4. Ý nghĩa đề tài
1.3.4.2. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắ ny tế
Một thực tế là trong nhiều năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện chúng ta hoàn toàn chưa hoạch toán đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lấy lò đốt của mình và cũng không theo một thiết kế mẫu nào. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải kể cả những bệnh viện có khối lượng chất thải y tế cần thiêu đốt rất đáng kể ở Hà Nội. Trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu, theo cách thủ công nên khi vận hành khói bụi mù mịt, mùi khí cháy khó chịu bay ra khu dân cư.[29]
Công Ty Công Trình Đô Thị (URENCO) Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bao gồm cả khâu thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế từ bệnh viện và vận chuyển tới xí nghiệp đốt rác để tiêu huỷ. Hiện tại chúng ta đã có 2 lò đốt chất thải rắn y tế theo mô hình tập trung lò đốt Del Monego 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ - Hà Nội và lò đốt Hoval GG-24 tại xí nghiệp đốt rác Bình Hưng Hoà - Thành Phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập của nước ngoài. Thành Phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý, thu gom năng động. Còn tại Hà Nội, sau 8 tháng thử nghiệm lò đốt hoạt động tốt, tuy vậy công suất của lò đốt này cũng chỉ giải quyết được 4 tấn/ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành phố là trên 12 tấn/ngày.[5]
Một số bệnh viện như Viện Lao và Bệnh Phổi, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Vũng Tàu với sự giúp đỡ của công ty Wamwe Engineering đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ có công nghệ hiện đại với nhiệt độ thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Hà Nội lò đốt của Viện Lao và Bệnh Phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y
tế nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại của Viện Lao và Bệnh Phổi không nhiều nên công suất thiêu đốt của lò chưa được khai thác hiệu quả, do mỗi mẻ đốt, cách nhật nên lãng phí nhiên liệu và phương tiện.[5]
Một số bệnh viện tuy đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng lại không hoạt động được vì vị trí đặt lò đốt gần nhà dân và khi vận hành không đúng kỹ thuật có khói đen và mùi khí thải bốc lên gây cảm giác khó chịu nên bị nhân dân phản đối do vậy không vận hành được (Bệnh viện Bạch Mai). Một vài thiết bị tạm dừng khai thác do bị hỏng chưa có phụ tùng thay thế (Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An).[5]
Đã có một vài bệnh viện lắp đặt và vận hành lò đốt do Việt Nam sản xuất như bệnh viện đa khoa Tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng lò đốt do trường đại học bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt. Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em và Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tỉnh Nghệ An (lò đốt Viện Khoa Học Vật Liệu).[5]
Còn lại đa số các bệnh viện tiêu huỷ chất thải rắn y tế bằng lò đốt thủ công không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Trong các năm 1999-2000, tổ chức y tế thế giới đã viện trợ cho Bộ Y Tế 2 lò đốt chất thải chế tạo tại nước ngoài để trang bị cho 2 bệnh viện tuyến tỉnh trong đó có lò INCINCO lắp đặt và đưa vào vận hành tại bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Cũng trong thời gian nêu trên, chính phủ đã phê duyệt dự án của bộ y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện kiểu Hoval bằng nguồn vốn vay của chính phủ cộng hoà Áo, hiện tại 25 lò đốt rác y tế này đã đi vào hoạt động và cải thiện đáng kể năng lực tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại của nhiều địa phương.[5]
Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các lò đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà các nhà môi trường quan tâm là ô nhiễm thứ cấp tạo ra trong quá trình đốt chất thải rắn y tế nguy hại cần được quan tâm nghiên cứu.[5]
b/ Chôn lấp chất thải y tế
Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh, chất thải y tế được chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của
bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chứa trong hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ trên mặt quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.[3]
Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, một số loại chất thải đặt biệt như bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất của bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang của địa phương. Do diện tích mặt bằng của bệnh viện bị hạn chế nên nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn lấp chất thải nguy hại.[3]
Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác cộng đồng. Hiện nay, ở một số bệnh viện vẫn còn hiện tượng chất thải nhiễm khuẩn nhóm A được thải lẫn với chất thải sinh hoạt và được vận chuyển ra bãi rác của thành phố, do vậy chất thải nhiễm khuẩn không có xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu huỷ chung.[3]