0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thành phần nấm bệnh gây hại trên lạc vụ Xuân năm 2014 tại huyện

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM TRICHODERMA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM ASPRGILLUS NIGER HẠI LẠC CỦA CHÚNG VỤ XUÂN 2014 TẠI HUYỆN NGHI LỘC NGHỆ AN (Trang 43 -43 )

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1. Thành phần nấm bệnh gây hại trên lạc vụ Xuân năm 2014 tại huyện

Nghi Lộc - Nghệ An

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành điều tra từ giữa tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 tại 2 xã Nghi Trường và Nghi Phong. Đây là 2 xã trọng điểm vùng lạc của huyện Nghi Lộc có diện tích lạc chiếm ưu thế và đa dạng các loại giống ở vụ xuân. Qua quá trình điều tra chúng tôi đã xác định được thành phần một số nấm bệnh hại trên lạc tại vụ xuân năm 2014. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần nấm bệnh hại trên lạc ở huyện Nghi Lộc, vụ Xuân 2014

TT Tên bệnh Tên khoa học Bộ Thời kỳ xuất hiện

bệnh

Mức phổ

biến Bộ phận bị hại

1 Héo rũ gốc

mốc đen Aspergillus niger Van Tiegh Plectascales Nẩy mầm, cây con ++ Hạt cổ rễ, mầm 2 Mốc vàng Aspergillus flavus Link Plectascales Nẩy mầm, cây con ++ Hạt, rễ trụ, lá

mầm, mầm 3 Héo rũ gốc

mốc trắng Sclerotinia rolfssi Sac Sterilales Cây con – thu hoạch +

Hạt, thân sát mặt đất

4 Mốc xanh Penicillium spp. Plectascales Cây con + Trụ rễ, lá mầm 5 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn Sterilales Nẩy mầm, trưởng

thành + Cổ rễ

6 Đốm nâu Cercospora arachidicola Hori Moniliales Phân nhánh -quả

chắc +++ Lá, cuống lá, thân 7 Đốm vòng Alternaria alterna Keisler Hyphales Trưởng thành + Lá

8 Đốm đen Cercospora personata Back & Curtis Moniliales Quả non - thu hoạch +++ Lá, cuống lá, thân

9 Thối gốc Neocosmospora vasinfesta Cây con ++ thân

10 Cháy lá Pestalotippsis sp. Melanconiales Trưởng thành đến

thu hoạch ++

Ghi chú: +: Ít phổ biến (< 20% tỷ lệ bắt gặp)

++: Phổ biến trung bình (20-40% tỷ lệ bắt gặp)

Qua bảng 3.1 cho thấy: Có 10 loài nấm gây bệnh trên lạc ngoài đồng ruộng từ giai đoạn gieo hạt đến thu hoạch. Các loài nấm gây bệnh có biểu hiện triệu chứng khác nhau và mức độ phổ biến khác nhau trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Trong nhóm nấm gây bệnh thì nấm gây bệnh đốm lá phổ biến nhất trong đó đốm nâu xuất hiện trước từ giai đoạn phân nhánh, còn đốm đen xuất hiện sau khi lạc vào giai đoạn củ non. Các bệnh héo rũ lạc gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, riêng chỉ có nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc

trắng, gây bệnh từ giai đoạn cây lạc trưởng thành. Chúng tôi có thể mô tả một số triệu chứng điển hình một số bệnh nấm gây hại trên lạc điển hình.

Các loài nấm bệnh gây hại trên thân, lá là chủ yếu. Đó là các bệnh đốm nâu, đốm đen, đốm vòng, cháy lá. Bệnh nấm hại thường ăn vào bộ phận lá và làm lá tàn rụi nhanh chóng, giảm khả năng sinh trưởng của cây lạc, thậm chí gây chết cây do cây không còn khả năng quang hợp. Tuy nhiên đây là những bệnh ít khi gây ra hiện tượng chết hàng loạt ở cây lạc.

Các loại bệnh còn lại thường gây hại ở các bộ phận như thân, rễ, quả… làm giảm năng suất và phẩm chất của lạc, làm cây sinh trưởng chậm, dễ làm cây bị chết. Nếu khi gặp điều kiện thuận lợi thì cây lạc có thể xảy ra hiện tượng chết hàng loạt như bệnh héo gốc mốc đen, mốc trắng, lở cổ rễ, bệnh thối thân rễ…

Trong vụ xuân 2014, các bệnh gây nên bởi các loài nấm xuất hiện có tần suất cao là bệnh thối gốc mốc đen do nấm A. niger, thối gốc mốc trắng do nấm S.

rolfsii, lở cổ rễ do nấm R. solani, bệnh thối thân rễ do nấm Neocosmospora vasinfesta. Bệnh xuất hiện từ khi giai đoạn cây con cho đến khi vào giai đoạn

chắc quả. Một số loại nấm bệnh khác xuất hiện với tần suất thấp hơn như bệnh mốc vàng do nấm A. flavus xuất hiện khi lạc đâm tia, bệnh thối thân do nấm F.

solani…gây hại ở giai đoạn cây con đến giai đoạn ra hoa rộ.

So sánh kết quả điều tra thành phần nấm bệnh hại lạc vụ Xuân 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội, Chu Thị Mỹ (2013)[16], thu được 10 loài nấm bệnh thuộc 9 bộ.

Kết quả thu thập mẫu nấm bệnh cho thấy có 6 loài nấm đất hại các bộ phận dưới mặt đất như rễ, quả, tia quả…Đối với các loại nấm đất thường rất nguy

hiểm cho cây và khó phòng trừ. Bởi vậy để đạt hiệu quả phòng trừ cao thì cần phải phòng bệnh bằng nhiều cách như xử lý hạt giống, phun phòng vào thời kỳ xung yếu hoặc khi vừa chớm có bệnh trên đồng ruộng, hay sử dụng các biện pháp tác động vào đất trồng trước khi gieo hạt.

* Bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger Van Tiegh

Nấm bệnh gây hại chủ yếu trong giai đoạn cây con, có thể kéo dài đến giai đoạn trưởng thành nhưng ít gặp hơn, nấm gây hại trung bình tại các địa điểm chúng tôi điều tra. Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay sau khi trồng lạc được 1 tuần vào cuối tháng 9. Biểu hiện cây bị bệnh cành lá héo xanh, ở phần gốc thân cổ rễ bị thối đen thắt lại, nhổ nhẹ cây bị bệnh dễ bị đứt gốc. Mang phần thân bị bệnh đem về để ẩm sau 1 - 2 ngày xuất hiện lớp nấm màu đen trên phần bị bệnh.

* Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn

Bệnh hại vào thời kỳ cây con mới mọc gây héo và chết cây con. Vết bệnh ban đàu chỉ là một chấm nhỏ, mầu đen ở phần gốc thân sau đó lan nhanh mọc quanh cổ rễ làm cho cổ rễ teo tóp lại, cây gục xuống và chết nhưng thân lá vẫn còn có màu xanh.

* Bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola Hory

Bệnh xuất hiện và gây bệnh rải rác vào giai đoạn cây trưởng thành và tăng dần về cuối vụ. Bệnh xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở những điểm mà chúng tôi điều tra. Bệnh gây hại nặng vào giai đoạn cây ra hoa và quả non. Vết bệnh ban đầu là những vết nhỏ mầu sang, sau đó lớn dần chuyển sang màu nâu, có quầng vàng ở mặt trên đậm hơn mặt dưới lá.

* Bệnh đốm đen Cercospora personata Beck& Curtis

Bệnh xuất hiện muộn và gây hại mức độ nhẹ hơn bệnh đốm nâu tại địa điểm mà chúng tôi điều tra, bệnh gây hại chủ yếu ở những lá già phía dưới, vết bệnh màu đen không có quầng vàng.

* Bệnh thối thân, gốc trên lạc do nấm Neocosmospora vasinfecta

Đối với nấm Neocosmospora vasinfecta gây bệnh trên cây lạc, triệu chứng bệnh thường quan sát rõ nét và điển hình nhất vào thời kỳ cây lạc ra hoa, phát triển tia quả. Ban đầu gốc thân có những vết màu nâu sau đó đen dần, cây héo

vàng, sau đó cây sẽ bị thối chết.

Triệu chứng bệnh ở bộ phận dưới mặt đất: Hệ thống rễ cây phát triển chậm. Ban đầu các chóp rễ bị biến màu có màu nâu nhạt rồi chuyển sang màu nâu đen, rễ chính bị thối, vỏ rễ bị thối tạo thành một lớp hoại tử màu đen. Bộ rễ bị hư hỏng nặng và không cung cấp đủ nước, lá cây bị biến vàng và cuối cùng chết toàn bộ cây. Khi chẻ dọc thân và rễ chính cây lạc, vết bệnh trong thân hóa màu nân đen, khô ráo, ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ rõ ràng. Trên lớp hoại tử của vết bệnh và trong phần đất xung quanh cây bệnh thỉnh thoảng bắt gặp quả thể nấm màu đỏ cam.

* Bệnh héo rũ gốc mốc trắng dó nấm Sclerotinia rolfsii Sacc

Nấm bệnh xuất hiện và gây hại từ khi cây lạc được 2 - 3 lá nhưng tỷ lệ bệnh rất thấp, chỉ từ khi cây lạc bắt đầu ra hoa thì bệnh có xu hướng tăng dần và gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng.

Cây con mới bị nhiễm bệnh toàn thân bị héo quắt gục xuống vẫn giữ màu xanh, trên mô bệnh lúc đầu có tản nấm màu trắng mọc đâm tia lan ra xung quanh, về sau hạch nấm xuất hiện ngay trên mô bệnh. Hạch nấm ban đầu trắng như vôi sau chuyển dần thành màu nâu giống hạt cải. Nấm phát triển làm cho mô bị bệnh mục nát. Ở giai đoạn trưởng thành cây thường bị héo từ dưới lên trên. Khi nhổ cây lên cây thường bị đứt ngay tại vết bệnh.

* Bệnh mốc vàng Aspergillus Flavus Link

Nấm bệnh này gây hại chủ yếu ở giai đoạn cấy con với mức độ trung bình ở địa điểm mà chúng tôi điều tra. Bệnh xuất hiện ngay khi cây lạc mọc vào khoảng cuối tháng 9 kéo dài đến đầu tháng 10, Cây bị bệnh trên trụ rễ, lá mầm xuất hiện nhiều đám nấm màu vàng hoặc xanh, nếu bị nhiễm nặng cây con có thể bị héo và chết.

* Bệnh mốc xanh Pennicilium spp.

Cũng giống như bệnh mốc vàng bệnh hại ngay từ giai đoạn hạt mới mọc mầm làm cho cây còi cọc, lùn, lá nhỏ màu xanh vàng, bộ rễ kém phát triển. Vết bệnh thường xuất hiện từ vùng lá trở xuống trụ rễ, tại nơi bị bệnh mô cây thường

lõm vào và trên đó xuất hiện những bào tử nấm màu xanh mịn. Tuy nhiên bệnh xuất hiện mức độ thấp ở các điểm mà chúng tôi điều tra.

* Bệnh cháy lá Pestalotiopis sp.

Bệnh xuất hiện từ giai đoạn trưởng thành đến thu hoạch, tại các địa điểm mà chúng tôi thấy bệnh ở mức độ nhẹ. Trên lá các vết bệnh dạng tròn nâu đậm có viền vàng nhạt xuất hiện. Vết bệnh kết lại với nhau lan rộng gây chết hoại đặc biệt là vùng bìa lá.

Một phần của tài liệu SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM TRICHODERMA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM ASPRGILLUS NIGER HẠI LẠC CỦA CHÚNG VỤ XUÂN 2014 TẠI HUYỆN NGHI LỘC NGHỆ AN (Trang 43 -43 )

×