Cơ sở nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên (Trang 41)

4. Ý nghĩa đề tài

1.4. Cơ sở nghiên cứu

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những vấn đề ô nhiễm do chất thải y tế gây ra tại Việt Nam như :

Theo nghiên cứu về “Tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp” do PGS.TS Đinh Hữu Dũng thực hiện được Bộ Y tế phê duyệt thực hiện theo quyết định số 3752/2001/QĐ-BYT ngày 4/9/2001 tại 6 bệnh viện bao gồm: bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Quảng Ngại, Đồng Tháp, Yên Bái, Quảng Nam và Cần Thơ cho kết quả: Tổng lượng chất thải rắn trung bình/giường bệnh/ngày là 0,62 - 1,27kg; chất thải sinh hoạt: 80,8 - 81,3%; chất thải lâm sàng: 18,2% - 18,9%; chất thải hóa học chiếm 0,3 - 0,5% [15]. Trong đó chưa có bệnh viện nào thực hiện đúng quy định của BYT về phân loại, bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn. Trong 3 bệnh viện có lò đốt là bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Quảng Ngãi và Đồng Tháp thì chỉ có 2 bệnh viện có lò đốt đảm bảo công suất và kỹ thuật, đốt chất thải lâm sàng tại bệnh viện; một bệnh viện có lò đốt nhưng không hoạt động, đốt bằng phương pháp thủ công. Hiểu biết về nguy cơ và quản lý chất thải y tế của cán bộ nhân viên ở cả 6 bệnh viện còn nhiều hạn chế.[6]

Theo nghiên cứu về “Đánh giá nhận thức, thái độ của nhân viên y tế trong việc thu gom, phân loại chất thải y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Thống Nhất”

nghiên cứu y học TP. Hồ Chí Minh năm 2012 đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên 200 nhân viên y tế tại 20 khoa lâm sàng của Bệnh viện Thống Nhất đã thu được kết quả là: Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng về phân loại chất thải y tế là 53% và chất thải lây nhiễm là 70,5%, về thời gian lưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện của bác sĩ đạt tỷ lệ 7,7%, điều dưỡng là 21,3%, hộ lý: 10%. Thái độ của nhân viên về tầm quan trọng trong công tác quản lý và xử lý chất thải ở mức độ rất quan trọng >90%[20]. Mức độ quan tâm đến công tác quản lý và xử lý chất thải, tỷ lệ chung rất quan tâm là 64,5%. Mức độ tích cực của nhân viên y tế trong việc tham gia lớp tập huấn về quản lý và xử lý chất thải là 69,5%. Thái độ của nhân viên y tế đối với các trang thiết bị bảo hộ lao động mà bệnh viện trang bị, tỷ lệ chung: rất yên tâm là 28%. [11]

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)