8. Những đóng góp mới của đề tài
2.4.1. kiểm tra 15 phút
Kiểm tra trắc nghiệm hóa học - Khối 10 (Tiết 23) Thời gian làm bài: 15 phút
1. Số lượng nguyên tố trong các chu kì 1, 2, 3, 4 lần lượt là
A. 1; 8; 18; 32. B. 2; 8; 8; 18.
C. 2; 8; 18; 18. D. 2; 8; 18; 32.
2. Nguyên tố A có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IIA. B. Chu kì 4, nhóm IVA. C. Chu kì 4, nhóm IIB. D. Chu kì 4, nhóm IVB.
3. Trong số các nguyên tử sau: 13Al, 20Ca, 11Na, 12Mg. Nguyên tử có bán kính lớn nhất là
A. Na B. Al C. Ca D. Mg
4. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là: RO3. Trong hợp chất khí với hidro, R chiếm 94,118% theo khối lượng. Nguyên tố R là
A. P = 31 B. Se = 78 C. Te = 128 D. S = 32 5. Trong các nguyên tố mà nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là lớp M, số nguyên tố mà nguyên tử có 1 electron độc thân (ở trạng thái cơ bản) là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
6. Nguyên tố M có 7 electron hóa trị, biết M là kim loại thuộc chu kì 4. M là
A. 24Cr B. 27Co C. 25Mn D. 35Br
7. Các chất trong dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit tăng dần: 14Si; 15P; 12Mg; 16S; 13Al; 11Na
A. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4. B. Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4. C. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4. D. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; Mg(OH)2.
8. Có 2 nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì nhỏ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (trừ H). X và Y có số proton chênh lệch nhau là
A. 8 B. 10 C. 18 D. 2 9. Cation R3+ có 18 electron. Cấu hình electron của R là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3
10. Có hai khí A và B. A là hợp chất của nguyên tố X với oxi, B là hợp chất của nguyên tố Y với hidro. Trong một phân tử A hay B chỉ có một nguyên tử X hay Y. Trong A, oxi chiếm 50% về khối lượng. Trong B, hidro chiếm 25% về khối lượng. X và Y lần lượt là
A. S = 32 và C = 12. B. N = 14 và P = 31. C. S = 32 và P = 31. D. P = 31 và C = 12.