3. Buộc tàu và an toàn buộc tàu
3.4. An toàn khi rời cầu
a. Chuẩn bị
- Thuỷ thủ nhận thông báo ra vị trí làm dây trƣớc khi tàu rời cầu 30 phút - Thử thông tin liên lạc giữa Buồng Lái-Boong Mũi và Boong Lái tàu - Cấp điện cho tời Mũi và tời Lái. Khởi động máy tời
- Sẵn sàng dây ném, đệm va
- Phân công ngƣời điều khiển tời, ngƣời ném dây, ngƣời phụ trách từng dây…
b. Làm dây
- Mũi-Lái để lại một dây dọc và một dây chéo. Thu các dây còn lại về tàu - Cởi tiếp dây dọc mũi và lái
- Cởi dây chéo mũi và sau cùng là chéo lái c. Những sai sót thƣờng gặp:
- Dây để nguyên trong trống, không rải ra mặt boong vì thế không thể xông dây kịp thời
- Dây ném bị rối do không chuẩn bị trƣớc
- Cùng một lúc đƣa quá nhiều dây lên bờ, gây lúng túng và thiếu an toàn khi thao tác
- Không thu phần chùng của dây, khiến dây không có tác dụng hãm quán tính tàu khi cần thiết
- Xông nhầm dây khi cởi dây rời cầu
- Không thông báo cho buồng lái kịp thời và liên tục về tình trạng của tàu.
B. Bài tập thực hành:
Bài tập 1: Thực hành thắt các nút mối đơn giản, nút nối dây, nút ghế, nút thuỷ thủ trƣởng, nút buộc móc, nút cứu sinh...
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 3 đến 5 dây mềm
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Hiểu công dụng của các nút; + Thắt đƣợc các nút.
Bài tập 2: Thực hành công tác làm dây khi tàu cập và ra cầu
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm làm 01 lần.
- Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành trên tàu lƣới kéo
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Hiểu công dụng và các bƣớc làm dây khi tàu cập và ra cầu. + Làm đƣợc dây khi tàu cập và ra cầu.
C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm:
- Cách sử dụng và thắt các mối dây nút cơ bản;