4. Ý nghĩa đề tài
3.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ
bảo vệ môi trường tại Bệnh viện
3.3.1. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và đầu tư tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
3.3.1.1. Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại Bệnh viện
Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại bệnh viện được hoạt động thống nhất theo nguyên tắc quản lý từ trên xuống. Tại từng hệ thống xử lý như nước thải và chất thải bệnh viện đều có cán bộ vận hành và phụ trách của trạm xử lý nước thải, chất thải lây nhiễm hay tại các khoa phòng bệnh viện thì có các hộ lý làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi quy định và tiến hành xử lý chất thải. Các cán bộ này hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ phận quản lý chung về cơ sở vật chất của bệnh viện. Dưới đây là Sơ đồ thể hiện hệ thống quản lý môi trường tại bệnh viện
Hình 3.7: Sơ đồ hệ thống nhân lực quản lý môi trường bệnh viện
Nguồn: Báo cáo DTM bệnh viện
BAN GIÁM ĐỐC Phòng hành chính quản trị Khoa chống nhiễm khuẩn Phòng chỉ đạo tuyến Phòng điều dưỡng
Công ty ICT Các khoa lâm sàng
cận lâm sàng Tổ xử lý
nước thải
Công nhân thu gom, vận chuyển rác
Công nhân vận hành xử lý nước thải
Bảng 3.10: Nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải y tế tại BV ĐK Số được tập huấn quy chế
Nhân lực Số người
phỏng vấn n %
Nhân viên ITC 6 4 66,7
Hộ lý các khoa/phòng 31 28 84,8
Nhân viên xử lý nước thải 3 3 100
Chung 40 35 87,5
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại bệnh viện)
- Nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện là: nhân viên công ty môi trường, hộ lý các khoa/phòng và nhân viên xử lý nước thải.
- Tỷ lệ chung được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là: 87,5%
- 100% nhân viên xử lý nước thải được tập huấn quy chế
3.3.1.2. Đánh giá công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
* Đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế Microwave
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã từng là một trong những cơ sở nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ chưa được giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất thải rắn của bệnh viện. Tuy nhiên từ năm 2013 bệnh viện đã triển khai xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ không đốt Microwave với công suất xử lý chất thải lây nhiễm tới 300kg/ngày.
* Đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế AAO
Trước đây nước thải bệnh viện được xử lý như sau: Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại. Nước thải xét nghiệm được xử lý sơ bộ tại các lavabo xét nghiệm. Sau đó nước thải sinh hoạt và nước thải từ các phòng xét nghiệm được
đổ vào hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện với công suất 288 m3/ngày đêm. Đây là hệ thống xử lý nước thải bệnh viện được xây dựng từ năm 1997 với công suất 288 m3/ngày đêm. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống là xử lý sinh học hiếu khí và được khử trùng với hóa chất khử trùng là clo sau đó qua hồ sinh học rồi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã cũ, sửa chữa nhiều lần và luôn trong tình trạng quá tải không đảm bảo công suất sử dụng hiện tại.
Từ năm 2011 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tiến hành Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo bệnh viện và xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện. Hệ thống xử lý nước thải đạt công suất 800 m3/ngày đêm theo công nghệ yếm khí - thiếu khí - hiếu khí (AAO) phân tán. Thiết bị hợp khối loại đúc sẵn của Nhật Bản theo công nghệ mới với hiệu quả xử lý sinh học đạt hiệu quả cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về chất lỏng y tế hiện hành.
3.3.2. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và đầu tư cho BVMT tại Bệnh viện A Thái Nguyên
3.3.2.1. Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại Bệnh viện
Bảng 3.11: Nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải y tế tại BVA Số được tập huấn quy chế
Nhân lực Số người
phỏng vấn n %
Nhân viên ITC 7 6 85,7
Hộ lý các khoa/phòng 25 22 88
Nhân viên xử lý nước thải 3 2 66,7
Chung 35 30 85,7
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại bệnh viện)
- Số vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế chiếm tỷ lệ cao là 85,7% trong tổng số vệ sinh viên được phỏng vấn.
3.3.2.2. Đánh giá công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện A Thái Nguyên
- Hiệu quả kinh tế
Bằng việc sử dụng lò đốt 2 buồng thì nhu cầu lắp đặt chỉ cần 60 - 80m2 nên dễ dàng bố trí ngay trong khuôn viên bệnh viện. Điều này sẽ loại bỏ được các chi phí đền bù, giải toả mặt bằng. Hầu hết rác thải y tế sau khi qua lò đốt chỉ còn để lại lượng tro bằng 5% so với số rác thải ban đầu được đưa vào xử lý.
- Hiệu quả xã hội của việc xử lý rác thải y tế
Hơn lúc nào hết, môi trường Việt Nam hiện nay đã và đang ở mức ô nhiễm báo động cao đặc biệt là trong môi trường y tế. Ở Việt Nam hầu hết các bệnh viện, các trung tâm y tế tỉnh, thành phố còn trang bị những thiết bị thô sơ, kém hiệu quả để đảm nhận việc xử lý loại rác thải nguy hiểm này. Đó là nguồn gốc, mầm mống và nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, môi sinh và sức khoẻ cộng đồng.
Việc bệnh viện A Thái Nguyên trang bị và vận hành tốt hệ thống lò đốt tiên tiến này góp phần xử lý triệt dể rác thải nguy hại, tạo nền nếp và ý thức quản lý rác thải trong bệnh viện, đảm bảo an toàn tối đa về mặt môi trường.
3.3.3. Đánh giá chung công tác đầu tư và quản lý môi trường tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và bệnh viện A Thái Nguyên
3.3.3.1. Đánh giá chung công tác đầu tư tại 2 bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong những năm qua từ 2013 - 2014 do Trực thuộc Bộ Y tế đã được đầu tư nhiều hơn về công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô bệnh viện và phục vụ bệnh nhân. Bệnh viện A tuy hiện tại công nghệ xử lý vẫn có thể đáp ứng nhu cầu nhưng trong tương lai khi bệnh viện mở rộng quy mô và lượng bệnh nhân tăng lên thì hệ thống quản lý và xử lý chất thải trên sẽ bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Dưới đây là bảng so sánh những lợi ích khi sử dụng công nghệ khử khuẩn vi sóng và những bất lợi khi sử dụng lò đốt chất thải.
Bảng 3.12. So sánh công nghệ vi sóng và phương pháp thuê đốt hiện nay
Tiêu chí Thuê xử lý đốt tập trung
Công nghệ vi sóng tích hợp cắt và khử tiệt khuẩn trong cùng
khoang xử lý
Nguy cơ phát tán mầm
bệnh ra cộng đồng Nguy cơ cao Giảm thiểu hoặc không có
Nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường không khí Khó kiểm soát
- Không gây ô nhiễm (do cắt và tiệt khuẩn trong khoảng xử lý nên bộ phận lưỡi cắt cũng được khử khuẩn sau mỗi mẻ, quy trình khép kín, an toàn)
Chi phí xử lý Chi phí cao Chi phí thấp
Chi phí xã hội về sức khỏe cộng đồng
Khó lường hết được, thường rất cao do rủi ro vận chuyển xa, rủi ro quản lý xe vận chuyển và rủi ro do dùng công nghệ đốt
Không
Chi phí vận chuyển chất thải lây nhiễm nguy hại
Rất cao, bao gồm cả chi phí hệ thống vận chuyển chuyên dụng đặc dụng cho chất thải nguy hại
Giảm thiểu (cắt rồi khử tiệt khuẩn chất thải, nên chất thải sau khi xử lý giảm tới 70% thể tích, 20% khối lượng chất thải, chất thải lây nhiễm sau khi xử lý thành chất thải thông thường nên chi phí vận chuyển thấp)
Chi phí xử lý theo Bệnh viện tính theo 1 kg rác
14.000 đ và cao hơn nữa
Khoảng 6.000đ (bao gồm cả chi phí thu gom chôn lấp như chất thải thông thường)
Thay đổi cho Quy trình quản lý chất thải trong Bệnh viện so với hiện nay
Không Không
Điều kiện bảo dưỡng
thiết bị Không
Có, theo nhà cung cấp, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp
3.3.3.2. Đánh giá chung công tác quản lý môi trường tại 2 bệnh viện
* Về quy trình xử lý các chất gây ô nhiễm:
Đối với chất thải rắn việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã rõ ràng và có thể thực hiện được. Đối với chất thải lỏng đã được thu gom và xử lý bằng các hệ thống công nghệ hiện đại. Riêng đối với chất thải khí, cả hai bệnh viện đều chưa có biện pháp xử lý cụ thể (đối với từng loại chất thải khí xử lý như thế nào, tiêu chuẩn an toàn?). Việc đào tạo/tập huấn “Quy chế quản lý chất thải’’ chưa được triển khai đầy đủ cho toàn bộ cán bộ, nhân viên của bệnh viện ngay trong nhóm vệ sinh viên (nhân viên trực tiếp tiếp xúc với chất thải mới có tỷ lệ tham gia tập huấn từ 85,7% - 87,5%).
* Về các văn bản quy chế hiện hành:
Hiện tại mới chỉ có văn bản, hướng dẫn cho cán bộ y tế mà chưa có quy định cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Các văn bản cũng mới chỉ hướng dẫn chung chưa có quy định cụ thể chức trách nhiệm vụ cho từng đối tượng (ai chịu trách nhiệm khâu nào). Chua có kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quản lý chất thải có được thực hiện theo đúng quy chế hay không? Có gì khó khăn, thuận lợi?
* Về nhân lực và tổ chức thực hiện:
Trong 2 bệnh viện nghiên cứu mới chỉ có bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên có Khoa Chống nhiễm khuẩn. Khoa chống nhiễm khuẩn có nhiệm vụ chính là giặt là, thanh trùng dụng cụ. Tuy nhiên khoa này cũng đã có những hoạt động góp phần quản lý chất thải bệnh viện. Việc phân loại, thu gom chất thải rắn của bệnh viện hiện nay chủ yếu là nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý. Hiện nay tại cả 2 bệnh viện đều chưa có cán bộ được đào tạo chính quy có thể đảm nhận công việc chuyên môn về xử lý chất thải.
* Về kinh phí:
Cả 2 bệnh viện đều quan tâm đến văn bản quy định cụ thể về kinh phí cho quản lý chất thải (bao nhiêu?nguồn nào?). Hiện nay cả 2 bệnh viện đều được Bộ Y tế và UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
3.4. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện
3.4.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh viện trong bảo vệ môi trường tại bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên
3.4.1.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế về quy chế quản lý chất thải y tế
Bảng 3.13: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại BV ĐKTW
Số được tập huấn quy chế
Chỉ số nghiên cứu Số người
phỏng vấn n %
Nhân viên y tế (Nhóm 1) 62 45 72,6
Vệ sinh viên (Nhóm 2) 40 33 82,5
Công chức BV (Nhóm 3) 48 29 60,4
Chung 150 107 71,3
(Nguồn: Số liệu điều tra, thống kê tại bệnh viện)
- Số người được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tương đối cao chiếm 71,3% trong tổng số người được phỏng vấn.
Bảng 3.14: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức BV ĐKTW về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải
Số người phỏng vấn n = 150 Nhóm 1 n = 62 Nhóm 2 n = 40 Nhóm 3 n = 48 Hiểu biết n % N % n % n % Không biết 31 20,7 18 29 3 7,5 10 20,8 Biết dưới 5 nhóm 20 13,3 9 14,5 8 20 3 6,3 Biết trên 5 nhóm 12 8 5 8,1 2 5 5 10,4 Biết đúng 5 nhóm 87 58 30 48,4 27 67,5 30 62,5
0 50 100% 5 nhóm >5 nhóm < 5 nhóm không biết 5 nhóm 20 18 20 58 >5 nhóm 3.3 1.3 3.3 8 < 5 nhóm 6 5.3 2 13.3 không biết 12 2 6.7 20.7 nhóm 1 nhóm 2 nhóm 3 Chung
Hình 3.8. Biểu đồ hiểu biết về phân loại nhóm Chất thải y tế
Trong tổng số 150 người phỏng vấn có 58% số người trả lời đúng 5 nhóm chất thải y tế cao hơn gấp 2 lần số người trả lời không biết là 20,7%
Trong nhóm 1(nhân viên y tế) có 48,4% trả lời biết đúng 5 nhóm cao hơn 29 % số người không biết.
Trong nhóm 2 (vệ sinh viên) có tỷ lệ số người trả lời không biết chỉ chiếm 7,5%, trong khi số người trả lời đúng cả 5 nhóm chiếm tỷ lệ cao là 67,5%.
Nhóm 3 (Công chức Bệnh viện) có 62,5% số người được hỏi trả lời biết đúng 5 nhóm CTYT cao hơn gấp 3 lần so với 20,8 % số người không biết.
Bảng 3.15: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện ĐKTW về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế Số người phỏng vấn n = 150 Nhóm 1 n = 62 Nhóm 2 n = 40 Nhóm 3 n = 48 Hiểu biết n % N % n % n %
Không biết hoặc biết
không đúng 10 6,7 4 6,5 3 7,5 3 6,3
Biết dưới 4 màu 62 41,3 16 25,8 11 27,5 35 72,9
Biết đúng 4 màu 78 52 42 67,7 26 65 10 20,8
0 20 40 60 80 100 % nhóm 1 nhóm 2 nhóm 3 chung 4 màu <4 màu không biết
Hình 3.9: Biểu đồ hiểu biết về mã màu dụng cụ y tế
- Trong tổng số 150 người được phỏng vấn tại bênh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có 52 % nhân viên bệnh viện biết đúng 4 mã màu cao gấp gần 8 lần so với 6,7% số người không biết hoặc biết không đúng, 41,3 % biết đúng từ 1 đến 3 mã màu.
- Trong nhóm 1 (nhân viên y tế) tỷ lệ số người biết đúng 4 mã màu chiếm 67,7 % cao hơn số không biết hoặc biết không đúng là 6,5 %
- Trong nhóm 2 (vệ sinh viên) tỷ lệ biết đúng 4 mã màu cao nhất chiếm 65% trong tổng số vệ sinh viên được hỏi, số vệ sinh viên không biết hoặc biết không đúng chỉ chiếm 7,5%.
- Trong nhóm 3 (Công chức, CB bệnh viện) số người biết đúng 4 mã màu chi chiếm tỷ lệ là 20,8 %. Số người biết đúng từ 1 đến 3 mã màu chiếm tỷ lệ cao nhất nhóm là 72,9%
Bảng 3.16. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên BV ĐKTW theo nhóm chất thải và theo mã màu
Số người phỏng vấn n = 150 Nhóm 1 n = 62 Nhóm 2 n = 40 Nhóm 3 n = 48 Hiểu biết n % n % n % n % Hiểu biết tốt 59 39,3 27 43,5 22 55 10 20,8 Hiểu biết khá 32 21,3 10 16,1 7 17,5 15 31,3
Hiểu biết trung bình 22 14,7 5 8,1 5 12,5 12 25
Hiểu biết kém 37 24,7 20 32,3 6 15 11 22,9
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung
Hiểu biết tốt Hiểu biết khá Hiểu biết TB Hiểu biết kém
Hình 3.10: Biểu đồ hiểu biết về phân loại CTYT theo nhóm chất thải và mã