Nội dung và một số quy ước trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điiều trị động kinh trên bệnh viện nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an (Trang 38)

Nội dung nghiên cứu :

1- Đặc điểm bệnh nhân:

- Tuổi, giới, tuổi khởi phát.

- Tiền sử điều trị trước nhập viện, yếu tố liên quan khởi phát động kinh. - Loại cơn, tần số cơn, kết quả điện não lần đầu, bệnh mắc kèm.

2- Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị động kinh:

- Các thuốc điều trị được sử dụng (AEDs và thuốc dùng kèm). - Liều dùng và sự điều chỉnh liều.

- Phác đồ lựa chọn dựa theo loại cơn. - Sự thay đổi phác đồ dựa theo loại cơn.

- Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng động kinh. 3- Đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị động kinh nội trú:

- Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng động kinh hợp lý. - Tỷ lệ phối hợp thuốc có tương tác bất lợi.

- Hiệu quả cắt cơn động kinh trên lâm sàng. - Hiệu quả của sự thay đổi phác đồ điều trị - Biến đổi điện não đồ trước và sau điều trị - Biến đổi chức năng gan trước và sau điều trị - Kết quả về sự tuân thủ điều trị.

- Chi phí về thuốc trong điều trị.

Một số quy ước:

- Đơn trị liệu: Dùng 1 thuốc kháng động kinh để kiểm soát cơn.

- Đa trị liệu: Dùng 2 thuốc kháng động kinh trở lên kéo dài trên 1 tuần, nếu có sự giảm dần của một trong hai loại thuốc không được xem là đa trị liệu.

29

- Tuổi khởi phát động kinh: là thời điểm bệnh nhân có cơn động kinh đầu tiên hoặc lần đầu tiên được chẩn đoán mắc động kinh.

- Sự tuân thủ điều trị: Phạm vi mà thái độ của một người đồng ý với phương pháp điều trị hoặc lời khuyến cáo về sức khoẻ (Haynes 1979). Trong quá trình điều trị, sự tuân thủ y lệnh có vai trò quan trọng đòng góp vào sự thành công của phương pháp điều trị. Sự không tuân thủ trong điều trị thuốc kháng động kinh là nguyên nhân chính gây tái phát cơn động kinh.

- Điện não đồ trong động kinh: Là xét nghiệm đặc hiệu giúp xác định cơn động kinh, loại cơn, vị trí ổ động kinh và theo dõi điều trị. Việc ghi được hoạt động điện não trong một cơn lâm sàng ở bệnh nhân động kinh đặc biệt có ích để xác định cơn đó là cơn động kinh thực sự hay không, cơn có nguồn gốc khu trú hay lan tỏa. Tuy nhiên trong thực tế cơn xảy ra nhanh nên những bất thường về điện não đồ thường được nghiên cứu trong giai đoạn giữa các cơn động kinh. Bên cạnh hoạt động nền, sự có mặt của các hoạt động kịch phát có vai trò quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị động kinh. Để có thể phát hiện được các hoạt động động kinh trên điện não đồ, cần ghi điện não nhiều lần.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điiều trị động kinh trên bệnh viện nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an (Trang 38)