- Phƣơng pháp làm dây khi tàu cập và ra cầu
3. Tiến hành vệ sinh tàu
3.1. Làm vệ sinh boong chính
Sau khi bốc hết hàng tƣơi sống trên boong , sau khi bốc xếp than , xi măng , apatit , quặng hoặc những loại hàng dễ bẩn khác và trƣớc khi tàu chạy ra biển đều phải rửa boong chính cho sạch sẽ .
Trƣớc khi rửa , đóng chặt miệng hầm hàng , đậy kín các đế cắm điện trên chân cột hoặc trên be miệng hầm hàng . Nếu trên boong có đầu dây điện thì phải bọc kín dùng bạt bọc kín hàng hóa để trên boong , dọn hết rác bẩn và không để rác làm tắc ống thoát nƣớc . Lắp ống rồng vào hệ thống đƣờng ống nƣớc rửa boong ( dùng nƣớc biển để rửa ) và mở sẵn van ống nƣớc ( dùng ống rồng rửa boong chuyên dụng , chứ không dùng ống rồng chữa cháy ) . Sau đó báo cho buồng máy chạy bơm nƣớc rửa boong .
Khi rửa , một thủy thủ cầm đầu ống rồng phun nƣớc , thủy thủ thứ hai nâng ống rồng để giúp thủy thủ kia di chuyển ống rồng đƣợc dễ dàng . Những thủy thủ khác dùng chổi cứng quét theo dòng nƣớc cho hết than vụn , quặng
vụn , đất , cát … Phun nƣớc theo thứ tự từ mũi về lái , từ cao xuống thấp , từ trên gió xuống dƣới gió ( tức là không để đầu ống rồng phun nƣớc ngƣợc gió ) , không để nƣớc phun vào cửa sổ kín nƣớc ( cửa húp lô ) của các buồng ở và miệng ống thông gió các hầm hàng . Nƣớc phun đến đâu quét sạch đến đó . Trong quá trình rửa thƣờng xuyên móc rác đọng lại ngang miệng lỗ thoát nƣớc ở chân be mạn , để nƣớc rửa boong chảy ra ngoài mạn đƣợc thông suốt . Thủy thủ rửa boong phải đi ủng cao su và mặc áo chống thấm .
Khi kết thúc , quét lại một lần nữa cho sạch hết những vũng nƣớc còn lại trên boong .
Trên tàu dầu , mặt boong chính thƣờng bị bẩn do dầu mỡ . Để rửa thật sạch , trƣớc hết đổ nƣớc xà phòng hoặc bồ tạt vào vết bẩn , rồi dùng bàn chải cọ , sau đó dùng ống rồng phun nƣớc rửa nhƣ trên tàu chở hàng khô .
3.2. Làm vệ sinh thƣợng tầng
Trên các mặt boong thƣợc khu vực thƣợng tầng kiến trúc thƣờng lát một lớp gỗ ván sàn .
Hàng ngày thủy thủ trƣởng phân công thủy thủ quét dọn các boong chính thƣợng tầng . Dùng chổi mềm quét từ trên gió xuống dƣới gió cho hết rác bẩn , tập trung rác vào thùng rác ( để chờ ô tô rác cảng tới lấy , hoặc chờ khi tàu chạy sẽ đổ xuống biển ) .
Hàng tuần phải rửa các boong thƣợng tần ít nhất một lần , rửa theo thứ tự từ boong cao nhất trở xuống . Trƣớc khi rửa cần quét boong cho hết rác bẩn , lấy nƣớc ngọt làm ƣớt mặt gỗ một lƣợt , rồi rắc cát mịn lên mặt gỗ , sau đó dùng bàn chải cứng hoặc xơ vỏ dừa cọ dọc theo chiều thớ gỗ . Khi cọ không làm xƣớc mặt gỗ , đổ nƣớc xà phòng hoặc bồ tạt vào chỗ bẩn để khoảng 5 – 7 phút rồi rắc thêm cát mềm , sau đó dùng bàn chải cứng hoặc xơ vỏ dừa để cọ , không nên dùng xút ăn da để cọ làm cho mặt gỗ bị hỏng nhanh chóng . Sau khi cọ xong dùng ống rồng phun nƣớc cho hết cát và rửa sạch boong . Khi kết thúc , quét hết những vũng nƣớc còn lại trên boong .
Sau khi mặt boong gỗ đã đƣợc cọ rửa sạch , để kéo dài tuổi thọ mặt gỗ khi gỗ đã khô cần sơn hai hoặc ba lớp sơn dầu mỏng đã đƣợc hâm nóng lên mặt gỗ . Sau khi sơn xong mặt gỗ sẽ ngả sang màu hạt giẻ sẫm và co tính chống ẩm tốt .
Boong gỗ phải giữ đƣợc tính kín nƣớc tốt , do đó phải xâm chặt những rãnh hở ở giũa các thánh gỗ ván sàn . Công tác xảm boong gỗ thƣờng do xƣởng chữa tàu đảm nhiệm , nhƣng trong thực tế nhiều khi thuyền viên cũng phải làm công tác này tuy chỉ xảm từng bộ phận nhỏ .
Nếu những chỗ xảm cũ đã bị bật lên , mục nát , hoặc lớp hắc ín đã biến chất không còn tác dụng thì phải xảm lại chỗ đó . Tiến hành xảm khi thời tiết khô ráo , sáng sủa và rãnh không bị ẩm ƣớt .
Trƣớc hết dùng dao cạo gỗ , xới bật những lớp xảm cũ , dùng bàn chải chải sạch rãnh . Lấy dây gai hoặc lanh tẩm dầu chặt ra từng đoạn rồi giũ tung ra thành sợi . Bền qua những sợi này lại thành tao có độ dày và chiều dài bằng
chiều rộng và chiều dài của rãnh . Sau đó nhét tao xuống rảnh tới độ sâu nhất định . Nếu rãnh rộng và sâu , thì không nên bện một tao lớn , mà bện thành 2 hoặc 3 tao rồi nhét xuống rãnh , trải đều tao liên tục trong rãnh , không bị gián đoạn . Những rảnh ở đầu mút của thanh gỗ cần xảm chặt và tỉ mỉ vì ở đây gỗ rất nhạy cảm với khí ẩm . Sau đó dùng phểu đổ nƣớc hắc ín nóng vào rãnh . Để sau này hắc ín không bị rạn nứt , cần pha thêm một ít dầu thực vật ( 1 phần dầu , 2 phần hắc ín) . Hắc ín phải đun ở trên bờ , tuyệt đối không đun trong khoang bếp . Nếu tàu đang chạy trên biển , có thể dùng bếp điện để đun , nhƣng phải đặc biệt phòng cháy . Sau khi đổ lần thứ nhất , hắc ín nguội lạnh co lại , làm cho mặt rãnh bị lõm xuống ( sau này nƣớc sẽ đọng lại ở đó ) , do đó phải đổ hắc ín tiếp lần thứ hai để làm bằng mặt rãnh với mặt boong . Trong quá trình làm việc phải đeo kính bảo vệ mắt và găng tay , để tránh bụi hắc ín ăn mòn . Mặt boong gỗ sau khi xảm sẽ giữ đƣợc tính kín nƣớc tốt và không bị mục .
3.3. Làm vệ sinh ba lát và két nƣớc
Ballast thƣờng dùng để đựng nƣớc biển dằn tàu , két udngf để đựng nƣớc ăn , nƣớc lò hoặc nƣớc tắm rửa . Có nhiều tàu dùng một số ballast nƣớc ít nhất 6 tháng 1 lần , két nƣớc ăn 3 tháng 1 lần , két nƣớc rửa 1 năm 1 lần . Mặt trong của các ballast hoặc két nƣớc đều đƣợc sơn , quét ximăng , hoặc tráng men để chống gỉ . Nếu sơn thì sơn 3 – 4 lần . Nếu quét ximăng thì quét 2 lần . Lần thứ nhất trộn 1 phần ximăng với 1 phần cát mềm , trộn chung với nƣớc để quét . Lần thứ 2 trộn 2 phần ximăng , 1 phần cát mềm rồi hòa chung với nƣớc . Mỗi lần quét 1 lớp ximăng mỏng , không nên quá dày , nếu không thì lúc tàu rung lớp ximăng sẽ bong ra nhanh chóng . Để tăng thêm chất lƣợng lớp ximăng , có thể trộn thêm chất keo ( sản phẩm phụ của cao su nhân tạo ) để tăng thêm tính đàn hồi và tính bền chắc .
Nói chung tất cả các ballast két nƣớc phải quét ximăng hoặc sơn mỗi năm một lần .
Làm vệ sinh các ballast như sau : • Bơm hết nƣớc trong ballast ra biển .
• Mở lỗ chui ngƣời, chuẩn bị đèn pin hoặc đèn điện cầm tay với nguồn điện 12 V hoặc 24 V , đèn và dây điện phải cách điện tốt .
• Phân công một số thủy thủ mang xô xách nƣớc , chổi , xẻng cán ngắn , chui xuống ballast , tay cầm đèn chiếu sáng .
• Quét sạch ballast , tập trung bùn thành đống rồi hốt ( lấy xẻng xúc ) vào xô , xách ra ngoài ballast .
• Cạo gỉ và lau khô ballast .
• Sơn lại hoặc quét ximăng lại toàn bộ mặt trong của ballast .
các đệm cao su kín nƣớc miệng lỗ và phải siết các bulông cho thật chặt để sau này nƣớc không rò rỉ ra ngoài .
Cách làm vệ sinh các két nƣớc cũng nhƣ trên .
Két nƣớc ăn , sau khi sơn hoặc quét ximăng nhƣ trên , thì đổ nƣớc ngọt vào , rồi bơm ra ngoài . Sau đó bơm đầy nƣớc ngọt vào để lâu chừng 24 giờ , bơm bỏ nƣớc này , rồi đựng thức ăn . Nhƣng nếu vẫn còn mùi sơn hoặc ximăng thì tiếp tục bơm nƣớc vào rồi lại bơm ra để súc rửa vài lần cho tới khi không còn mùi vị khó chịu . Sau khi sơn hoặc tráng men không nên để két bỏ không ( không có nƣớc ) quá 30 ngày đêm , vì để quá kỳ hạn trên , sơn hoặc men dễ bị tróc ra và mất tác dụng chống gỉ .
Két nƣớc rửa , nƣớc lò , sau khi sơn hoặc quét ximăng đã khô , bơm nƣớc ngọt vào để ngâm khoảng 12 giờ .
Những ballast hoặc két đựng nƣớc biển lâu ngày , có thể có vi sinh vật biển ở trong đó . Bởi vậy trƣớc khi cho ngƣời chui vào phải mở lỗ chui ngƣời và thông gió một thời gian nhất định .
B. Bài tập:
Bài tập 1: Trình bày quy trình vệ sinh trên tàu biển
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được:
Trình bày đƣợc quy trình vệ sinh trên tàu biển
Bài tập 2: Thực hành thao tác vệ sinh trên tàu
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm làm một lần
- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Thực hiện đƣợc thao tác vệ sinh trên tàu
C. Ghi nhớ:
Cần chú ý nội dung trọng tâm: Công tác vệ sinh trên tàu biển
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN