Bài thuốc từ quả quýt

Một phần của tài liệu 34 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 38)

Quýt có mùi thơm, quả ăn ngon, bổ. Về y học, từ múi quýt đến vỏ quýt, hạt quýt, xơ, múi, lá quýt đều là những vị thuốc nổi tiếng.

Vỏ quýt trong đông y gọi là trần bì, tức vỏ cũ, do khi dùng làm thuốc thì tốt nhất là dùng ở dạng khô cũ, càng để lâu càng tốt. Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khỏe dạ dày), long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị.

Qua nghiên cứu, y học hiện đại đã chứng minh trong vỏ quýt có tinh dầu thơm gluccoxit orange, aldehit lemon, axit béo... có tác dụng hưng phấn tim, ức chế vận động của dạ dày, ruột và tử cung... Glucoxit orange có tác dụng giống vitamin P, làm giảm độ giòn của mao mạch máu, phòng xuất huyết. Vỏ quýt còn là vị thuốc tốt điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là có công hiệu đối với các chứng bệnh tỳ vị khí trệ, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, buồn nôn, ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực...

Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng... Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm... ăn quýt rất có lợi.

Xơ quýt vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu...

Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu...

Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.

Vỏ quýt xanh tính ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trợ can, phá khí, tan u cục, tiêu tích trệ, dùng chữa các chứng đau chướng mạng sườn, sa nang, cương vú, u cục vú, đau dạ dày, ăn khó tiêu, sốt rét lâu ngày thành báng bụng.

Bài thuốc

- Chữa cảm mạo:

Vỏ quýt tươi 30 gam, phòng phong 15 gam, đổ 3 cốc nước, sắc lấy 2 cốc, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 cốc, sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại.

- Chữa nôn mửa:

Vỏ quýt 10 gam, lá tỳ bà 15 gam, bọc vải, sắc nước uống. - Viêm tuyến sữa:

Hạt quýt tươi 30 gam, cho ít rượu, rang khô, đổ nước sắc uống. - Ho nhiều đờm:

Cát hồng (một loại vỏ quýt chế) 10 gam, bột xuyên bối 3 gam, lá tỳ bà chế 15 gam, sắc uống. - Sa nang, sưng tinh hoàn:

Hạt quýt, tiểu hồi hương lượng bằng nhau, rang vàng, tán bột, mỗi ngày uống 3-6 gam với rượu ấm.

- Đau lạnh bụng:

Trần bì 6 gam, ô dược 3 gam, gừng 3 gam, sắc uống. - Kém ăn:

Trần bì 6 gam, tiêu tam tiên 6 gam, kê nội kim (màng mề gà) 6 gam, sắc uống.

- Đau chướng mạn sườn:

Xơ quýt (cát lạc) 10 gam, vỏ quýt xanh 10 gam, hương phụ 10 gam, sắc uống. 28. Bài thuốc từ quả hồng

Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình. Toàn thân cây hồng là những vị thuốc có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu.

Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14-20%, các muối Sắt, Canxi, Phốtpho; vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hồng còn xanh. Chất Shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của acid gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp.

Bài thuốc:

- Nôn ợ, có hơi nóng:

Núm cuống hồng 3 gam, đinh hương 3 gam, sắc uống. - Chữa bệnh trĩ:

Hồng 3 quả, địa du 9 gam, sắc uống, ngày 3 lần. - Thổ huyết, ho khạc ra máu:

Hồng sấy khô, tán bột, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3 gam. - Viêm da, lở loét do lạnh:

Vỏ quả hồng 50 gam, đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi - Tránh thụ thai:

Núm cuống quả hồng 50 gam sấy khô, tán nhỏ, chia đều thành 6 gói, trước và sau khi hành kinh uống 1 lần, mỗi lần 1 gói, liền trong 3 chu kỳ.

- Chữa tử cung chảy máu:

Hồng khô 3 quả, gừng tươi một nhánh (50g), cả hai thứ thái lát mỏng, cho vào chảo rang khô đem nghiền nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g với nước cơm.

- Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm:

Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 15-25 g.

- Làm thuốc bồi bổ cơ thể:

Dùng quả hồng khô (tức mứt hồng) cho vào mật ong và váng sữa rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 5- 10 phút. Để nguội, ăn hằng ngày 3-5 quả vào lúc đói.

- Chữa đái dầm:

Lấy 10-15 cái tai hồng (thị đế) thái nhỏ, phơi khô sắc với

200ml nước, còn lại 50ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. - Chữa nấc:

Tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100g, đinh hương 8g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày.

- Chữa lòi dom:

Lấy quả hồng khô (mứt) đốt thành than, tán nhỏ uống với nước cơm hằng ngày, mỗi ngày 8g. - Chữa tiêu chảy:

Quả hồng xanh giã nát, cho vào chút nước sôi để nguội, gạn lấy nước uống rất hiệu nghiệm. - Chữa nôn mửa, lo nghĩ, phiền muộn:

Tai hồng 7 cái, hột tiêu sọ 7 hạt, hoắc hương 4g, sa nhân 4g, gừng tươi 7 lát, hành 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả băm nhỏ, hột tiêu sọ nghiền nát, sắc uống trong ngày (nước sắc này còn dùng chữa ho, khó thở). Nếu không có tai hồng, có thể thay bằng cuống và quả hồng cũng được.

- Chữa huyết áp cao:

Dùng quả hồng chưa chín ép lấy nước rồi phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, có kết quả rất tốt. Nước ép của quả hồng chưa chín đem sấy khô có tên gọi là thị tất, còn dùng để chữa sung huyết...

- Chữa đái dầm, đái nhiều về đêm:

Tai hồng khô 10 cái, sắc với 300ml nước đun còn 50ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. - Chữa đi ngoài ra máu, chữa táo bón:

Quả hồng khô 1 quả, mộc nhĩ 8g, hai thứ đều thái nhỏ, cho 300ml nước vào nấu chín nhừ, ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Lưu ý:

- Không nên ăn quả hồng quá nhiều, không ăn vào lúc đói, không nên ăn cùng những món có chất chua. Vì trong quả hồng có chất tanin, khi gặp protein trong dịch tiêu hóa đường ruột sẽ gây kết tủa thành "sỏi hồng", không tiêu hóa được. Nếu bị nhẹ thì cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, bị nặng sẽ dẫn tới tắc nghẽn đường tiêu hóa. Phụ nữ lạnh bụng sau khi đẻ không được ăn.

29. Bài thuốc từ quả ớt

Quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu... Tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L, thuộc họ cà. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.

Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Bài thuốc

- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu:

Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

- Giamr đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5-10g ớt mỗi ngày.

- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư:

Ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày. - Chữa ăn uống chậm tiêu:

Ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày. - Chữa đau thắt ngực:

Ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa đau dạ dày do lạnh:

Ớt trái 1-2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần. - Chữa viêm khớp mãn tính:

Ớt trái 1-2 quả; dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa bệnh chàm:

Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.

- Chữa bệnh tai biến mạch máu não:

Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

- Chữa bệnh vẩy nến:

Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với

2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè. - Đau bụng kinh niên:

Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. - Chữa đau lưng, đau khớp:

Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

- Chữa mụn nhọt:

Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

- Chữa khản cổ:

Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc). - Chữa trúng phong, răng cắn chặt:

Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.

- Chữa sốt rét:

Lá ớt tươi 30g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.

- Đau nhức nửa đầu:

Lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay.

- Chữa phù thũng:

Lá ớt tươi 30-40g, sao vàng, sắc uống trong ngày. - Chữa rắn rết căn, côn trùng đốt:

Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

- Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương:

Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10g, giã nát nhuyễn, đắp.

- Chữa đau bụng kinh niên:

Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày. Lưu ý:

Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không nên dùng ớt. 30. Bài thuốc từ quả cà

Các loại cà thường dùng để nấu và muối ăn như cà pháo, cà bát, cà tím v.v... là một trong những loại rau quả đứng hàng đầu có hàm lượng Vitamin P cao nhất. Tác dụng của Vitamin P chủ yếu là tăng cường sức kết dính giữa các tế bào trong cơ thể và có tác dụng bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết. Trong cà đặc biệt có chứa một chất gọi là "kiềm long quỳ" (Nightshade soda) có công hiệu chống ung thư.

Theo y học cổ truyền thì cà vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu ung. Có thể dùng trong điều trị các chứng bệnh ung nhọt, lở loét nhiệt độc, chốc, loét ngoài da v.v... Trong quả cà có chứa các chất như Calabasinine, Choline, Sodium bicarbonate, Protein, chất béo, đường, canxi, lân, sắt, Vita- min A, Caroten, Vitamin B2, Vitamin B1, Amino acid, Vitamin C, Vi- tamin E...

Bài thuốc

- Sốt ác hàn, sốt rét, bị các chứng u cục, sưng to ở bụng: Cà 250g, nấu chín, có công năng thanh nhiệt, giải độc.

- Trị các chứng bệnh ung nhọt, sưng tấy, lở loét, bị nứt nẻ da thịt:

Quả cà tươi 250g, rửa sạch để ráo nước giã nát thành vữa đắp bên ngoài. Có công năng hoạt huyết, tiêu ung.

- Trị viêm tuyến vú, trị các u nhọt, đinh sang:

Cà 3 quả rửa sạch, nghiền nát phết lên miếng vải đắp vào chỗ bị bệnh, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung.

- Chữa trị chứng bệnh vận hóa của tì vị không tốt, miệng dạ dày không mở:

Quả cà tươi 250g, nấu lên ăn cùng với một số thực phẩm khác theo thói quen như thịt lợn, rau tía tô, hành, tỏi, mùi tầu... liên tục trong mấy ngày, có công năng kiện tì hòa vị.

Lưu ý:

- Cà nên ăn chín, khi dùng làm thuốc bằng quả cà sống, chủ yếu để chữa các vết thương ngoài da. Chất chiết xuất được từ quả cà có thể hạ thấp Cholesterol trong huyết thanh và có tác dụng lợi tiểu tốt.

- Sau mùa thu, vị của quả cà hơi chát đắng, nên càng thiên về tính hàn hơn, những người thể chất hư hàn không nên ăn nhiều.

Một phần của tài liệu 34 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w