TỪ SAU THẾ CHIẾN II ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XX

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Nga Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (ĐH An Giang) (Trang 51 - 55)

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít xâm lược đã hoàn toàn thắng lợi, không chỉ đất nước Xô viết mà nhiều nước Châu Âu, châu Á cũng được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của bọn phát xít Đức, Nhật, Ý. Cái giá phải trả cho cuộc chiến thắng của loài người thật nặng nề. Riêng Liên Xô có khoảng hai chục triệu người chết và hơn chừng ấy người bị thương và mất tích. Hàng nghìn thị xã, nông trang, nhà máy, trường học… hoàn toàn bị đổ nát vì bom đạn. Ngay sau chiến thắng, nhân dân Liên Xô lại bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết những hậu quả nặng nề về mặt xã hội và quyết tâm xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực.

Văn học Xô viết cũng đã tham gia tích cực vào công cuộc phục hồi vĩ đại của đất nước, theo chức năng và phương thức riêng của mình.

Văn xuôi, nhiều nhà văn đã tiếp tục hoàn thành nhiều tác phẩm đã ấp ủ hoặc viết dở dang trong thời kỳ còn chiến tranh như:

Illia Erenburg sáng tác tiểu thuyết “Cơn bão táp” (1947) B.Polevoi sáng tác “Một người chân chính” (1948) Briukov sáng tác “Hải âu” (1948)

Fedorov sáng tác “Tỉnh ủy bí mật” (1947) Kazakevich sáng tác “Ngôi sao” (1947) Kataev sáng tác “Danh dự của tuổi thơ’ (1940)

Đề tài chiến tranh còn được tiếp tục khai thác với cái nhìn lùi xa sau chiến tranh như :

“Số phận con người” của M.Solôkhov “Những người sống và những người chết”

“Người ta sinh ra chưa phải là lính”

và “Mùa hạ cuối cùng” của K.Ximonov

“Những loạt đạn cuối cùng’ và “Tuyết bỏng” của I.Bondavev.

“Gắng sống tới bình minh” của Bưkov (1972) Đề tài lao động sáng tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội :

“Muối của đất” của Markov

“Chuyện thường ngày ở huyện” của Oveskin (1952)

“Mùa gặt” của Nicolaieva (1950) Sau đại hội nhà văn lần II (1954) : Đề tài tiểu thuyết mở rộng ra :

“Một vinh quang vô ích” của Voronin

“Lời chào cuối cùng”

“Chàng trai và cô gái chăn cừu” của Xtaphiev

“Đừng bắn vào những con thiên nga trắng” của Alixiev

“Bến bờ” (hoặc “Bờ xa”) của Bondarev “Một ngày dài hơn thế kỷ” của T. Aimatov (1963) “Quy luật của muôn đời” của Nodar Dumbatze “Tiếp cừi xa lại xa” (1960) trường ca của Tvardovski “Giữa thế kỷ” của Vưgodski

Hai tập thơ “Tuyết ngày thứ ba” và “Đại lộ những người nhiệt tình”, Chùm thơ về Việt Nam và Mỹ” của Evtusenko

Kịch nói :

“Chúc lên đường may mắn”, “Những người bất tử” của Rozov .

“Câu chuyện Iekut” của Arbuzov “Cô gái đánh trống trận” của Xalưnski (♣) “Chuyển sang giờ mùa hè” của Xalưnski

“Khúc thứ ba bi tráng” là vở cuối trong bộ ba viết về Lênin của Pogodin Satrov có cách tân táo bạo với các vở“Thời tiết của ngày mai” (1940), và “Những con ngựa

xanh trên thảm cỏ đỏ” (1979).

Vampilov với các vở “Người con trưởng”, “Con vịt mồi”

Ghenman có các vở “Biên bản một cuộc họp”(1975), Chúng tôi kí tên dưới đây” (1979) (♣)

§(♣) Phần lớn các vở kịch đó đã được dàn dựng trên sân khấu Việt Nam, có ảnh hưởng lớn đến sân khấu kịch nói nước ta và khá quen thuộc đối với công chúng Việt Nam

ô

Trong đời sống văn học Xô viết từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nó.

Qua các đại hội nhà văn (4 năm 1 lần) nhiều vấn đề về sáng tác, lí luận tổ chức hoạt động của hội được bàn bạc.

Từ những năm 1960 về sau, các nhà lí luận văn học Liên Xô quan tâm đến việc nhận thức lại vấn đề “chủ nghĩa hiện thực XHCN”. Cho tới nay đã có hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ xoay quanh vấn đề lớn này. Từ chỗ coi chủ nghĩa HT-XHCN như là nguyên tắc phản ánh thực tại bằng quan điểm duy vật biện chứng nay đã đi tới quan điểm mới: Nó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện sắp xếp theo một cấu trúc hoàn chỉnh từ cơ sở Mỹ học, nguyên tắc tính Đảng, chủ nghĩa nhân văn cộng sản đến nhân vật trung tâm, phong cách nghệ thuật và thi pháp. Lý thuyết “Hệ thống mở” của viện sĩ Markov ra đời từ những năm 70 thực chất là sự mở rộng quan niệm về mặt thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Có một sự kiện khác gây không ít ồn ào và những phản ứng khác nhau trong sinh hoạt văn học Xô viết thời bấy giờ, đó là việc trao giải thưởng Nobel văn học cho 3 nhà văn Nga :

B. Paxternak với tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” (1958), M.Solokhov với tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” (1965). Solzhenitsyn với “Quần đảo Gulak” và một số tác phẩm (1970). Chỉ có tác phẩm của M. Solokhov là do nhà xuất bản trong nước ấn hành và do Liên Xô đề nghị, còn hai nhà văn kia: B.Paxternak và Solzhenitsyn đều do các nhà xuất bản phương Tây ấn hành và không do Liên Xô đề nghị. Riêng trường hợp tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago”, lúc đầu do tác giả đưa đến tạp chí “Thế giới mới”

để đăng ký xuất bản trong nước, nhưng khi biên tập viên đề nghị sửa chữa một số chương thì Paxternak không đồng ý, bản thảo được trả lại, ít lâu sau được xuất bản lần đầu ở Italia và sau đó ở một số nước khác.

Sự phản đối ba giải thưởng này ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động chính trị hơn là sinh hoạt văn học .

Riêng trường hợp Solokhov, sau khi nhận giải Nobel, một số cơ quan văn học phương Tây như một số nhà xuất bản ở Paris tung ra cuốn sách “Những điều bí ẩn xung quanh Sông Đông êm đềm”. Một nhà sử học Liên Xô tên Metvedeev xuất bản ở Paris và Cambridge (Anh) cuốn sách “Sông Đông êm đềm chảy về đâu ? ” tỏ ý hoài nghi bản quyền của cuốn tiểu thuyết.

Họ không tin rằng một nhà văn với tuổi đời mới 21-22 lại có thể viết một tác phẩm đồ sộ, già dặn và kiệt xuất đến thế (Thực ra ở trong nước, ngay những năm Solokhov công bố tập I,II, người ta đã không tin một cây bút trẻ với trình độ chưa tốt nghiệp trung học lại có thể viết được như vậy).

Vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Gần đây nhà báo Nga L.Kolotsnưi đã tìm thấy bản thảo hai tập đầu của Sông Đông êm đềm trong một thư viện (công bố ngày 4.7.1991). Viện giám định tư pháp Liên Xô đã xác nhận đó là chữ viết của M.Solokhov. Mới đây, PTS ngữ văn Nga V.

Depavolov phát hiện ra một tác phẩm văn học cùng tên “Sông Đông êm đềm” xuất bản năm 1941 ở của A.Rodionov – một nhà văn có tên tuổi lúc bấy giờ. Nội dung tác phẩm này khác hẳn tác phẩm của Solokhov. Nguồn gốc của các nghi vấn và tranh cãi có thể phát sinh do sự trùng hợp ngẫu nhiên của tựa đề tác phẩm. Tuy thế, sự ầm ĩ có tính chất chính trị gây ra khác hẳn với tranh luận văn học đích thực. Khi đó Liên xô là một siêu cường quốc đối đầu với các nước tư bản phương Tây về mọi mặt thì sự cố ý bóp méo sự thật về văn học chỉ nhằm bôi nhọ chế độ Xô viết.

Vào khoảng năm 1946, sự phê phán nghiêm khắc của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đối với một số hiện tượng văn học nghệ thuật “không lành mạnh” qua các nghị quyết cũng đã có ảnh hưởng khá mạnh đối với sinh hoạt sáng tác, biểu diễn văn nghệ.

Hơn một thập kỷ sau, trung ương Đảng do Khrousov lãnh đạo lại có cách nhìn đổi khác, đã ra nghị quyết minh oan cho một số tác giả và tác phẩm (1958).

Ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc hơn cả đối với văn học Xô viết giai đoạn này là hàng loạt các cuộc hội thảo, tranh luận, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực XHCN. Những quan niệm ban đầu về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không còn phù hợp với cuộc sống thực tiễn phong phú của cuộc sống và văn học nghệ thuật Xô viết. Chính do những quan niệm chính thống hẹp hòi này mà người ta gạt ra ngoài phạm vi hiện thực xã hội chủ nghĩa những tác phẩm ưu tú của Platonov, B.Paxternak, Bulgakov…không có gì lạ trong thời “chiến tranh lạnh” với các chiến dịch tuyên truyền đối địch của phương Tây.

Trong đời sống văn học Xô viết từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nó.

Qua các đại hội nhà văn (4 năm 1 lần) nhiều vấn đề về sáng tác, lí luận tổ chức hoạt động của hội được bàn

Từ những năm 1960 về sau, các nhà lí luận văn học Liên Xô quan tâm đến việc nhận thức lại vấn đề “chủ nghĩa hiện thực XHCN”. Cho tới nay đã có hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ xoay quanh vấn đề lớn này. Từ chỗ coi chủ nghĩa HT-XHCN như là nguyên tắc phản ánh thực tại bằng quan điểm duy vật biện chứng nay đã đi tới quan điểm mới: Nó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện sắp xếp theo một cấu trúc hoàn chỉnh từ cơ sở Mỹ học, nguyên tắc tính Đảng, chủ nghĩa nhân văn cộng sản đến nhân vật trung tâm, phong cách nghệ thuật và thi pháp. Lý thuyết “Hệ thống mở” của viện sĩ Markov ra đời từ những năm 70 thực chất là sự mở rộng quan niệm về mặt thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

g

Kết luận

í NGHĨA VÀ VAI TRề LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN HỌC Xễ

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Nga Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (ĐH An Giang) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)