Quả đào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào. Quả đào thuộc họ tường vi. Tính ôn, vị ngọt, hơi chua. Thành phần chủ yếu có các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, glucosa, đường saccarose.
Nhân hạt đào, hoa đào, lá, cành, rễ đào, nhựa đào đều là những vị thuốc quý. Bài thuốc
- Kinh nguyệt không đều, ho do lao lực:
Đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), chế thêm nước sôi vào ăn.
- Đại tiện, táo bón, khô miệng, khô lưỡi, cao huyết áp:
Đào tươi rửa sạch, ăn sống, hoặc dùng đào khô sắc nước uống. - Yếu phổi, thở gấp, hen xuyễn, ra mồ hôi trộm:
Đào chín tươi một quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối.
- Phù thũng:
+ Đào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả; + Hoa đào phai 9 gam sắc uống, mỗi ngày 1 -2 lần. - Đau bụng:
Rễ đào 30 gam sắc uống. - Đái đục:
Nhựa cây đào 10 - 15 gam, cho đường vừa đủ, hấp cách thuỷ - Đái tháo đường:
Nhựa cây đào 15 gam, râu ngô 60 gam, sắc uống. - Hư hàn, ra mồ hôi trộm:
Bích đào khô 15 gam sắc uống. - Hen suyễn:
Đào nhân, hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6 gam, gạo nếp 10 hạt cùng tán thành bột, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Thổ huyết:
Tầm gửi đào, ngó sen đốt thành than, cỏ lác, mỗi thứ 9 gam, sắc uống. - Có nhọt trong mũi:
Lá đào non giã nát nhét vào mũi, mỗi ngày thay 3 lần. - Nấm ăn chân, ghẻ:
Lấy lá đào tươi giã nát, đắp. Nếu bị ghẻ nặng, đem lá đào phơi khô trong bóng râm, nghiền tro trọn đều với mỡ lợn bôi.
- Bệnh trĩ:
Lá đào, có thể dùng cả rễ cây đào đun lấy nước rửa. - Viêm bóng đái:
Đào nhân 15 gam, hoạt thạch 30 gam, tán thành bột uống với nước lã đun sôi. - Đau bụng sau khi đẻ:
Đào nhân 9 gam, đan bì 5 gam, hồng hoa 3 gam, sắc uống. - Chữa sốt rét cơn:
Lấy 6 - 8 cành đào non, mỗi cành có 6 - 8 lá nhỏ, sắc uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ có khả năng không chế được.
- Viêm âm đạo:
Lá đào đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ. - Chữa tàn nhang:
Hoa đào trộn với cùi bí đao, dùng để bôi. - Hạ khí, tiêu báng nước (viêm gan phúc thủy): Lấy hoa đào nấu cháo ăn.
Lưu ý:
Không nên ăn nhiều đào vì đào tính ấm, vị ngọt, chua, cay, ăn nhiều dễ sinh nhiệt bốc hỏa, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt.