Phương pháp đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điiều trị động kinh trên bệnh viện nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an (Trang 37)

 Đánh giá về chỉ định và liều dùng thuốc kháng động kinh hợp lý: - Đánh giá chỉ định dựa theo hướng dẫn NICE 2012 [51](Phụ lục 2) - Đánh giá liều dùng dựa vào hướng dẫn về liều dùng thuốc kháng động kinh [8][49](Phụ lục 3).

 Đánh giá mức độ thuyên giảm bệnh:

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng với 3 mức độ: Cắt cơn: không còn cơn trên lâm sàng

Giảm cơn nhiều: Số cơn giảm trên 50% Giảm cơn ít: Số cơn giảm dưới 50%  Đánh giá biến đổi về điện não đồ:

- Có các hoạt động kịch phát: Có ghi nhận về kết quả bản điện não có các dạng sóng như gai nhọn, nhọn sóng, sóng chậm delta, sóng chậm theta, các phức hợp nhọn sóng, nhọn sóng chậm, đa nhọn sóng xuất hiện và biến mất đột ngột với biên độ rất cao so với hoạt động nền. Gồm có loại điển hình là có gai nhọn, nhọn chậm, phức bộ nhọn sóng, và loại không điển hình như kịch phát sóng chậm.

- Không có hoạt động kịch phát: Biến đổi không đặc hiệu

Trong giới hạn bình thường  Đánh giá tương tác bất lợi:

Dựa theo phần mềm kiểm tra tương tác thuốc trên trang web

http://www.medcapes.com và phần mềm Stockley’s Drug Interactions. Tham

khảo thêm: danh mục tương tác thuốc kháng động kinh thường gặp trong tài liệu ‘Pharmacotherapy’ năm 2008 [45], ‘Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định’ của Bộ Y tế năm 2006. [7]

 Đánh giá hiệu quả của sự thay đổi phác đồ và các biến đổi kết quả xét nghiệm đi kèm:

Dựa trên thông số two side p – value của test thống kê tương ứng.  Kết quả sự tuân thủ điều trị nội trú

28

Bất kỳ một sự không tuân theo nào về chỉ định, đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc đều được coi là không tuân thủ.

 Đánh giá chi phí điều trị: Dựa theo đơn giá thống nhất do khoa dược cung cấp tại thời điểm tháng 4/2012.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điiều trị động kinh trên bệnh viện nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an (Trang 37)