MIKHAIL VASILYEVICH ISAKOVSKY

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Nga Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (ĐH An Giang) (Trang 49)

Nhikolai Pogodin

MIKHAIL VASILYEVICH ISAKOVSKY

(Михаил Васильевич Исаковсий) (19.1.1900 – 20.6.1973).

nhà thơ Nga Xô Viết và bài thơ quen thuộc “Katyusa” Tiểu sử

Mikhail Isakovsky sinh ở làng Glotovka, tỉnh Smolensk trong một gia đình nông dân nghèo. Học ở trường Gymnazy nhưng phải bỏ học vì nhà nghèo. Năm 1914 bắt đầu in thơ trên một tờ báo ở Moskva. Ông từng làm nghề dạy học, biên tập một số tờ báo và tạp chí. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc trở thành những bài hát nổi tiếng.

Đối với bạn đọc Việt Nam, Mikhail Isakovsky được biết đến qua một số bài thơ, đặc biệt là bài hát Katyusha do nhạc sĩ Matvei Blanter phổ thơ ông. Bài hát này nổi tiếng khắp thế giới, còn ở Liên Xô, nó nổi tiếng đến mức người ta đã lập một nhà bảo tàng về bài hát Katyusa ở quê hương ông. Ngoài thơ sáng tác, ông còn dịch nhiều thơ các nước cộng hòa của Liên Xô cũ ra tiếng Nga. Mikhail Isakovsky hai lần được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1943, 1949), năm 1970 được phong Anh hùng Lao động. Ông cũng được tặng nhiều huân huy chương các loại của nhà nước Liên Xô. Ông mất ở Moskva năm 1973

Katyusha

Lê và táo nở hoa

Sương giăng trên sông vắng Katyusha ra bến

trên bờ cao năm nào. Nàng cất lên bài hát về đại bàng, thảo nguyên về một người yêu thương mà thư nàng vẫn đọc. Ôi, bài ca thiếu nữ Hãy bay theo mặt trời Về biên cương xa xôi Trao lời thăm hỏi nhé. Để chàng nhớ về em để chàng nghe câu hát Chàng giữ gìn tổ quốc tình yêu – em giữ gìn. Lê và táo nở hoa

Sương giăng trên sông vắng Katyusha ra bến

Chú thích về bài hát Katyusa:

* Bài thơ này được nhạc sĩ Matvei Blanter phổ nhạc năm 1938 thành một bài hát nổi tiếng không chỉ ở Nga mà cả thế giới. Bài hát nói về một cô gái tên Katyusa còn tạo cảm hứng để người Nga đặt tên cho các dàn phóng tên lửa của mình là BM-8, BM-13 và BM-21, được sản xuất và trang bị cho Hồng quân Xô Viết trong Thế chiến II, giai đoạn 1939-1945..

* Những năm 1943-1945 đoạn thơ sau rất phổ biến:

Để Fritz nhớ mãi Katyusa

Cho nghe ra lời Katyusa hát:

Làm cho quân địch hồn xiêu phách lạc Và tăng thêm dũng khí cho quân ta.

* Sau này, khi bài hát đã nổi tiếng khắp thế giới, nhà thơ Mikhail Isakovsky viết thêm khổ thơ kết sau đây:

Lê và táo hết hoa

Sương tan trên sông vắng Katyusa rời bến

Mang bài hát về nhà.

Chương 11 Giới thiệu sơ lược tình hình sáng tác

TỪ SAU THẾ CHIẾN II ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XX

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít xâm lược đã hoàn toàn thắng lợi, không chỉ đất nước Xô viết mà nhiều nước Châu Âu, châu Á cũng được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của bọn phát xít Đức, Nhật, Ý. Cái giá phải trả cho cuộc chiến thắng của loài người thật nặng nề. Riêng Liên Xô có khoảng hai chục triệu người chết và hơn chừng ấy người bị thương và mất tích. Hàng nghìn thị xã, nông trang, nhà máy, trường học… hoàn toàn bị đổ nát vì bom đạn. Ngay sau chiến thắng, nhân dân Liên Xô lại bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết những hậu quả nặng nề về mặt xã hội và quyết tâm xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực.

Văn học Xô viết cũng đã tham gia tích cực vào công cuộc phục hồi vĩ đại của đất nước, theo chức năng và phương thức riêng của mình.

Văn xuôi, nhiều nhà văn đã tiếp tục hoàn thành nhiều tác phẩm đã ấp ủ hoặc viết dở dang trong thời kỳ còn chiến tranh như:

Illia Erenburg sáng tác tiểu thuyết “Cơn bão táp” (1947) B.Polevoi sáng tác “Một người chân chính” (1948) Briukov sáng tác “Hải âu” (1948)

Fedorov sáng tác “Tỉnh ủy bí mật” (1947) Kazakevich sáng tác “Ngôi sao” (1947) Kataev sáng tác “Danh dự của tuổi thơ’ (1940)

Đề tài chiến tranh còn được tiếp tục khai thác với cái nhìn lùi xa sau chiến

tranh như :

“Số phận con người” của M.Solôkhov “Những người sống và những người chết” “Người ta sinh ra chưa phải là lính” và “Mùa hạ cuối cùng” của K.Ximonov

“Những loạt đạn cuối cùng’ và “Tuyết bỏng” của I.Bondavev.

“Gắng sống tới bình minh” của Bưkov (1972)

Đề tài lao động sáng tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội :

“Muối của đất” của Markov

“Mùa gặt” của Nicolaieva (1950) Sau đại hội nhà văn lần II (1954) : Đề tài tiểu thuyết mở rộng ra :

“Một vinh quang vô ích” của Voronin “Lời chào cuối cùng”

“Chàng trai và cô gái chăn cừu” của Xtaphiev

“Đừng bắn vào những con thiên nga trắng” của Alixiev “Bến bờ” (hoặc “Bờ xa”) của Bondarev

“Một ngày dài hơn thế kỷ” của T. Aimatov (1963) “Quy luật của muôn đời” của Nodar Dumbatze “Tiếp cõi xa lại xa” (1960) trường ca của Tvardovski “Giữa thế kỷ” của Vưgodski

Hai tập thơ “Tuyết ngày thứ ba” và “Đại lộ những người nhiệt tình”, Chùm thơ về Việt Nam và Mỹ” của Evtusenko

Kịch nói :

“Chúc lên đường may mắn”, “Những người bất tử” của Rozov .

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Nga Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (ĐH An Giang) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)