4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2.8. Xác định thời điểm bón chế phẩm Trichoderma thích hợp để đạt
quả phòng trừ nấm bệnh A. niger cao nhất
Xác định được thời điểm bón chế phẩm Trichoderma cho lạc nhằm hạn
chế lượng mầm bệnh thối gốc mốc đen do A. niger là một trong những mục tiêu của đề tài hướng đến, gia tăng đúng lúc số lượng nấm đối kháng trong đất để ức chế hiệu quả, kịp thời nấm bệnh A. niger. Trên cơ sở xác định được chủng nấm Tri.011NL cho hiệu lực phòng trừ nấm A.niger cao nhất, chúng tôi tiến hành thí
nghiệm với 4 công thức để xác định tỷ lệ nhiễm cũng như hiệu lực phòng trừ ở các công thức khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 3.11 và hình 3.5.
Bảng 3.11. Hiệu lực trừ nấm A.niger của Trichoderma harzianum
(Tri.011NL) ở các giai đoạn bón khác nhau
CT Tỷ lệ nhiễm (%) Hiệu lực(%) CT1 78,00a - CT2 11,17d 85,68 CT3 34,20c 56,15 CT4 47,09b 39,62 CV% 1,3 LSD0,05 1,07
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái giống nhau thì không khác nhau ý nghĩa ở mức = 0,05)
Ghi chú:
CT1: Lây nhiễm A. niger lên cây lạc sau 1 tuần nảy mầm
CT2: Trộn Trichoderma vào đất trồng lạc trước khi gieo, lây nhiễm A. niger lên
cây lạc sau 1 tuần nảy mầm
CT3: Trộn Trichoderma vào đất trồng lạc đồng thời lây nhiễm A. niger lên cây
lạc sau 1 tuần nảy mầm
CT4: Lây nhiễm A. niger lên cây lạc sau 1 tuần nảy mầm, trộn Trichoderma vào đất trồng lạc sau khi nhiễm bệnh 1 tuần
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 CT1 CT2 CT3 CT4 Tỷ lệ nhiễm Hiệu lực
Hình 3.5: Hiệu lực phòng trừ của Tri.011NL đối với A.niger
Qua bảng 3.11 và hình 3.5 cho thấy sự ảnh hưởng của chủng nấm
Trichoderma harzianum đến sự xâm nhiễm của nấm bệnh A.niger. Ở các công
thức khác nhau cho thấy sự tác động khác nhau của chủng nấm Trichoderma harzianum. Ở công thức 2, khi trộn Trichoderma harzianum vào đất trồng lạc trước khi gieo, lây nhiễm A. niger lên cây lạc sau 1 tuần nảy mầm cho hiệu quả
phòng trừ nấm A.niger cao nhất, đạt 85,68%.
3.2.9. Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với
nấm bệnh A. niger trên đồng ruộng
Như chúng ta đã biết trong tự nhiên nấm đối kháng Trichoderma tồn tại trong đất như một loài vi sinh vật đất có ích cho cây trồng. Chúng có khả năng ức chế các vi sinh vật gây hại cho cây trồng, đồng thời chúng cũng có khả năng phân giải các chất hữu cơ để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
Tuy nhiên số lượng của chúng trong đất rất thấp do đó cần phải bổ sung thêm một lượng nhất định nấm Trichoderma vào đất thông qua xử lý giống, tưới vào đất, trộn với phân hữu cơ để chúng phát huy vai trò đối kháng diệt nấm bệnh gây hại vùng rễ của cây trồng.
Hiện nay, việc sử dụng các vi sinh vật đối kháng để phòng trừ các bệnh hại cây trồng đang được quan tâm ứng dụng rộng rãi. Nấm đối kháng
Trichoderma là một trong những vi sinh vật có tác dụng phòng trừ đối với một số bệnh hại có nguồn gốc trong đất đạt hiệu quả cao.
Để đánh giá hiệu lực phòng trừ của chủng nấm đối kháng Trichoderma harzianum (Tri.011NL) đối với nấm A. niger hại lạc của vụ xuân 2013-2014 tại Nghi Lộc - Nghệ An, chúng tôi đã tiến hành một số các thí nghiệm và đánh giá hiệu lực phòng trừ qua chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ bệnh (%), giữa công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm nấm đối kháng
Trichoderma.
Tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh của các công thức thí nghiệm, xác định hiệu lực phòng trừ, so sánh với đối chứng. Đối với mỗi loại bệnh qua việc xác định được giai đoạn bệnh không tăng nữa thì tiến hành điều tra theo dõi, đánh giá.