Sự phản đối ba giải thưởng này ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động chính trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Nga Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (ĐH An Giang) (Trang 53 - 55)

hơn là sinh hoạt văn học .

Riêng trường hợp Solokhov, sau khi nhận giải Nobel, một số cơ quan văn học phương Tây như một số nhà xuất bản ở Paris tung ra cuốn sách “Những điều bí ẩn xung quanh Sông Đông êm đềm”. Một nhà sử học Liên Xô tên Metvedeev xuất bản ở Paris và Cambridge (Anh) cuốn sách “Sông Đông êm đềm chảy về đâu ? ” tỏ ý hoài nghi bản quyền của cuốn tiểu thuyết. Họ không tin rằng một nhà văn với tuổi đời mới 21-22 lại có thể viết một tác phẩm đồ sộ, già dặn và kiệt xuất đến thế (Thực ra ở trong nước, ngay những năm Solokhov công bố tập I,II, người ta đã không tin một cây bút trẻ với trình độ chưa tốt nghiệp trung học lại có thể viết được như vậy). Vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Gần đây nhà báo Nga L.Kolotsnưi đã tìm thấy bản thảo hai tập đầu của Sông Đông êm đềm trong một thư viện (công bố ngày 4.7.1991). Viện giám định tư pháp Liên Xô đã xác nhận đó là chữ viết của M.Solokhov. Mới đây, PTS ngữ văn Nga V. Depavolov phát hiện ra một tác phẩm văn học cùng tên “Sông Đông êm đềm” xuất bản năm 1941 ở của A.Rodionov – một nhà văn có tên tuổi lúc bấy giờ. Nội dung tác phẩm này khác hẳn tác phẩm của Solokhov. Nguồn gốc của các nghi vấn và tranh cãi có thể phát sinh do sự trùng hợp ngẫu nhiên của tựa đề tác phẩm. Tuy thế, sự ầm ĩ có tính chất chính trị gây ra khác hẳn với tranh luận văn học đích thực. Khi đó Liên xô là một siêu cường quốc đối đầu với các nước tư bản phương Tây về mọi mặt thì sự cố ý bóp méo sự thật về văn học chỉ nhằm bôi nhọ chế độ Xô viết.

Vào khoảng năm 1946, sự phê phán nghiêm khắc của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đối với một số hiện tượng văn học nghệ thuật “không lành mạnh” qua các nghị quyết cũng đã có ảnh hưởng khá mạnh đối với sinh hoạt sáng tác, biểu diễn văn nghệ.

Hơn một thập kỷ sau, trung ương Đảng do Khrousov lãnh đạo lại có cách nhìn đổi khác, đã ra nghị quyết minh oan cho một số tác giả và tác phẩm (1958).

Ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc hơn cả đối với văn học Xô viết giai đoạn này là hàng loạt các cuộc hội thảo, tranh luận, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực XHCN. Những quan niệm ban đầu về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không còn phù hợp với cuộc sống thực tiễn phong phú của cuộc sống và văn học nghệ thuật Xô viết. Chính do những quan niệm chính thống hẹp hòi này mà người ta gạt ra ngoài phạm vi hiện thực xã hội chủ nghĩa những tác phẩm ưu tú của Platonov, B.Paxternak, Bulgakov…không có gì lạ trong thời “chiến tranh lạnh” với các chiến dịch tuyên truyền đối địch của phương Tây.

Trong đời sống văn học Xô viết từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nó.

Qua các đại hội nhà văn (4 năm 1 lần) nhiều vấn đề về sáng tác, lí luận tổ chức hoạt động của hội được bàn

Từ những năm 1960 về sau, các nhà lí luận văn học Liên Xô quan tâm đến việc nhận thức lại vấn đề “chủ nghĩa hiện thực XHCN”. Cho tới nay đã có hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ xoay quanh vấn đề lớn này. Từ chỗ coi chủ nghĩa HT-XHCN như là nguyên tắc phản ánh thực tại bằng quan điểm duy vật biện chứng nay đã đi tới quan điểm mới: Nó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện sắp xếp theo một cấu trúc hoàn chỉnh từ cơ sở Mỹ học, nguyên tắc tính Đảng, chủ nghĩa nhân văn cộng sản đến nhân vật trung tâm, phong cách nghệ thuật và thi pháp. Lý thuyết “Hệ thống mở” của viện sĩ Markov ra đời từ những năm 70 thực chất là sự mở rộng quan niệm về mặt thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Kết luận

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Nga Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (ĐH An Giang) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)