Bài tập tự luận và trắc nghiệm chương Liên kết hóa học

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 73)

8. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.3 Bài tập tự luận và trắc nghiệm chương Liên kết hóa học

Bài 16: KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC - LIÊN KẾT ION

1. Nêu khái niệm về liên kết hóa học? Nội dung của quy tắc bát tử. Liên kết ion là gì? Liên kết ion hình thành từ nguyên tử nào?

2. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây: a) Na → Na+ b) S → S 2- c) N 5+ → N 3- d) N2 → N 3- e) Mg → Mg2+ f) Mn 4+ → Mn 7+ g) Cl2 → Cl- h) O2 → O 2- k) S 2- → S 6+

3. Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong hợp chất Na2S. Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển e tại Na2S từ các đơn chất.

4. Biết S, Na và Fe có điện tích hạt nhân lần lượt là 16+, 11+ và 26+.

a) Viết cấu hình e của S, Na và Fe. Xác định kim loại, phi kim và khí hiếm. Vì sao?

b) Xác định vị trí của S, Na và Fe trong bảng HTTH. c) Viết cấu hình e của ion S2-, Na+ và Fe3 +.

5. Ion M 3+ và X 2- đều có cấu hình 1s2 2s2 2p6.

a) Viết cấu hình của M và X. Xác định vị trí của M và X.

b) Liên kết giữa M và X là liên kết gì? Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa M và X để tạo thành phân tử.

6. Ion M 2+ và X 3- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. a) Viết cấu hình của M và X.

b) Xác định vị trí của M và X.

TRẮC NGHIỆM

1. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để A) Chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B) Có cấu hình electron của khí hiếm.

C) Có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e. D) Chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.

2. Anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A) Chu kì 3, nhóm IIA B) Chu kì 3, nhóm IVA

C) Chu kì 3, nhóm VIIA D) Chu kì 3, nhóm VIA

3. Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là

A) Chu kì 3, nhóm IIA B) Chu kì 3, nhóm IVA

C) Chu kì 3, nhóm VIIA D) Chu kì 3, nhóm VIA. 4. Biết Fe ở ô thứ 26 trong bảng tuần hoàn. Cấu hình e của Fe2+ là A) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2

B) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s0

C) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p4 D) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 4p2 5. Biết lưu huỳnh ở ô 16, cấu hình electron của ion S2- là

A) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2

C) 1s2 2s2 2p6

D) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

6. Cấu hình electron của cation M3+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron đầy đủ của M là

A) 1s2 2s2 2p6 B) 1s2 2s2 2p3

C) 1s2 2s2 2p6 3s3 D) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 7. Khi R tạo thành cation R2+ thì phát biểu nào sau đây đúng A) Số e của nguyên tử R > R2+

B) Số electron của nguyên tử R < R2+ C) Bán kính của R > R2+

D) Bán kính của R < R2+ 8. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A) Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử trong phân tử.

B) Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

C) Ion dương là phân tử thiếu điện tử, còn ion âm là phân tử thừa điện tử. D) Câu B và C đều đúng.

Bài 17: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

2. Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực và có cực. Cho ví dụ.

3. Thế nào là liên kết cho - nhận. Hãy xác định kiểu liên kết có trong phân tử NO2.

4. X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 17, 11, 8. a) Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của X, Y, Z.

b) Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z.

5. Cho các chất có CTPT sau:

HBr, HCN, HClO, HNO2, HNO3, H2SO4, CH2O, N2, Cl2, C2H4, PCl5, PH3, H2S, H2O, CH4, CO2, SO2, SO3, CS2, Cl2O, CCl4, C2H2, SiO2, N2O5, H3PO4, HClO4.

Viết công thức e và công thức cấu tạo.

TRẮC NGHIỆM

1. Chọn câu phát biểu đúng?

A) Liên kết cộng hóa trị là liên kết tạo thành do sự góp chung electron B) Điện hóa trị của nguyên tố bằng điện tích ion

C) Cộng hóa trị giữa các nguyên tố là số liên kết giữa một nguyên tử của nguyên tố đối với các nguyên tử khác trong phân tử.

D) Tất cả đều đúng 2. Chọn câu đúng?

A) Năng lượng ion hóa thứ nhất càng lớn thì nguyên tử càng khó tách electron.

B) Số lớp electron trong nguyên tử biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

C) Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.

D) Lực hút của hạt nhân với electron lớp ngoài cùng càng mạnh thì tính phi kim càng mạnh.

3. X là nguyên tử có chứa 12 proton, Y là nguyên tử có chứa 17 electron. Công thức hợp chất được hình thành giữa X và Y là

A) X2Y với liên kết cộng hóa trị. B) XY2 với liên kết ion.

C) XY với liên kết ion. D) X3Y2 với liên kết cộng

hóa trị. 4. Liên kết trong phân tử KF thuộc liên kết

A) Cộng hóa trị.

B) Cộng hóa trị phân cực.

C) Cho nhận. D) Ion.

5. Trong các hợp chất sau: LiCl, NaF, CCl4 và KBr. Hợp chất có liên kết cộng hóa trị là

A) LiCl B) NaF

C) CCl4 D) KBr

6. Trong các hợp chất sau: HCl, CsF, H2O và NH3. Hợp chất có liên kết ion là

A) HCl B) H2O

C) NH3 D) CsF

Bài 18: SỰ LAI HÓA CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ - SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ĐƠN, ĐÔI, BA

1. Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên ? Cho ví dụ ? 2. Thế nào là liên kết σ và liên kết π. Liên kết nào bền hơn ? Cho biết số liên kết σ và liên kết π trong phân tử CH2O và C2H2. 3. Thế nào là liên kết đơn, đôi, ba. Cho ví dụ. Liên kết nào bền hơn?

4. Thế nào là lai hóa, lai hóa sp, sp2, sp3. Hình dạng gì? Góc lai hóa là bao nhiêu? NH3 và H2O lai hóa dạng nào?

5. Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: BeCl2, BCl3, CH4 theo thuyết lai hóa.

TRẮC NGHIỆM

1. Chọn câu phát biểu đúng ?

A) Lai hóa sp2 còn gọi là lai hóa kiểu tứ diện đều. B) Lai hóa sp3 còn gọi là lai hóa 1800.

C) Lai hóa sp còn gọi là lai hóa kiểu đường thẳng.

D) Phân tử HCl có sự xen phủ bên giữa obitan s của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl.

2. Chọn phát biểu sai ?

A) Xen phủ trục tạo nên liên kết σ bền vững B) Xen phủ bên tạo liên kết π kém bền hơn.

C) Liên kết ba bao gồm 1 liên kết π và 2 liên kết σ. D) Liên kết đôi bao gồm 1 liên kết π và 1 liên kết σ. 3. Hình dạng của phân tử: CH4, BF3, H2O, BeH2 tương ứng là: A) Tứ diện, tam giác, thẳng, gấp khúc.

B) Tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng. C) Gấp khúc, tam giác, tứ diện, thẳng. D) Thẳng, tam giác, tứ diện, gấp khúc. 4. Phân tử CH4, BeH2, BF3, NH3 lai hóa

A) sp3, sp, sp3, sp2. B) sp2, sp, sp3, sp2.

C) sp, sp, sp3, sp2. D) sp3, sp, sp2, sp3 5. Phân tử có lai hóa sp3 là

A) Phân tử C2H4. B) Phân tử CH4.

C) Phân tử BF3. D) Phân tử CO2.

Bài 20: TINH THỂ NGUYÊN TỬ. TINH THỂ PHÂN TỬ

1. Hãy so sánh tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể ion. Lấy thí dụ minh họa.

2. Hãy mô tả cấu trúc của mạng tinh thể kim cương. Liên kết giữa các nguyên tử đó là kiểu liên kết gì ? Cho biết tính chất của tinh thể kim cương.

3. Hãy mô tả cấu trúc của mạng tinh thể phân tử iot, tinh thể phân tử nước đá và nêu những tính chất của chúng.

4. Giải thích tại sao iot lại dễ thăng hoa, trái lại NaCl lại rất khó nóng chảy và khó bay hơi.

5. Hãy giải thích hiện tượng tăng khối lượng riêng của nước khi nung chảy nước đá từ 0oC đến 4oC.

1. Tinh thể nguyên tử là tinh thể

A) Iot

B) Than chì

C) Nước đá

D) Muối

2. Tinh thể phân tử là tinh thể A) Nước đá, muối ăn. B) Iot, nước đá.

C) Iot, nước đá, muối ăn. D) Nước đá, muối ăn. 3. Tìm câu sai

A) Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử nước phân bố luân phiên đều đặn theo 1 trật tự nhất định.

B) Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu. C) Kim cương là 1 dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử. D) Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ

sôi khá cao.

4.Những hợp chất có mạng tinh thể nguyên tử, có đặc tính A) Hóa rắn không lớn, nhưng nhiệt độ nóng chảy cao. B) Hóa rắn lớn, nhưng nhiệt độ nóng chảy thấp. C) Hóa rắn lớn, nhiệt độ nóng chảy cao.

D) Hóa rắn không lớn, nhiệt độ nóng chảy thấp. 5. Những hợp chất có mạng tinh thể phân tử, có đặc tính A) Dễ tan trong nước.

B) Nhiệt độ nóng chảy cao. C) Dễ thăng hoa, dễ hóa rắn. D) Độ dẫn điện cao.

6. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy (trong dấu ngoặc) hãy dự đoán xem chất nào ở trạng thái rắn thuộc mạng tinh thể phân tử?

A) NaCl (8010C) B) CaCl2 (7720C) C) NaBr (7550C) D) C6H6 (5,50C)

Bài 21: HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

1. Xét các phân tử sau đây: NaCl, MgCl2, AlCl3, HCl. Dựa vào sự biến thiên độ âm điện cho biết kiểu liên kết trong các phân tử.

2. Viết công thức cấu tạo của các phân tử: N2, CH4, NH3, H2O. Dựa vào sự biến thiên độ âm điện của các nguyên tố, hãy cho biết phân tử nào có liên kết không phân cực, phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.

3. Xét các phân tử sau đây: HBr, O2, H2, NH3. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào có cực, liên kết trong phân tử nào không cực.

4. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tử cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết trong các ion: ClO-, HS-, HCO3-, NH4+.

TRẮC NGHIỆM

1. Độ âm điện của 2 nguyên tố X, Y lần lượt là 1,0 và 3,0. Liên kết hóa học giữa X và Y là

A) Liên kết cộng hóa trị không cực. B) Liên kết cộng hóa trị có cực. C) Liên kết ion.

D) Liên kết cho nhận.

2. Cho hạt nhân nguyên tử X có 19 proton A) Liên kết cộng hóa trị không cực.

B) Liên kết cộng hóa trị có cực. C) Liên kết ion.

D) Liên kết cho nhận.

3. Liên kết trong phân tử AlCl3 là liên kết

A) Ion.

B) Cho nhận.

C) Cộng hóa trị phân cực.

D) Cộng hóa trị không phân cực. 4. Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất ion nhất? A) LiCl. B) NaCl. C) CsCl. D) RbCl.

5. Sắp xếp các phân tử sau theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử (sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn): NH3, H2S, H2O, H2Te, CsCl, CaS, BaF2.

A) NH3, H2Te, H2O, H2S, CsCl, CaS, BaF2. B) NH3, H2S, H2Te, H2O, CsCl, CaS, BaF2. C) H2Te, H2S, NH3, H2O, CaS,CsCl, BaF2.

D) H2Te, H2S, NH3, H2O, CsCl, CaS, BaF2.

Bài 22 : HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA

1. Hãy cho biết số oxi hóa và cộng hóa trị của các nguyên tố Si, P, S, Cl trong các oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hidro.

2. Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: BaO, Al2O3, NaCl, KF, CaCl2, KBr, Na2S.

3. Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, CO2, NH3.

4. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.

5. Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, clo, mangan và niơ trong các chất và ion sau:

A) H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3. B) HCl, HClO, NaClO3, HClO4. C) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4. D) MnO4-, SO42-, NH4+, ClO4-.

TRẮC NGHIỆM

1. Điện hóa trị của Na trong hợp chất Na2O là

A) 2+ B) 2-

C) 1- D) 1+

2. Cộng hóa trị của C trong hợp chất C2H4 có giá trị

A) 4 B) 2

C) 6 D) 1

3. Điện hóa trị của O, S, Cl, Al, Mg trong hợp chất lần lượt là A) 2-, 2-, 1-, 3+, 2+ B) 2-, 2-, 1-, 0, 0

C) -2, -2, -1, +3, +2 D) Không xác định được.

4. Cộng hóa của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với nhóm IA có giá trị

C) 6,7 D) 5,1 5. Số oxi hóa của Ca là

A) + 2 B) 0 C) 1+ D) 2+ 6. Số oxi hóa của Mn trong MnCl2 là

A) + 2 B) 0 C) 1+ D) 2+

7. Nguyên tố có số oxi hoá + 6 trong ion sau A) Ion PO43- B) Ion SO32- C) Ion SO42- D) Ion NO3- 8. S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là

A) +6, +5 B) +5,+6

C) 6+,-5 D) 6+,5+

9. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, N2O, NO2-, HNO3 lần lượt là A) +3, +2, -3, +5. B) +3, +1, -3, +5.

C) -3, +2, +3, +5. D) -3, +1, +3, +5.

Bài 23: LIÊN KẾT KIM LOẠI

1. Hãy cho thí dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?

2. Hãy kể những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho thí dụ.

3. Hãy giải thích nguyên nhân làm cho tinh thể kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và có tính dẻo.

4. Trong mạng tinhh thể lập phương tâm diện, các nguyên tử tiếp xúc nhau ở mặt bên. Đường chéo của mặt có độ dài bằng 4 lần bán kính của nguyên tử. Hãy xác định % chiếm chỗ của nguyên tử kim loại trong loại mạng này.

TRẮC NGHIỆM

1. Trong 1 ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm khối, số đơn vị thể tích nguyên tử kim loại là

2. Trong 1 ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm diện, số đơn vị thể tích nguyên tử kim loại là

B) 1 B) 2 C) 3 D) 4 3. Yếu tố quyết định tính chất cơ bản của tinh thể kim loại là

A) Sự tồn tại mạng tinh thể kim loại. B) Tính ánh kim.

C) Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

D) Sự chuyển động tự do của các electron chung trong toàn mạng tinh thể.

4. Kim cương có cấu tạo mạng tinh thể nào?

A) Mạng tinh thể ion. B) Mạng tinh thể kim loại. C) Mạng tinh thể nguyên tử. D) Mạng tinh thể phân tử. 5. Kiểu mạng tinh thể nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A) Mạng tinh thể ion. B) Mạng tinh thể kim loại. C) Mạng tinh thể nguyên tử. D) Mạng tinh thể phân tử.

Bài 24 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG III

1. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng

a) Na → Na+ d) Cl2 → Cl- g) N3- → N2 b) Mg → Mg2+ e) S → S2- h) Fe3+→ Fe2+ c) Al → Al3+ f) O3 → O2- k) Cu2+→ Cu 2. Cho các phân tử sau

Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố: Na: 0,93; Mg: 1,31; Al: 1,61; Si: 1,90; P: 2,19; S: 2,58; Cl: 3,16; O: 3,44.

a) Dựa vào giá trị hiệu số âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử, hãy xác

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w