Quả na vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa lỵ, tiết tinh, đái tháo nên phù hợp cho người mắc chứng tiêu khát.
Bài thuốc
- Chữa u nhọt ở vú:
Dùng quả na điếc mài với giấm mà bôi nhiều lần nơi vú sưng đau. - Chữa đi lỵ ra nước không dứt:
Dùng 10 quả na ương bổ ra, cho vào 2 lít nước, sắc còn lại 1 lít rồi ăn cái và uống nước. - Chữa sốt rét cơn:
Dùng một nắm lá na 20-30g, giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt khoảng nửa bát đem phơi sương 1 đêm rồi uống vào lúc trước giờ lên cơn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5 - 7 ngày.
Hạt na giã nhỏ, ngâm lấy nước gội đầu và ngâm quần áo để diệt chấy rận. Dùng diệt chấy đơn thuần thì giã nhỏ hạt na trộn với rượu để xát vào chân tóc, sau bịt khăn lại, giữ kín như vậy 15 phút rồi gội đầu bằng nước na ngâm. Nhân hạt na có độc tính rất mạnh, khi gội đầu lưu ý đừng để nước hạt na giây vào mắt có thể làm hỏng mắt và không được uống.
Quả na tuy ngon nhưng ăn nhiều có thể sinh nóng rét, rôm sảy, mạch yếu. - Ho, viêm họng:
Quả na điếc 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, cam thảo dây 25g, lá bạc hà 50g, lá chanh 25g, lá táo 25g, sinh địa 50g. Tất cả phơi khô (riêng quả na điếc đốt tồn tính), giã nhỏ, tán bột, trộn với 150g đường kính đã nấu thành sirô để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn ngày uống 6-8 viên chia làm hai lần; trẻ em tùy tuổi dùng 3-6 viên. Dùng 3-5 ngày.
- Sốt rét:
Quả na điếc 40g, giun đất 80g, phèn phi 20g. Quả na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu, sao vàng. Giun đất lộn trái, rửa sạch, tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ trộn với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn ngày uống hai lần, mỗi lần 10 viên.
- Nhọt ở vú, áp xe, quai bị:
Quả na điếc 10-20g, phơi thật khô, tán thành bột rồi hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày. Có thể phối hợp với hương phụ 20g.
- Tiêu chảy, kiết lỵ:
Quả na điếc 20g đốt tồn tính, cỏ lào ngọn non 50g, gạo tẻ (rang thật vàng) 30g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2-3 lần trong ngày.
23. Bài thuốc từ quả nho
Quả nho vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua ngọt, nhiều chất bổ. Nho ích khí, tăng lực, cường trí, làm cho người khỏe, tránh phong hàn...
Y học hiện đại đã chứng minh, trong quả nho có đường glucose, glucoza, đường xacaro, đường mộc, các axit, protein, canxi, phốt pho, sắt, caroten, các vitamin B1, B2, C, P...
Nho có nhiều loại: đỏ, trắng, xanh, hoa hồng, sữa... Quả nho, rễ nho, lá nho đều là những vị thuốc quý.
Bài thuốc - Đái ra máu:
Rễ nho, đường trắng mỗi loại 15 gam, sắc uống. - Viêm dạ dày mãn tính:
Rượu vang nho mỗi ngày uống 15ml, chia 2-3 lần. - Chán ăn:
Nho khô mỗi lần dùng 9 gam, nhai ăn trước bữa cơm, ngày 3 lần - Chữa nôn:
Nước nho 1 chén nhỏ, thêm ít gừng, khuấy đều uống. - Trừ phiền, giải khát:
Nước nho, nước ngó sen lượng bằng nhau, hòa đều uống. - Cao huyết áp:
Nước nho, nước rau cần mỗi thứ một chén nhỏ, hòa nước sôi uống, mỗi ngày 2 lần. - Phù thũng khi có thai:
Rễ nho 30 gam, sắc uống. - Mỡ máu cao:
Lá nho, sơn tra, hà thủ ô mỗi loại 10 gam, sắc uống. Lưu ý:
Do lượng đường trong nho khá cao nên người bị táo bón không nên ăn nhiều.