung của thành phố.

- Đối với chất thải y tế lây nhiễm : Các loại rác thải nguy hại được phân loại ngay tại các phòng, khoa khám chữa bệnh trong bệnh viện. Chất thải y tế lây nhiễm được phân loại theo nhóm A,B,C,D như trên được cho vào các túi, bao, thùng và hộp riêng biệt thích hợp. Chất thải loại A có thể được cắt tách phần kim loại (mũi kim tiêm) và chứa trong hộp riêng. Chất thải loại D có thể cho vào các túi bao giấy riêng để tiện cho xử lý bằng phương pháp khác. Các túi, bao, thùng và hộp đựng chất thải được ghi mã số và niêm phong khi được chuyển đến địa điểm xử lý khử khuẩn, có xác nhận của người vận chuyển chất thải từ các khoa phòng đến địa điểm xử lý và người tiếp nhận tại địa điểm xử lý (Mã số quản lý chất thải nguy hại được đăng ký theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 26/12/2006);

- Đối với chất thải hóa học và phóng xạ: Rác thải hóa chất và dược, bỏ vào các túi nilong hoặc thùng rác (tốt nhất là màu đen). Chất thải hóa học: Trơ hóa trước khi chôn lấp. Hố chôn là bể bê tông có nắp đậy. Chất thải phóng xạ được xử lý theo quy định hiện hành về an toàn bức xạ. Thông thường chuyển cho Cục bức xạ an toàn hạt nhân xử lý.

Hình 3.1: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại Bệnh viện

Nguồn:Báo cáo đánh giá tác động môi trường Bệnh viện

Bảng 3.2: Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế BV ĐK

Nội dung quan sát Thang

điểm

Chấm điểm

Nhận xét

Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 5

Vật sắc nhọn được đựng trong những hộp

quy chuẩn 5 5

Chất thải được đựng trong các bao bì theo

mã mầu quy định 5 5

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công

cộng và nơi phát sinh chất thải y tế 5 4

- Thiếu thùng đựng rác ở một số khu vực

Thu gom ngày 1 lần 5 5

Túi đựng rác có buộc miệng 5 5

Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi

đặt thùng đựng chất thải 3 2

- Tại một số nơi chưa có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải

Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày 3 0

- Các thùng không khử khuẩn và chưa có biện pháp khử khuẩn thùng

Có túi sạch thay thế 3 3

Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 3 1 - Thường xuyên đổ rác

đầy tràn các thùng xe

Tổng điểm 42 35 83,3 %

(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại bệnh viện)

Chất thải sinh hoạt

Túi màu xanh

Xe gom chất thải sinh hoạt Vận chuyển đến

nhà chứa rác

Chất thải y tế nguy hại

Hộp màu đen: Chất thải hóa học và chất thải có tính chất phóng xạ Chất thải loại B và C Thùng đựng chất thải độc hại (màu đen)

Khử khuẩn bằng lò vi sóng Microwave

Vận chuyển đến bãi rác đá mài

Hố trôn bê tông

Chất thải loại D Chất thải loại A: vật sắc nhọn Xử lý như chất thải sinh hoạt Khử khuẩn bằng lò vi sóng Microwave

Bệnh viện đã thực hiện thu gom, phân loại chất thải theo quy định. Tỷ lệ điểm đạt /tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá: bệnh viện đa khoa trung ương là 83,3%

Bảng 3.3: Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế BV ĐK

Nội dung quan sát

Thang điểm

Chấm điểm

Nhận xét

Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy chuyên

dụng 5 5

Vận chuyển theo giờ quy định 5 5

Có đường vận chuyển riêng chất thải y tế 5 3

- rác thải lâm sàng và các loại rác thải liên quan khác được vận chuyển theo đường riêng

Rơi vãi nước thải, rác thải, phát sinh mùi

hôi trong quá trình vận chuyển 5 4 Có hợp đồng vận chuyển rác ra ngoài với

đơn vị có pháp nhân 5 5

Chất thải y tế được vận chuyển ra ngoài

bằng xe chuyên dụng 5 5

Lưu giữ riêng chất thải y tế 5 5

Thời gian lưu giữ chất thải < 48h 5 5

Có nhà lạnh lưu giữ chất thải 5 0

Không có nhà lạnh, hoặc các thùng chuyên dụng đựng chất thải gây mùi hôi thối ra môi trường.

Đơn vị hợp đồng vận chuyển rác thải có giấy phép vận chuyển, xử lý rác thải

3 3

Có sổ theo dõi chất thải hàng ngày 3 3

Có sổ chứng từ chất thải nguy hại và chất thải thông thường

3 3

Tổng điểm 54 46 85,2%

Bệnh viện đã thực hiện vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế theo quy định. Tỷ lệ điểm đạt /tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá: bệnh viện đa khoa trung ương là 85,2%

c/ Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

Chất thải rắn y tế tại bệnh viện sau khi được phân loại, thu gom sẽ được xử lý theo các quy trình khác nhau trong đó có chất thải lây nhiễm được xử lý theo công nghệ khử khuẩn bằng lò vi sóng Microwave áp suất thường gồm 2 thiết bị khử tiệt khuẩn chính:

- 01 thiết bị cắt và khử tiệt khuẩn chất thải trong cùng khoang xử lý

- 01 thiết bị khử khuẩn không tích hợp nghiền cắt bên trong để hỗ trợ thiết bị khử khuẩn chính trong trường hợp thiết bị khử khuẩn chính cần duy tu bảo dưỡng hoặc sự cố bất chợt xảy ra quá 48 tiếng, giúp thời gian vận hành của thiết bị chính ít hơn, giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, đồng thời thiết bị này có thể dùng để khử khuẩn những loại chất thải không cần phải cắt, chất thải tái chế.

- Ngoài ra, để 2 thiết bị khử tiệt khuẩn hoạt động còn cần một số thiết bị phụ trợ, phụ kiện khác liên quan như hệ thống nước đầu vào (bồn chứa, đường ống, máy bơm...), tủ điện,...

Bảng 3.4: Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế BV ĐK

Nội dung quan sát Thang

điểm

Chấm điểm

Nhận xét

Chất thải lây nhiễm được xử lý sơ bộ

tại nơi phát sinh 5 4

Chất thải rắn y tế được vận chuyển, xử

lý với đơn vị có chức năng 5 5

Ký hợp đồng với các đơn vị: Công ty TNHH Kỹ thuật làm sạch và Thương mại Quốc tế ICT, Công ty TNHH Thế Giới Mới hàng ngày làm vệ sinh, thu gom chất thải rắn trong toàn bệnh viện.

Chất thải y tế nguy hại được xử lý trong

lò đốt chất thải y tế 5 5

Chất thải thông thường được hợp đồng chôn lấp vệ sinh tại bãi chôn lấp của thành phố

5 5

Chất thải tái chế được phân loại, thu

gom và bán cho các cơ sở tái chế 3 3

Tổng điểm 23 22 95,7%

Bệnh viện đã thực hiện xử lý chất thải y tế đúng theo quy định. Tỷ lệ điểm đạt /tổng điểm quy chuẩn đạt mức tốt là 95,7%

3.2.1.2.Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải a/ Thành phần nước thải và lượng thải

Nước thải bệnh viện phát sinh từ các hoạt động vệ sinh hàng ngày, từ các hoạt động khám chữa bệnh, từ các lavabo xét nghiệm. Nước thải bệnh viện có hàm lượng cao các chất hữu cơ - dinh dưỡng (thể hiện qua thông số BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P) và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh (thể hiện qua chỉ tiêu Coliform).

- Lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có thể tính toán dựa trên lượng nước cấp sử dụng hàng ngày; theo khảo sát thực tế với quy mô 800 giường bệnh thì lượng nước cấp sử dụng cho một ngày đêm khoảng 640m3.

Lượng nước thải phát sinh trên một giường bệnh là 0,6 m3/ngày đêm/giường Với số lượng giường bệnh hiện tại là 800 giường, lượng nước thải phát sinh là: 0,6 m3/ngày đêm x 800 giường bệnh = 480 m3/ngày đêm

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên bệnh viện, lưu lượng khoảng 1,56 m3/s (đối với cường độ trận mưa tính toán h = 100mm). Nước mưa chảy tràn chứa nhiều tạp chất (đất đá, vụn hữu cơ trên bề mặt…)

b/ Hiện trạng chất lượng nước thải tại bệnh viện

* Phân tích các chỉ tiêu trong nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên sau khi qua hệ thống xử lý nước thải AAO

- Số lượng mẫu phân tích: 5 mẫu

- Thời gian lấy mẫu phân tích: Từ tháng 9/2013 - 6/2014 + Đợt 1: lấy mẫu ngày 19/9/2013

+ Đợt 2: lấy mẫu ngày 21/10/2013 + Đợt 3: lấy mẫu ngày 22/10/2013 + Đợt 4: lấy mẫu ngày 1/4/2014 + Đợt 5: lấy mẫu ngày 16/6/2014

- Vị trí lấy mẫu: Tại cống thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải AAO - So sánh mẫu nước thải với QCVN 28:2010/BTNMT

Bảng 3.5. Thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện sau khi qua Hệ thống xử lý nước thải AAO

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 QCVN 28:2010/BT NMT (Cột B) 1 pH 7,4 6,5 6,4 6,94 5,9 6,5 - 8,5 2 BOD5 mg/l 28 45 47 17,6 34 50 3 COD mg/l 60 80 82 46,9 50,6 100 4 TSS mg/l 20,6 3,2 3,2 9 7,2 100 5 NO3 - mg/l 30 26,9 28,3 3,56 26,1 50 6 NH4 + mg/l 5 5,6 6,2 8,80 3,93 10 7 PO43- mg/l 1,5 1,5 1,65 3,15 3,1 10 8 Dầu mỡ mg/l 0,76 0,24 0,25 1,44 20 9 Coliform mg/l 4200 4700 4200 2300 4500 5000

(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải bệnh viện)

Nhìn vào bảng 3.5 trình bày kết quả phân tích nước thải bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên qua 5 đợt lấy mẫu tại các thời điểm khác nhau từ năm 2013 khi hệ thống xử lý nước thải AAO của bệnh viện đưa vào hoạt động thì có thể thấy kết quả phân tích của từng chỉ tiêu như BOD5, COD, TSS,… tại từng thời điểm đều không vượt quá giá trị quy chuẩn môi trường cho phép. Để khẳng định nước thải bệnh viện sau xử lý có còn bị ô nhiễm các chỉ tiêu trên hay không tiến hành phân tích thống kê so sánh trung bình các mẫu với QCVN 28:2010/BTNMT trong spss. Kết quả cụ thể như sau:

+ Phân tích chỉ tiêu BOD5 BOD5 28 45 47 17,6 34 0 10 20 30 40 50 BOD5 BOD5 28 45 47 17,6 34 1 2 3 4 5

- Phân tích trong spss cho kết quả sig.(2-tailed) =0,045<0,05  Nước thải bệnh viện sau khi qua hệ thống xử lý nước thải không bị ô nhiễm BOD5

+ Phân tích chỉ tiêu TSS TSS 20,6 3,2 3,2 9 7,2 0 5 10 15 20 25 TSS TSS 20,6 3,2 3,2 9 7,2 1 2 3 4 5

- Phân tích trong spss cho kết quả sig.(2- tailed) = 0,000<0,05  Nước thải bệnh viện sau khi qua hệ thống xử lý nước thải không bị ô nhiễm TSS + Phân tích chỉ tiêu NO3 - Phân tích NO 3- 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 m g /l NO 3- Q C VN

- Phân tích trong spss cho kết quả sig.(2-tailed) = 0,005<0,05 Nước thải bệnh viện sau khi xử lý nước thải không bị ô nhiễm NO3-

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN VÀ BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN (Trang 48 -48 )

×