Nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm asprgillus niger hại lạc của chúng vụ xuân 2014 tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 30)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.1. Nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh hại lạc trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào bệnh hại trên đồng ruộng và các biện pháp phòng trừ chúng. Một vấn đề hiện còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều là bệnh hại hạt giống.

Theo Đặng Trần Phú và Lê Trường (1997) cho biết Có sự liên quan chặt chẽ giữa nấm bệnh với những hư hại của hạt lạc trong quá trình củ già, phơi khô hoặc cất giữ. Khi phơi khô trong điều kiện tự nhiên, nếu độ ẩm không khí cao hoặc gặp mưa vào thời gia đó, củ lạc và hạt lạc bị ẩm trong thời gian dài thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh. Thường gặp trên củ và hạt giống là nững loại nấm sau Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Rhizopus, ..Hạt lạc còn nằm trong đất hoặc đang được phơi sấy đều có thể bị xâm nhiễm vào khoảng 2 lá mầm và gây ra những vết bệnh riêng ở mặt trong lá mầm. Những loài nấm hại trên hạt nếu gặp điều

kiện thuận lợi chúng còn làm giảm axit béo tự do trong thành phần đầu và gây mất sức nảy mầm của hạt.

Những nghiên cứu về bệnh hại hạt giống và khả năng truyền lan của chúng ở nước ta hiện nay còn rất ít. Một số nghiên cứu đi sâu về bệnh nấm trên hạt giống lạc nhưng mới chỉ tập trung vào một số loài có khả năng gây nguy hại cho cả người và động vật.

Trong số những loài nấm bệnh trên hạt lạc nói trên, những loài nấm

Aspergillus spp. là những loài nguy hiểm nhất. Nhiều loài trong chúng không chỉ

gây hại trên cây trồng mà còn tồn tại trên nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản, sinh độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe người và nhiều loài gia súc, gia cầm. Theo Trần Minh Phương (2003) Nhóm các loài nấm Aspergillus spp còn là một trong những loài nấm gây viêm xoang mũi ở người. Trên lạc, sau thu hoạch, trong những điều kiện nhất định một số loài nấm như Aspergillus flavus, A. parasiticus có khả năng sản sinh độc tố rất độc cho người, gia súc và gia cầm. Đặc biệt là độc tố Aflatoxin do Aspergillus flavus sản sinh là một trong những

chất gây ung thư ở người. Những độc tố này không tan trong dầu, chúng nằm lại trong khô dầu. nếu dùng khô dầu này làm thức ăn cho gia súc thì tùy lượng mà gia súc có thể bị ngộ độc, chậm phát triển và thậm chí có thể chết [5].

Ngoài những tác hại trên, sự nguy hiểm của những loài Aspergillus.spp

còn được đánh giá qua mức độ phổ biến trên lạc cả ngoài đồng ruộng và lạc trong quá trình bảo quản sau thu hoạch [5].

Theo Ngô Bích Hảo (2004) kết quả giám định bệnh hại hạt giống nhập nội sau nhập khẩu có tới 100% số mẫu hạt giống kiểm tra nhiễm Aspergillus.spp…

sự có mặt cảu các loài nấm Aspergillus.spp. trên hạt làm giảm chất lượng hạt

giống, gây thối hạt khi gieo trồng và gây bệnh cho cây con. Khi mức nhiễm nấm thấp dưới 5%, tỉ lệ nảy mầm của hạt đạt tới 91.2%. Ngược lại, khi mức nhiễm lớn hơn 20% tỉ lệ nảy mầm đạt 69.8%, tỉ lệ hạt thối hạt cứng và tỉ lệ mầm bất bình thường tăng, tỉ lệ cây khỏe giảm. Đặc biệt quan sát trên các mẫu hạt giống trước ki ủ không thấy sự khác nhau giữa hạt giống khỏe và hạt giống bị nhiễm bệnh.

Nấm Aspergillus niger là loài nấm đất phổ biến cũng là nấm hại hạt điển

hình. Theo Lê Lương Tề (1997) Bệnh do nấm Aspergillus niger gây ra trên lạc

được gọi là bệnh héo rũ gốc mốc đen, một số tác giả khác gọi là bệnh thối đen cổ rễ hay bệnh thối cổ rễ.

Kết quả điều tra Ngô Kim Vân và Ngô Vĩnh Viễn đã xác định được bệnh héo rũ gốc mốc đen là một trong những bệnh hại phổ biến ở hầu khắp các vùng trồng lạc ở miền Bắc Việt Nam như Hà Nôi, Bắc giang, Vĩnh Phúc, thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,..v.v.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng Trichoderma phòng trừ bệnh hại

Aspergillus tại Việt Nam

Kết quả điều tra thu thập nấm đối kháng Trichoderma trên đồng ruộng

trồng lạc ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An (năm 2010) đã xác định được 5 loài nấm đối kháng Trichoderma, trong đó loài Trichoderma sp3. có tính kháng mạnh với Aspergillus flavus.

Theo Đỗ Tấn Dũng (2005-2006), nấm đối kháng Trichoderma spp. có thể sử dụng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. solfsii) hại cây trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao, 86,5 % (trên cây lạc) và 94,4 % (trên cây đậu tương) trong điều kiện chậu vại. Có thể sử dụng để phòng trừ bệnh lở cổ rễ (R. solani) hại cây trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao, đạt 85,9% (trên cây cà chua) và 77,8 % (trên cây dưa chuột) trong điều kiện chậu vại [5].

Chế phẩm này thực sự góp phần vào thực tiễn sản xuất, có khả năng phòng trừ được bệnh nấm khô vằn hại ngô (giảm được từ 51,3%-59,8%), bệnh chảy gôm trên cam chanh và một số bệnh lan truyền qua đất, giảm bớt lượng thuốc BVTV hoá học, từng nơi đã giảm được đầu vào của sản xuất, góp phần bảo vệ sức khoẻ người sản xuất.

Theo Ngô Bích Hảo (2004) [4]: tác giả tiến hành khảo sát hiệu quả ức chế của hai loài nấm đối kháng T. harzianum và T. viride đối với S. rolfsii. Kết quả cho thấy cả T. viride và T. harzianum đều có khả năng ức chế S. rolfsii trên môi truờng PGA. Hiệu lực ức chế S. rolfsii của T. viride đạt 75,2% cao hơn so với T.

harzianum đạt 73,4%. Hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi T. viride được xử lý trước

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm asprgillus niger hại lạc của chúng vụ xuân 2014 tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)