Bài thuốc từ quả mận

Một phần của tài liệu 34 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 31)

Quả mận vị chua, chát, tính bình, ăn vào bớt đau nóng khớp xương được các nhà dinh dưỡng học đánh giá cao. Theo Đông y, quả mận tính hơi ấm, vị ngọt, chua, hơi đắng, cả hoa, cành, lá, rễ, vỏ đều có thể dùng làm thuốc. Mận giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin, protein, chất thiên môn đông, cenlulose và nhiều loại muối khoáng. Mận có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, giúp dễ tiêu hóa thức ăn, lợi thủy, tiêu thũng, dùng điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, viêm gan phúc thủy (bụng có báng nước), khó tiểu tiện.

Bài thuốc

- Thanh nhiệt giải nóng:

Nước mận, nước dưa hồng, nước nho mỗi loại 10 gam, trộn đều uống. - Kém ăn:

Mận tươi vài quả, nho khô 6 gam, nhai ăn trước mỗi bữa cơm. - Da phù thũng:

Vỏ rễ mận 30 gam, rễ nho 30 gam, sắc uống. - Báng nước do bệnh gan:

Vỏ rễ mận 30 gam, rễ khế 30 gam, phật thủ 6 gam, thanh bì 9 gam, xuyên luyện tử 6 gam, sắc uống.

- Chữa đau răng:

Rễ cây mận có tính lạnh, cạo bỏ lớp ngoài rễ, sắc từ 20-30g lấy nước uống, chữa khí hư bạch đới. Nước sắc dùng để ngậm.

- Chữa tàn nhang, sạm đen:

Hoa mận xát vào sẽ làm mất dần vết sạm và làm da sáng lại. - Chữa mắt sưng đau:

Nhựa mận tán bột uống với nước sắc hạt muồng sao, dùng mỗi ngày 1-2g. - Chữa sốt cao, co giật ở trẻ:

Lá mận sắc 20-30g lấy nước cho trẻ uống.

- Chữa phiền khát, hơi cuộn lên dưới tim, chữa lệ, bạch đới:

Lấy lớp trắng vỏ cây mận, dùng 20-30g sắc uống. Nước sắc này còn dùng để ngậm đau răng và làm lành mụn lở.

- Người bị suy nhược cơ thể nên ăn ít loại quả này, nếu ăn nhiều mận sẽ sinh đờm, hại răng.

- Theo kinh nghiệm của người xưa, quả mận nào có vị đắng chát hoặc thả vào nước thấy nổi thì có độc tố, không được ăn.

21. Bài thuốc từ quả mơ

Mơ còn được gọi là mai tử, vị chua, tính bình. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, acid citric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Bạch mai (mơ muối) có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Không chỉ trong đồ ăn thức uống mà còn là vị thuốc

Bài thuốc

- Chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, giúp ăn ngon, chống rối loạn tiêu hóa:

Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống giải khát. - Ngứa họng, buồn nôn, ho, có đờm:

Chế thành diêm mai, ô mai và mứt, kẹo ăn, ngậm cho thơm miệng. - Chữa răng đau nhức:

Quả mơ chín giã nát đắp vào răng. - Đau bụng giun:

300g mơ, 3 thìa đường sắc nước uống. - Trúng phong, răng nghiến chặt: Dùng ô mai đánh gió, chà răng. - Giải rượu:

Dùng mơ nấu với trà uống. - Làm đẹp da:

Dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt, cổ trước khi đi ngủ vài giờ, làm mất dần nếp nhăn giúp da đẹp.

- Mụn cóc (hạt cơm) trên da:

Ô mai mơ 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) và ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.

- Chữa phong thấp ( trong uống ngoài xoa) nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng ra mồ hôi tay chân:

Rượu thanh mai: mơ xanh ngâm rượu chữa phong thấp, uống kết hợp với xoa ngoài. - Chữa ho lâu ngày:

Bạch mai 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g. Nhục quế 2g. Sắc uống. - Sỏi mật, viêm đau túi mật:

Bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim. Mỗi loại 15g sắc uống.

- Đi lỏng dài ngày do tỳ hư:

Bạch mai, bạch truật, kha tử, đẳng sâm, mỗi loại 10g sắc uống. - Ra mồ hôi trộm:

Bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy. Mỗi loại 10g sắc uống. - Miệng khô khát phiền nhiệt:

Bạch mai, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Mỗi loại 6g sắc uống. - Tẩy giun đũa:

Bạch mai 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát sắc uống. - Ù tai (có tiếng vo ve trong tai):

Nghiền hay ép mấy nhân hạt mơ lấy ít dầu nhỏ vào lỗ tai (kinh nghiệm dân gian của Pháp). - Ra mồ hôi trộm:

Ma hoàng căn, hoàng kỳ, đương quy, ô mai mỗi loại 10 gam, sắc uống. Lưu ý:

Do mơ vị chua, tính ấm, ăn nhiều hại răng, sinh đờm, thêm nhiệt nên người bị cảm mạo, dạ dày nhiều chất axit, trẻ em bị lên đậu cấp tính... cần kiêng dùng.

Một phần của tài liệu 34 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w