Đánh giá hiệu quả kiểm soát cơn động kinh trên lâm sàng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điiều trị động kinh trên bệnh viện nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an (Trang 50)

Trong số 136 bệnh án nghiên cứu, có 16 trường hợp không thấy ghi nhận tần số cơn lúc nhập viện và có 4 trường hợp có tần số cơn thưa (thuộc nhóm hơn 1 tháng). Mặt khác, quá trình điều trị nội trú động kinh kéo dài khoảng 1 tháng nên chúng tôi không đánh giá hiệu quả kiểm soát cơn ở 22

41

bệnh nhân này. Tiến hành đánh giá trên 116 bệnh nhân còn lại (có tần số cơn hằng tháng cho đến hằng ngày) thu được kết quả như sau :

Hình 3.5. Biểu đồ kết quả điều trị động kinh nội trú trên lâm sàng

Nhận xét: Có 37 trường hợp cắt được cơn (trong suốt quá trình điều trị

không xuất hiện cơn động kinh trên lâm sàng), chiếm 32.17%. Số bệnh nhân có kết quả giảm cơn nhiều có tỷ lệ cao nhất 53,91%. Có 9 bệnh nhân không cải thiện về tần số cơn động kinh, chiếm 7.83%.

3.3.4. Đánh giá vấn đề tuân thủ điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Hình 3.6. Tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú

Thời điểm %

42

Nhận xét: Trong 136 bệnh nhân có 131 bệnh nhân tuân thủ điều trị với

tỷ lệ khá cao (96,35%). Chỉ có 3.65% không tuân thủ điều trị.

Trong số 115 trường hợp ghi rõ tiền sử dùng thuốc ở bảng 3.3, chúng tôi tiến hành khảo sát thêm về sự tuân thủ của nhóm 84 bệnh nhân đã từng điều trị động kinh ngoại trú trước khi nhập viện cho thấy tỷ lệ không tuân thủ là 46.43%. Có 53.37% trong tổng số 84 bệnh nhân có tuân thủ điều trị ngoại trú trước thời điểm nhập viện.

3.3.5. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị động kinh

Hiệu quả của sự thay đổi phác đồ điều trị

Nhận thấy sự thay đổi phác đồ chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh hiệu quả kiểm soát cơn giữa hai nhóm có thay đổi phác đồ và giữ nguyên một phác đồ trong suốt thời gian điều trị. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.16. Tương quan hiệu quả điều trị với sự thay đổi phác đồ điều trị

Kết quả lâm sàng Thay đổi phác đồ

Cắt cơn Giảm cơn Không giảm

Tổng số

Có thay đổi 6 25 6 37

Không thay đổi 35 41 3 79

Tổng số 116

P-value giữa các nhóm <0.01

Nhận xét: Kết quả cắt cơn ở nhóm không thay đổi phác đồ (35 trong số

79 bệnh nhân), cao hơn so với ở nhóm có thay đổi phác đồ (6/37). Còn kết quả không cải thiện bệnh ở nhóm không thay đổi phác đồ (3 trong số 79 bệnh nhân), thấp hơn nhóm có thay đổi phác đồ (6/37).

Tỷ lệ bệnh nhân ở các mức độ kiểm soát cơn ở nhóm thay đổi và không thay đổi phác đồ khác nhau có ý nghĩa thống kê, hay hiệu quả kiểm soát cơn ở nhóm không thay đổi phác đồ là cao hơn.

43 32% 17% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Trước ĐT Sau ĐT Tỷ lệ sóng kịch phát

Hình 3.7. Kết quả điện não đồ trước và sau điều trị

Nhận xét: Kết quả điện não giữa 2 thời điểm trước và sau điều trị có sự

khác nhau rõ rệt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05).  Biến đổi chức năng gan trước và sau điều trị

Tiến hành đánh giá sự thay đổi men gan của nhóm bệnh nhân được làm đầy đủ xét nghiệm ở hai thời điểm trước và sau điều trị chúng tôi thu được kết quả sau :

Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm men gan trước và sau điều trị

Men gan Số BN Trước điều trị Sau điều trị p-value ALAT 57 42.25 ± 30.69 39.44± 27.81 p>0.05 ASAT 56 34.06 ± 29.05 30.93 ± 22.22 p>0.05

Nhận xét: Sau khoảng 1 tháng dùng thuốc kháng động kinh và các thuốc bổ trợ, chỉ số men gan ở hai thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điiều trị động kinh trên bệnh viện nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)