Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 103)

8. Những đóng góp mới của đề tài

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Kết quả định lượng thu được qua bài kiểm tra của học sinh 3.6.1.1. Kết quả bài kiểm tra 45 phút lần 1 (Tiết 14)

Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 1 45 0 0 0 0 2 3 5 9 12 12 7 7,80 ĐC 1 45 0 0 0 0 3 5 7 8 11 12 3 7,37 TN 2 45 0 0 0 0 2 2 1 7 15 17 3 8,00 ĐC 2 45 0 0 0 0 3 5 6 9 12 10 1 7,22 TN 3 40 0 0 0 0 0 2 5 10 15 5 3 7,74 ĐC 3 39 0 0 0 0 3 4 7 12 5 3 7,24 TN 4 45 0 0 0 0 0 2 3 9 8 18 6 8,20 ĐC 4 45 0 0 0 0 3 4 6 11 5 14 3 7,41 Σ TN 175 0 0 0 0 10 12 21 34 42 52 23 7,77 Σ ĐC 174 0 0 0 1 17 26 37 51 47 43 10 7.08

Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 1 0 0,43 0 0,43 4 10 17 4,27 7,33 4,27 7,76

5 12 26 5,12 11,20 9,40 18,97 6 21 27 9,00 15,95 18,38 34,90 7 44 51 18,80 21,98 34,43 62,31 8 42 47 26,50 20,26 56,13 81,41 9 52 43 26,50 18,53 82,08 95,48 10 23 10 9,81 4,32 100,00 100,00 Σ 175 174 100,00 100,00

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1

Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi

TN 4,27 14,11 81,62

Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1

Lớp x m± S V%

TN 7,77 ± 0,10 1,52 19,55

ĐC 7,08 ± 0,11 1,63 23,09

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = 2n - 2 = 2.175 - 2 = 348. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k = 2,58. Ta có t = 4,74 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α= 0,01).

3.6.1.2. Kết quả bài kiểm tra 15 phút lần 1 (Tiết 23)

Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 45 0 0 0 0 2 3 5 9 10 14 7 7.84 ĐC 1 45 0 0 0 2 3 8 10 8 7 9 2 6.76 TN2 45 0 0 0 0 0 4 6 12 10 9 6 7.68 ĐC 2 45 0 0 0 0 3 10 7 9 8 9 0 6.78 TN3 40 0 0 0 0 2 4 5 9 11 10 5 7.59 ĐC 3 39 0 0 0 1 3 9 7 7 9 9 1 6.83 TN4 45 0 0 0 0 2 4 4 9 11 10 6 7.67 ĐC 4 45 0 0 0 1 2 5 13 7 9 7 2 6.91 Σ TN 175 0 0 0 0 7 20 25 38 43 42 29 7.68 Σ ĐC 174 0 0 0 7 12 28 34 31 44 31 5 6.81

Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 7 0.00 3.02 0.00 3.02 4 7 12 2.99 5.17 2.99 8.19 5 20 38 8.55 16.38 11.54 24.57 6 15 34 10.68 18.97 22.22 43.53 7 38 31 20.51 17.67 42.74 61.21 8 43 34 22.65 18.97 65.38 80.17 9 42 41 22.22 17.67 87.61 97.84 10 29 5 12.39 2.16 100.00 100.00 Σ 175 174 100.00 100.00

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2

Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi

TN 2,99 19,23 77,78

ĐC 8,19 35,35 56,46

Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2

Lớp Lớp x m± S V%

TN TN 7,68 ± 0,10 1,58 20,62

ĐC ĐC 6,81 ± 0,11 1,69 24,82

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = 2n - 2 = 2.175 - 2 = 348. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị

,k

tα = 2,58.

Ta có t = 5,57 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α= 0,01).

3.6.1.3. Kết quả bài kiểm tra 45 phút lần 2 (Tiết 34)

Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 45 0 0 0 0 1 3 5 12 11 12 6 7.78 ĐC 1 45 0 0 0 2 1 6 13 9 9 7 2 6.86 TN2 45 0 0 0 0 2 2 5 9 8 13 8 7.91 ĐC 2 45 0 0 0 1 2 7 8 9 7 10 2 7.02 TN3 40 0 0 0 0 2 4 8 9 8 10 5 7.46 ĐC 3 39 0 0 0 3 5 5 5 7 10 9 2 6.83 TN4 45 0 0 0 0 5 4 4 9 8 10 6 7.41 ĐC 5 45 0 0 0 1 3 6 7 14 7 6 2 6.85 Σ TN 175 0 0 0 0 11 18 26 40 34 52 20 7.60 Σ ĐC 174 0 0 0 7 12 30 30 39 34 39 8 6.87

Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3

Điểm

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 10 0.00 4.31 0.00 4.31 4 11 12 4.70 5.17 4.70 9.48 5 18 30 7.69 12.93 12.39 22.41 6 29 30 12.39 17.24 24.79 39.66 7 40 39 21.37 21.12 46.15 60.78 8 34 34 18.80 18.97 64.96 79.74 9 42 29 22.22 16.81 87.18 96.55 10 20 8 12.82 3.45 100.00 100.00 Σ 175 174 100.00 100.00

Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3

Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi

TN 4,70 20,06 75,24

Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3

Lớp x m± S V%

TN 7,60 ± 0,108 1,66 21,76

ĐC 6,87 ± 0,114 1,74 25,27

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = 2n - 2 = 2.175 - 2 = 348. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị

,k

tα = 2,58.

Ta có t = 4,64 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 3) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α= 0,01).

Từ kết quả tổng hợp của 3 bài kiểm tra, ta thấy:

- Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ việc sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập.

- Học sinh ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu các bài trong chương trình hóa đại cương lớp 10 nâng cao nên các em học tốt hơn, dẫn đến kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng.

Từ những kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học đã góp vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh, là công cụ tự học hiệu quả.

3.6.2. Nhận xét của giáo viên về hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và một số biện pháp khác như dự giờ xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS các lớp thực nghiệm, xem vở bài tập của HS,… cho phép tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

+ Sử dụng hệ thống BTHH một cách có hiệu quả thông qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tự tìm ra phương pháp giải bài tập sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn. Điều đó cho thấy người sử dụng hệ thống BTHH có vai tò rất quan trọng trong việc định hướng học tập cho HS.

+ Thông qua việc xây dựng phương pháp giải bài tập giúp HS biết cách quan sát, phân tích và tự hình thành cách giải BTHH một cách dễ dàng hơn.

+ HS ở các lớp thực nghiệm không chỉ phát tiển được khả năng tư duy độc lập, tự chủ mà còn rèn luyện được cả cách trình bày lập luận của mình một cách logic, chính xác; đồng thời khả năng tự học được nâng cao dần.

+ Trong quá trình giải bài tập, tư duy của HS các lớp thực nghiệm cũng không rập khuôn, máy móc mà trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn đồng thời khả năng nhìn nhận vấn đề (bài toán) dưới nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản cũng được nâng cao dần.

+ Với các lớp đối chứng, HS gặp khó khăn trong việc định hướng phương pháp giải bài tập, mất thời gian mà lại không giải nhiều bài và thụ động không đưa ra nhiều thắc mắc để được giải đáp.

Bên cạnh những ý thống nhất như trên thì các GV tham gia thực nghiệm còn có các nhận xét sau:

- GV Lê Thị Cầm trường THPT Lê Viết Thuật - Nghệ An: “Nhìn chung hệ thống bài tập dễ sử dụng vì được sắp xếp theo nội dung kiến thức từng bài trong chương, phân dạng các bài tập rõ ràng cụ thể. Bên cạnh đó hệ thống bài tập gần như phủ kín chương trình, có phần bài tập trọng tâm đồng thời có bổ sung nhiều kiến thức. Những câu hỏi trắc nghiệm hay, vừa là kiến thức cơ bản, vừa vận dụng phương pháp giải nhanh giúp HS học tập hiệu quả đồng thời có thể tự học được.”

- GV Lê Đình Cường trường THPT Trần Phú - Hà Tĩnh: “Lượng kiến thức trong một chương là khá đầy đủ và phủ kín chương trình. Chất lượng bài tập khá tốt, nhiều bài trong SGK, SBT đã được chọn lọc đồng thời có bổ sung khá nhiều dạng bài tập hay. Phần hướng dẫn gợi ý HS tự học ở nhà chứ không giải cụ thể để học sinh tự tư duy và có kết quả đề học sinh kiểm tra được biên soạn khá tốt.”

- GV Lê Đình Giang trường THPT Hà Huy Tập- Nghệ An: “HTBT hỗ trợ HS tự học ở nhà giúp HS tự tin hơn khi làm bài kiểm tra. Các phương pháp được HS đề xuất giải trong giờ sửa bài tập để hướng dẫn HS khác chưa làm được tại lớp rất sôi nổi, sinh động hơn đồng thời rèn luyện cho HS khả năng diễn đạt, trình bày trước đám đông, biết bảo vệ quan điểm của mình cũng như việc biết cách giải quyết các tình huống bế tắc trong quá trình giải bài tập.”

3.6.3. Ý kiến của học sinh về hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học

HS Lê Hoàng Anh Lớp 10A1 Trường THPT Hà Huy Tập: “HTBT rất đa dạng và đầy đủ. Em chỉ cần làm hết các bài tập ấy thì không còn lo lắng trong thi cử”.

- HS Nguyễn Thị Quỳnh Anh Lớp 10A3 Trường THPT Hà Huy Tập: “Em rất thích thú khi làm bài tập trong tập tài liệu này. Mỗi khi làm xong được bài nào là em rất thích thú vì tự mình đã giải được”.

- HS Trần Kim Chi Lớp 10A3 Trường THPT Lê Viết Thuật: “Em về nhà là tranh thủ giải hết trước khi đến lớp để lên lớp sum phong lên bảng giải rồi giảng cho các bạn”.

- HS Đoàn Thị Hương Lớp 10A3 Trường THPT Trần Phú: “HTBT được sắp xếp từ dễ đến khó nên càng làm em càng bị cuốn vào như chinh phục đỉnh olimpic”.

- HS Trần Lĩnh Lớp 10C9 Trường THPT Nguyễn Duy Trinh: “HTBT có gợi ý những khi em bế tắc và có đáp án để em biết mình làm đúng hay sai”.

- HS Đào Thái Luận Lớp 10A3 Trường THPT Nguyễn Duy Trinh: “Có một số bạn than nhiều nhiều nhưng em nghĩ vậy là vừa để đảm bảo đầy đủ các dạng”.

- HS Phạm Vĩ Uvên Lớp Lớp 10A3 Trường THPT Nguyễn Duy Trinh: “Em thấy vui vì hay cố gắng tìm cách giải ngắn và hay để khoe với cô và các bạn”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này tôi đã trình bày mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, kế hoạch thực nghiệm sư phạm. Tôi đã đưa ra nội dung thực nghiệm sư phạm gồm 10 bài giáo án và tài liệu hỗ trợ tự học cho học sinh. Sau khi tiến hành và xử lí các kết quả thực nghiệm thu được, tôi thấy đây là đề tài thực thi nên các trường THPT cần đưa vào giảng dạy để góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình thực nghiệm sư phạm, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã hoàn thành những vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm: - Tìm hiểu các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Nghiên cứu lí luận về hoạt động tự học bao gồm: Khái niệm tự học, các hình thức của tự học, chu trình học và vai trò của tự học.

- Bài tập hóa học: Khái niệm, phân loại và tác dụng của bài tập hóa học. - Hoạt động của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải bao gồm: Các giai đoạn của quá trình giải bài tập và mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học.

- Một vài nhận xét về việc sử dụng bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay. 1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học gồm:

- Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. - Cách thức xây dựng hệ thống bài tập.

1.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học phần hóa đại cương lớp 10 trường THPT gồm các nội dung sau:

- Những kĩ năng GV cần có để hỗ trợ HS tự học. - Xây dựng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học. - Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học.

1.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học đã đạt được các yêu cầu đề ra.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho phép chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 2.1. Trong điều kiện hiện nay, cần phải đưa vào áp dụng đại trà phương pháp dạy học phân hóa bằng bài toán phân hóa, kích thích mọi đối tượng đều phải động não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập.

2.2. Các trường THPT nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là việc khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống bài tập có chất lượng tốt, các bài tập có tình huống nêu vấn đề để giúp HS tự mình giải quyết chướng ngại nhận thức đế kích thích sự phát triển tư duy, kích thích niềm say mê học tập, tự nghiên cứu của HS.

2.3. Trong quá trình giải dạy, GV cần chú ý rèn luyện cho HS giải thật thành thạo các dạng bài tập cơ bản bằng cách lí giải cụ thể cho mỗi bước suy luận và mỗi phép toán, hướng HS đến việc tự mình xây dựng tiến trình luận giải cho một số dạng bài tập cụ thể đồng thời luôn khuyến khích và động viên những HS có cách giải hay, suy nghĩ độc đáo và những sáng tạo dù nhỏ vì đó là những điều kiện nền tảng cho việc thông hiểu kiến thức và thúc đẩy khả năng tự học của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Cao Thị Thiên An, Phân loại và phương pháp giải bài tập hóa học 10, NXB QG Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w