Bài tập tự luận và trắc nghiệm chương Bảng tuần hoàn và

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 63)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.3.2.Bài tập tự luận và trắc nghiệm chương Bảng tuần hoàn và

luật tuần hoàn

Bài 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2. a) Thế nào là chu kì ? Trong bảng HTTH, có bao nhiêu chu kì, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?

b) Các chu kì đều được bắt đầu bằng các nguyên tố gì và kết thúc bằng các nguyên tố gì ?

3. a) Nhóm nguyên tố là gì? Các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì? Cho ví dụ ?

b) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A, B? Các nhóm A, B gồm bao nhiêu cột?

4. Dựa vào cấu hình electron hãy giải thích vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố.

5. Cho biết X thuộc chu kì 2, nhóm VA và Y thuộc chu kì 2, nhóm IIIA. Viết cấu hình e của X và Y.

6. Cho các nguyên tố: Selen (Z = 34), Kripton (Z = 36), Oxi (Z = 8), Photpho (Z = 15), Clo (Z = 17), Nhôm (Z = 13), Sắt (Z = 26),

Đồng (Z = 29).

a) Viết cấu hình electron.

b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Giải thích? 7. Cho các nguyên tử với số Z như sau:

10Ne; 17Cl; 19K; 24Cr; 26Fe; 29Cu; 30Zn; 30Zn

Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Giải thích?

TRẮC NGHIỆM

1. Số chu kì nhỏ và lớn là

A. 2, 3. B. 2, 4. C. 3, 4. D. 4, 3. 2. Số nguyên tố ở chu kì 3 và chu kì 6 là

A. 8 và 8. B. 8 và 18. C. 18 và 32. D. 8 và 32 3. Nguyên tố (X) có tổng số electron các phân lớp s là 7. Cấu hình ion của (X) và vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. 1s22s22p63s23p6 và ở ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. B. 1s22s22p63s23p6 và ở ô oâ 19, chu kì 4, nhóm IA. C. 1s22s22p63s23p64s1 và ở ô 19, chu kì 4, nhóm IA. D. 1s22s22p63s23p64s2 và ở ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.

4. Nguyên tố (Y) có tổng số electron các phân lớp s là 16. Cấu hình ion của (Y) và vị trí trong bảng HTTH là

A. 1s22s22p63s23p63d104s2 và ở ô 34, chu kì 4, nhóm VIA. B. 1s22s22p63s23p63d104s2 và ở ô 28, chu kì 4, nhóm IIA. C. 1s22s22p63s23p63d104s24p6 và ở ô 34, chu kì 4, nhóm VIA.

D. 1s22s22p63s23p64s24p63d5 và ở ô 31, chu kì 4, nhóm VIB. 5. Một nguyên tố (Y) ở chu kì 4, nhóm VIB. Nguyên tố (Y) có A. 2 electron độc thân. B. 4 electron độc thân.

C. 5 electron độc thân. D. 6 electron độc thân.

6. Một nguyên tố (X) ở chu kì 4, nhóm VIIB. Nguyên tố (X) có A. 2 electron độc thân. B. 3 electron độc thân.

C. 5 electron độc thân. D. không có electron độc thân.

Bài 10: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z lần lượt là: 11, 12, 13, 14,15,16, 17, 18 và nêu sự biến đổi số electron ở lớp ngoài cùng?

2. Cho 2 nguyên tố X và Y ở 2 ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn.

3. Cho 2 nguyên tố A và B ở cùng phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp. Tổng số hiệu nguyên tử của A và B bằng 32. Xác định ZA, ZB Câu 4.Cho 3,36g một kim loại nhóm IA vào nước dư, thu được 0,48g khí thoát ra. Gọi tên kim loại này ?

Đs. Li

4. Cho 9,2g một kim loại kiềm vào nước dư, thu được 4,48 lít khí thoát ra (ở đktc). Xác định tên của kim loại. Tính thể tích oxi (ở đktc) cần dùng để tác dụng hết lượng kim loại trên ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đs: Na, 2,24 lit

5. Khi cho 0,6g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước thì có 0,336 lít (đktc). Xác định kim loại đó?

6. Hòa tan 20,2g hỗn hợp hai kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IA tác dụng với nước thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X.

a) Xác định tên và khối lượng hai kim loại ?

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X ? Đs: a. Na, K; b.150ml

TRẮC NGHIỆM

1. (X) là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA. (X) là

A. Oxi (Z = 8) B. S (Z = 16) C. Se (Z = 34) D. Cl (Z = 17) 2. Phân lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử (A) và (B) lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron hai phân lớp này bằng 5, hiệu số electron của hai phân lớp này là

3. (A), (B) là 2 nguyên tố trong 2 ô liên tiếp và cùng chu kì có tổng số hạt proton là 25. (A), (B) lần lượt là

A. Na, K B. Mg, Al C. Si, P D. C, Na.

4.Cho 4 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl thu được 2,24 lít (đktc) khí hidro. Cấu hình electron của kim loại trên là

A. 1s22s22p63s23p6 4s2 B. 1s22s22p63s23p6 3d74s2 C. 1s22s22p63s23p6 4s1 D. 1s22s22p63s23p5 4s2 5. Nguyên tố đồng có Z = 29. Cấu hình e của ion Cu2+ là A. 1s22s22p63s23p6 3d9 B. 1s22s22p63s23p6 3d74s2 C. 1s22s22p63s23p6 3d84s1 D. 1s22s22p63s23p5 3d10

Bài 11: SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. a) Hãy cho biết quy luật biến đổi bán kính của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A ?

b) Năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện của nguyên tố là gì ? Cho biết quy luật biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A ?

2. Cho Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19), Al (Z = 13). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều bán kính giảm dần.

3. Bán kính các ion có cùng cấu hình electron tỉ lệ nghịch với điện tích hạt nhân của nguyên tử. Giải thích ?

Cho Na (Z = 11), Mg (Z = 12), F (Z = 9), O (Z = 8). Sắp xếp các ion Na+, Mg2+, F-, O2- theo chiều bán kính giảm dần.

4. Cho Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Si (Z = 14), C (Z = 6). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều giảm dần năng lượng ion hóa thứ nhất.

5. Cho Al (Z = 13), Mg (Z = 12), B (Z = 5), C (Z = 6). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần độ âm điện.

TRẮC NGHIỆM

1. Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu lần lượt là 9, 15, 16, 17. Thứ tự tăng dần năng lượng ion hóa thứ nhất là

A. Y < Z < T < X B. X > Y > Z > T C. Y < Z < X < T D. X < T < Z < Y

2. Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu lần lượt là 9, 15, 16, 17. Thứ tự tăng dần độ âm điện là

A. X > Y > Z > T B. Y < Z < T < X C. Y < Z < X < T D. X < T < Z < Y

3. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu lần lượt là 11, 15, 17, 19. Thứ tự giảm dần bán kính là

A. A > B > C > D B. A < B < C < D C. A < C < B < D D. D > A > B > C 4.Cho các ion: Na+ (Z = 11), F- (Z = 9), Mg2+ (Z = 12),

Al3+ (Z = 13), O2- (Z = 8).Bán kính của các ion tăng dần theo thứ tự A. Al3+ < Mg2+ < Na+ < F- < O2-

B. Al3+ < Mg2+ < Na+ < O2- < F- C. Na+ < Mg2+ < Al3+ < F- < O2- D. F- < O2- < Na+ < Mg2+ < Al3+

5. Các nguyên tố Mg, Al, B, F, C được sắp xếp theo chiều giảm năng lượng ion hóa thứ nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Mg > Al > B > F > C B. F > C > B > Al > Mg C. F < B < C < Al < Mg D. F > C > B > Mg > Al 6. Cho các nguyên tố Al, Br, Na, Li. Nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất là

A. Al B. Br C.Na D. Li

Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI - PHI KIM

CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

1. Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A. Giải thích ngắn gọn?

2. Hãy cho biết sự biến đổi về tính axit - bazơ của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của các nguyên tố trong một chu kì và một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

3. Dựa vào quy luật biến đổi tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy cho biết:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Phi kim mạnh nhất?

b) Nhóm nào gồm những kim loại mạnh nhất? Nhóm nào gồm những phi kim mạnh nhất?

4. Cho A, B, C, D lần lượt có số hiệu nguyên tử là 16, 14, 17, 15. a) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tính phi kim tăng dần. b) Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng.

c) Sắp xếp các oxit và hidroxit trên theo chiều tính axit giảm dần.

5. Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó?

Đs: Lưu huỳnh

6. Cho hợp chất khí với hidro là RH3, trong công thức oxit cao nhất có chứa 74,07% oxi về khối lượng. Xác định R?

Đs: Nitơ

7. Cho công thức oxit cao nhất là R2O5, trong hợp chất khí với hidro có chứa 91,18% R về khối lượng. Xác định R?

Đs: Phot pho

TRẮC NGHIỆM

1. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu lần lượt là 12, 14, 15, 17. Thứ tự tăng dần tính phi kim là

C. A < B < C < D D. D > A > B > C

2. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu lần lượt là 11, 15, 17, 19. Thứ tự tăng dần tính kim loại là

A. A > B > C > D B. C < B < A < D C. A < C < B < D D. D > A > B > C

3. Anion Y3- có cấu hình e nguyên tử ở lớp ngoài cùng là 3p6. Oxit cao nhất, hidroxit cao nhất và hợp chất đối với hidro lần lượt là

A. R2O5; H3RO4; RH3 B. RO3; H2RO4; RH2 C. RO2; H2RO3; RH4 D. R2O7; HRO4; RH

4. Cation X3+ có cấu hình e nguyên tử ở lớp ngoài cùng là 2p6. Oxit cao nhất, hidroxit cao nhất lần lượt là

A. RO3; H3RO4 B. RO; R(OH)2

C. R2O3; R(OH)3 D. R2O3; H3RO3

5. Oxit cao nhất của nguyên tố có 6e ngoài cùng chứa % khối lượng oxi là 60%. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố là

A. 8 B. 17 C. 16 D. 34

6. Nguyên tử của nguyên tố A có 6e ở lớp ngoài cùng, trong hợp chất khí với hidro có 5,88% H về khối lượng. Nguyên tố (A) có số hiệu là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 8 B. 16 C. 7 D. 28

7. Cho ion XO32- và YO3- có % khối lượng oxi lần lượt là 60% và 77,4%. Oxit cao nhất của (X), (Y) lần lượt có dạng là

A. RO3, R’2O5 B. RO2, R’2O7 C. R2O3, R’O D. RO3, R’O2

Bài 13: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Nguyên tử của 2 nguyên tố có Z = 25 và Z = 35, Z = 12. a) Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn. b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của 3 nguyên tố đó.

a) Viết cấu hình e của R. Cho biết R là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Vì sao ?

b) Viết cấu hình ion tương ứng của R.

c) Viết công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của R. 3. So sánh tính kim loại của Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13). Giải thích ngắn gọn.

4.

a) So sánh tính kim loại và tính bazơ của các hidroxit tương ứng của các nguyên tố sau: 12Mg, 19K, 13Al.

b) So sánh tính phi kim và tính axit của các hidroxit tương ứng của các nguyên tố sau: 15P, 14Si, 7N.

5. Nguyên tố S (Z = 16), Cl (Z = 17), N (Z = 7), Al (Z = 13), P (Z=15) a) Viết cấu hình electron của các nguyên tố trên. Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn (số thứ tự ô, chu kì, nhóm). Giải thích?

b) Cho biết tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố trên. c) Viết cấu hình electron của các ion tương ứng.

TRẮC NGHIỆM

1. Nguyên tố Ca có Z = 20. Cấu hình e của ion Ca2+ là A. 1s22s22p63s23p6 4s2 B. 1s22p62s23s23p6 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p64s24p2 2. Nguyên tố photpho có Z = 15. Cấu hình e của ion P3- là A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p63s3

C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p43d4

3. Anion Y- có cấu hình electron nguyên tử ở lớp ngoài cùng là 3p6. Oxit cao nhất và hợp chất khí đối với hidro lần lượt là

A. R2O5; RH3 B. RO3; RH2

C. RO2; RH4 D. R2O7; RH

4. Nguyên tố (X) có tổng số electron các phân lớp s là 7. Nguyên tố (Y) có tổng số electron các phân lớp p bằng 5. (X), (Y) lần lượt có số hiệu là

5. Nguyên tử của nguyên tố nào có cấu hình phân lớp ngoài cùng là 4s1 có số hiệu là

A. K (Z = 19) B. Cr (Z = 24)

C. Cu (Z = 29) D. A, B, C 6. (Y) là nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VIIA. (Y) là A. Cl (Z = 17) B. S (Z = 16) C. Se (Z = 34) D. Br (Z = 35)

7. Nguyên tử của nguyên tố (X) không phải là khí hiếm, có phân lớp ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố (Y) có cấu hình electron ngoài cùng là 4s. Tổng số electron của hai phân lớp bằng 7. Oxit cao nhất của (X), (Y) lần lượt là

A. Cl2O7, K2O B. Br2O7, CaO

C. SO3, K2O D. P2O5, Al2O3

Bài 14: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2

1. Nguyên tố X có Z = 22. Viết cấu hình electron của X, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn, cho biết X thuộc loại nguyên tố gì? Viết cấu hình electron của các ion X2+ và X4+.

2. Nguyên tố Fe có Z = 26, S có Z = 16. Viết cấu hình electron của Fe3+, Fe2+, S2-.

3. Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R. b) Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Anion X- có cấu hình electron giống cấu hình electron của cation R+. Hãy cho biết tên và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

4. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối?

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. Đs: 19

5. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3. Trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% hidro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó?

6. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% khối lượng của oxi. Xác định nguyên tố đó.

Đs: Si

7. Nguyên tố A có thể tạo ra 2 oxit có công thức AO và AO2 với tỉ lệ giữa %

về khối lượng oxi trong AO và % về khối lượng oxi trong AO2 là 30 23

. Xác định nguyên tố A.

Đs: N

8. Hai nguyên tố A và B kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định 2 nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào ?

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.

TRẮC NGHIỆM

1. Nguyên tố nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. X ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA. B. X ở ô số 5, chu kì 3, nhóm IIIA. C. X ở ô số 3, chu kì 2, nhóm IIA. D. X ở ô số 4, chu kì 2, nhóm IIIA.

2. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ngoài cùng là (n-1)dα ns1. Vị trí của X trong hệ tuần hoàn là

A. Chu kì n, nhóm IA. B. Chu kì n, nhóm VIB.

C. Chu kì n, nhóm IB.

D. Cả A, B, C đều có thể đúng. 3. Cấu hình nào sau đây là của ion Fe2+?

A. 1s2 2s2 2p6 2d9

B. 1s2 2s2 2p6 3s2 4p6 4s1

C. 1s2 2s2 2p2 2d2 2p2 3s2 3p2 3d5 D. 1s2 2s2 2p6 3d102f14 3s2 3p3

4. Dãy nào sắp xếp đúng các nguyên tử theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần? A. Mg > S > Cl > F B. F > Cl > S > Mg C. Cl > F > S > Mg D. S > Mg > Cl > F 5. Dãy nào sắp xếp đúng tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion?

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 63)