Dâu được đánh giá là vị thuốc trường thọ. Lá dâu vị ngọt đắng, tính mát, làm mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng ho khan, nhức đầu.
Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc...
Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, sống lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Quả dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp...
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù...
Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện... Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong quả dâu có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axít axêtic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C...
Bài thuốc
- Người cao tuổi bị tăng huyết áp:
Cháo lá dâu: Lá dâu 20g thái chỉ một nắm, con trai 3-5 con, nấu cháo ăn hằng ngày. Vỏ trắng rễ dâu 20g, sắc uống ngày một thang.
Canh cá diếc lá dâu: Lá dâu 20g thái chỉ, cá diếc tươi 1 con. Nấu canh ăn hằng ngày. - Mất ngủ:
Quả dâu tươi 60 gam, hoặc quả dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều. - Táo bón do huyết hư:
- Bạc tóc sớm:
Quả dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam. - Viêm khớp:
Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống. - Ho lâu ngày ra phế hư:
Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
- Chữa say rượu:
Quả dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần. 34. Bài thuốc từ mướp
Mướp có tên khoa học là Luffa cylindrica (L.) Roem, trong dân gian còn gọi là ty qua, thiên ty qua, bố qua, thiên lạc ty, thủy qua, miến dương qua, thô qua, miên qua... Quả mướp vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn. Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu. Thường đốt tồn tính mà cho uống. Rễ cây mướp cũng được dùng làm thuốc chữa lở ngứa, đau lưng...
Bài thuốc
- Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho:
Mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20-30ml.
- Chữa bệnh thở khò khè:
Mướp tươi non 250g, thái thành đoạn nhỏ, luộc lấy nước, ăn cả nước lẫn cái như một món ăn trong bữa cơm thường ngày.
- Chữa tiểu tiện ra máu, cảm nhiễm đường niệu:
Quả mướp 250g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, cho nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.
- Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu:
Dùng 250g quả mướp non, nạo bỏ vỏ ngoài, thái ra thành miếng cho lượng nước vừa phải vào nấu lên ăn.
- Làm thông sữa:
Dùng lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống
3-6 gam với chút rượu. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên người, làm cho toàn thân rướm chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi sinh con bị tắc ống dẫn sữa không uống nước sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.
Dùng lá mướp tươi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt tẩm vào vết thương; kết hợp ngày dùng 5-10 g xơ mướp sắc uống, hoặc dùng xơ mướp đốt tồn tính tán bột cho uống.
- Chữa kinh nguyệt không đều:
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính rồi tán bột, uống vào sáng sớm lúc còn đói với rượu. - Chữa lở ngứa:
Chọn rễ cây mướp già đun với nước rồi ngâm rửa. - Đau lưng lâu khỏi:
Dùng rễ mướp 80-120g, sắc uống hằng ngày. - Giúp lợi tiểu:
Chọn 1 quả mướp to, cắt bỏ ngang phần trên, cho vào ruột quả 37,7g kali nitrat (diêm tiêu), đậy nắp lại cho vào lò đun nóng (phải giữ quả thẳng đứng). Khi diêm tiêm đã tan, quả chín mềm nhũn thì lấy ra nghiền nát, dùng vải lọc, chia nước này uống trong 5-6 ngày (theo kinh nghiệm dân gian Campuchia).
Cách chế biến nước giải khát từ mướp trị bệnh - Thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái:
Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (nếu dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày.
- Giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đờm, tiêu viêm, chỉ khái:
Mướp tươi 500g, khổ qua 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
- Hóa đờm, tiêu viêm, chỉ khái:
Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại đồ uống rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
- Hành khí lợi niệu:
Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày.
- Bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế:
Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn; hai thứ đem ép lấy nước, lọc qua vải sạch, pha thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày.
- Thanh nhiệt, tiêu viêm và phòng chống ung thư:
Mướp tươi 500g, măng lau 100g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, măng lau chần nước sôi, thái vụn, ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày.
Mướp tươi 500g, nước dừa 500ml. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa, dùng làm nước giải khát trong ngày.
- Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt:
Mướp tươi 100g, sữa bò tươi 500ml. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày.
- Bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can:
Mướp tươi 300g, táo tây 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Có thể dùng làm nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm gan.
- Giải độc sung dương:
Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày.
Lưu ý:
Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện phân thường xuyên lỏng hoặc nát thì không nên ăn và những người liệt dương thì không được ăn nhiều.