Phân loại bài tập hóa học [24], [30]

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 28)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.3. Phân loại bài tập hóa học [24], [30]

Trong nhiều tài liệu về phương pháp dạy học hóa học, các tác giả phân loại BTHH theo những cách khác nhau dựa trên những cơ sở khác nhau. Vì vậy cần có cái nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa trên việc nắm chắc các cơ sở phân loại.

1. Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, chia bài tập thành bài tập lí thuyết và bài tập TN.

2. Dựa vào tính chất của bài tập, chia bài tập thành bài tập định tính và bài tập định lượng.

3. Dựa vào nội dung của bài tập có thể chia thành:

• Bài tập hóa đại cương: Bài tập về dung dịch, bài tập về điện phân,...

• Bài tập hóa vô cơ: Bài tập về các kim loại, phi kim, các hợp chất oxit, axit, bazơ,...

• Bài tập hóa hữu cơ: Bài tập về hiđrocacbon, về ancol, anđehit,...

4. Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp có thể chia thành bài tập cơ bản hay bài tập tổng hợp.

5. Dựa vào kiểu bài hoặc dạng bài có thể chia thành: Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất, tính thành phần % của hợp chất, nhận biết, tách chất, điều chế,...

6. Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành: Bài tập kiểm tra sự hiểu và nhớ, bài tập rèn luyện tư duy khoa học,...

7. Dựa vào mục đích dạy học, chia bài tập thành: Bài tập để hình thành kiến thức mới; bài tập để rèn luyện, củng cố kỹ năng, kỹ xảo; bài tập kiểm tra - đánh giá.

8. Dựa vào hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải, có thể phân loại BTHH thành bài tập cơ bản và bài tập phức hợp.

9. Dựa vào phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập có thể phân chia BTHH thành: Bài tập mẫu, bài tập tương tự xuôi ngược, bài tập có biến đổi và bài tập tổng hợp.

10. Dựa vào hình thức kiểm tra - đánh giá, BTHH được chia làm 2 loại là bài tập trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự luận) và bài tập trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm).

Giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt vì trong bất kì loại bài tập nào của cách phân loại này cũng chứa đựng một vài yếu tố của một hay nhiều bài tập của cách phân loại khác. Mỗi cách phân loại bài tập ở trên đều có những mặt mạnh và mặt yếu của nó, mỗi cách phân loại đều nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại BTHH.

1.4.4. Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa học

1.4.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học [26] Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau

a) Nghiên cứu đầu bài +Đọc kỹ đầu bài.

+ Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ cho dễ sử dụng).

+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản. + Viết các PTHH có thể xảy ra.

b) Xây dựng tiến trình luận giải

Xây dựng tiến trình luận giải thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìm đến cái đã cho. Bằng cách xét một vài các bài toán phụ liên quan. Tính logic của bài toán có chặt chẽ hay không là ở giai đoạn này. Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự xây dựng cho mình một tiến trình luận giải tốt, tức là GV đã dạy cho HS bằng bài tập. Thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được một cách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập nào khác. Điều này được thông qua một số dạng câu hỏi như sau (GV gợi ý sau đó tập dần cho HS tự đặt câu hỏi).

c) Thực hiện tiến trình giải

Thực hiện tiến trình giải thực chất là trình bày lời giải một cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựa vào mối tương quan giữa các ẩn số để lập phương trình, giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu cần).

d) Đánh giá việc giải

Bằng cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải. Có thể đi đến kết quả bằng cách khác không? tối ưu hơn không? tính đặc biệt của bài toán là gì?... Trên thực tế ngay cả với những HS giỏi, sau khi tìm ra cách giải và trình bày lập luận của mình một cách sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết thúc. Như vậy chúng ta đã bỏ mất một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi. Việc nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể củng

cố kiến thức và phát triển khả năng giải bài tập của mình. Người GV phải hiểu và làm cho HS hiểu: không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại một cái gì để suy nghĩ. Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu sắc hơn.

1.4.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học

- Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả quá trình nhận thức bao gồm “một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu tượng và khái niệm lĩnh hội được, giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo lại khi có những đòi hỏi tương ứng”.

- Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc do có tích luỹ thêm kỹ năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy của học sinh.

- Theo M.A Đanilôp: “Kỹ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn

- Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vận dụng được.

+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến thức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác. Đây là mức độ tối thiểu mà HS cần đạt được trong giờ học tập.

+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết đưa được nó vào trong hệ thống kinh nghiệm của bản thân.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tức là phải tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ mới.

- Để đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc chắn cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập một cách có hệ thống từ dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất. Theo nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì vậy, kiến thức sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng kiến thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau. Ở đây, chúng ta

thấy rõ quan hệ biện chứng giữa nắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức của HS

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa học đại cương bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w