4. Ý nghĩa đề tài
2.3.1. Phương pháp quan sát trực quan và đánh giá bằng bảng thang điểm
*Quan sát trựctiếpquátrình xửlýchất thảiytế.
- Chất thải lây nhiễm: gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc, chất thải lây nhiễm nguy cơ cao, chất thải giải phẫu.
- Chất thải hóa học nguy hại: gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế, huyết áp kế...).
- Chất thải thông thường: gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại, chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây.
a. Dùng bảng kiểm, dựa vào quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30-11- 2007 của Bộ Y tế để xây dựng thang điểm để đánh giá thực trạng quản lý chất thải (thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý) cụ thể như sau:
- Xác định các tiêu chí chính và phụ để đưa ra thang điểm (lập bảng ma trận để xác định tiêu chí chính và phụ). Tiêu chí chính cho thang điểm tối đa là 5, tiêu chí phụ cho thang điểm tối đa là 3
- Chấm điểm: Chấm điểm từ 1 đến mức tối đa mỗi tiêu chí theo mức độ đạt được; 0 điểm cho tiêu chí không thực hiện được hoặc không có.
- Mức điểm đánh giá như sau:
+ Đạt >90% số điểm tổng được đánh giá là tốt
+ Đạt từ 70 đến <90% số điểm tổng được đánh giá là đạt mức khá
+ Đạt <50% số điểm tổng được đánh giá là thực hiện chưa tốt.
b. Xây dựng thang điểm để đánh giá mức độ hiểu biết về phân loại CTYT Căn cứ vào quy định phân loại chất thải y tế và mã màu đối với dụng cụ chứa CTYT: Quy định thang điểm: 1 điểm cho mỗi một tiêu chí được xác định đúng. Tất cả có 9 tiêu chí tương ứng với điểm tối đa là 9 điểm cho cả 9 tiêu chí đúng gồm: Mỗi nhóm CTYT là một tiêu chí, theo quy định có 5 nhóm chất có 5 tiêu chí; mỗi một mã màu là 1 tiêu chí, có 4 mã màu là 4 tiêu chí.
- Mức điểm như sau:
+ Hiểu biết tốt: Chấm đạt điểm 9.
+ Hiểu biết khá: Chấm đạt từ 7 - 8 điểm. + Hiểu biết trung bình: Chấm điểm từ 5 - 6 + Hiểu biết kém: Đạt < 5 điểm