Công tác cứu thủng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác thủy thủ (Trang 64)

- Phƣơng pháp làm dây khi tàu cập và ra cầu

2. Công tác cứu thủng

2.1. Nguyên nhân và hậu quả khi tàu bị thủng

Thủng tàu có nghĩa là phần vỏ tàu chìm dƣới nƣớc hoặc gần mép nƣớc bị hƣ hỏng mà nƣớc có thể tràn qua đó để vào trong tàu. Tàu bị thủng có thể do những nguyên nhân sau:

- Tàu bị mắc cạn hay đâm phải đá ngầm - Do va chạm với một tàu khác

- Do tàu bị va đập vào một vật khác nhƣ tảng băng nổi, hoặc vật liệu nổi - Các mối hàn bị hƣ hỏng, rạn nứt… làm cho nƣớc ngấm vào tàu

- Vỏ tàu sức bền kém nên tự bục do sức nặng của hàng hoá và trang thiết bị

- Vỏ tàu quá cũ hay sức bền kém nên bị rạn nứt do va đập của sóng. 2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng

Tàu thủng có thể do nhiều nguyên nhân nên lỗ thủng cũng rất đa dạng. Bởi vậy trên tàu luôn đƣợc trang bị sẵn sàng nhiều loại dụng cụ khác nhau để giúp cho tàu có khả năng tự cứu tạm thời khi xảy ra tai nạn. Sau đây chúng ta nghiên cứu một số dụng cụ chống thủng thong thƣờng sau:

a. Nêm và chốt gỗ

Nêm và chốt gỗ là những dụng cụ chống thủng đơn giản nhất. Chúng thƣờng đƣợc làm bằng gỗ mềm, dẻo nhƣ thông, bạch dƣơng… có các dạng nhƣ hình vẽ:

Hình 4.31. Nêm gỗ

Nêm và chốt gỗ dùng để vít kín những lỗ thủng là những rãnh nứt nhỏ, lỗ thủng nhỏ… Khi có những lỗ thủng này ta chọn các nêm, chốt có kích thƣớc phù hợp. Dùng một hay hai lớp vải lót rồi đóng chặt nêm hay chốt vào lỗ thủng.

b. Nắp vít

Đôi với những lỗ thủng lớn hơn nhƣng đƣờng kính lỗ thủng chƣa đến 30 cm thì ngƣời ta thƣờng dùng dụng cụ nắp vít để chống thủng ( hình vẽ)

Hình 4.33. Cấu tạo của nắp vít cứu thủng

Nắp vít cứu thủng gồm một miếng tôn có kích thƣớc bé hơn lỗ thủng, một miếng cao su có kích thƣớc lớn hơn lỗ thủng. Miếng tôn đƣợc gắn với một thanh sắt tròn bằng một bản lề có khả năng làm cho thanh sắt này gập đƣợc vuông góc hoặc nằm trong mặt phẳng của miếng tôn. Đầu kia của thanh sắt tròn có ren để bắt êcu.

Để bịt đƣợc lỗ thủng bằng dụng cụ này ta làm nhƣ sau: chọn loại nắp vít có kích thƣớc phù hợp. Để cho thanh sắt nằm trong mặt phẳng của miếng tôn và miếng cao su. Luồn miếng tôn và cao su ra ngoài thành tàu qua lỗ thủng. Khi thả tay ra do thanh sắt lắp lệch tâm với miếng tôn, nên cả miếng tôn và miếng cao su quay vuông góc với thanh sắt. Dƣới tác dụng của áp lực nƣớc, dùng tay điều khiển thanh sắt để cho miếng cao su áp sát vào lỗ thủng của vỏ tàu. Sau đó ta lắp vòng đệm vào mặt trong của vỏ tàu và xiết chặt êcu để cố định nắp vít vào lỗ thủng ( hình vẽ).

Hình 3.34. Nắp vít đƣợc cố định vào lỗ thủng của vỏ tàu c. Gỗ cứu thủng

Trƣờng hợp lỗ thủng có đƣờng kính khoảng từ 20 đến 30 cm Thì ta cũng có thể dùng gỗ để cứu thủng. Trên tàu đƣợc trang bị sẵn những tấm gỗ và dầm gỗ dùng để bịt lỗ thủng, hoặc dung làm khuôn để đổ xi măng. Khi sử dụng ta nên chọn các tấm gỗ phù hợp với kích thƣớc lỗ thủng. Trƣớc khi áp gỗ vào thành tàu ta nên đệm một vài lớp vải vào mép lỗ thủng để làm hạn chế nƣớc thấm vào. Miếng gỗ đƣợc cố định vào lỗ thủng nhờ các bu lông hoặc dầm gỗ.

Hình 4.35. Dùng gỗ có bắt vít để bịt lỗ thủng d. Thảm bạt cứu thủng

Tất cả các tàu đi biển đều đƣợc trang bị thảm hoặc bạt cứu thủng. Thảm hay bạt thƣờng có kích thƣớc 2 x 3m, 3 x 3m, 3,5 x 3,5m, 4,5 x 4,5m để bịt kín những lỗ thủng lớn mà các dụng cụ khác không sử dụng đƣợc. Bạt, thảm cứu thủng thƣờng có 3 loại chính sau đây:

-Bạt mềm: có từ 1 đến 2 lớp vải bạt không thấm nƣớc, khung bạt đƣợc làm bởi các sợi dây to và bền. Mép vải đƣợc khâu cuộn vào khung dây và có từ 4 đến 6 khuyết để buộc dây cố định. Để tăng độ bền ngƣời ta may những

đƣờng ngang dọc và chéo nhau trên bề mặt của vải, hoặc trang bị thêm tấm lƣới sợi( hình vẽ)

Hình 4.36. Thảm bạt cứu thủng

Loại bạt này dung để bịt những lỗ thủng lớn mép lỗ thủng vát vào phía trong thành tàu và độ sâu không lớn lắm.

-Bạt nửa mềm nửa cứng: nhằm tăng khả năng chịu lực cho bạt mềm. Loại này ngƣời ta may các đƣờng chần tạo thành những ống để luồn những thanh gỗ vào ( hình vẽ).

Hình 4.37. Bạt nửa mềm nửa cứng

-Bạt cứng: có khả năng chịu lực lớn nên đƣợc dung để bịt những lỗ thủng ở độ sâu lớn. Loại bạt này có từ 2 lớp gỗ trở lên, lớp gỗ này đƣợc đặt vuông góc với lớp gỗ kia và đƣợc cố dịnh bằng đinh. Giữa 2 lớp gỗ có từ 1 đến 2 lớp vải đã đƣợc sơn hắc ín để không thấm nƣớc, cả 2 mặt của bạt đều có các lớp vải. Dọc theo khung đều có rìa vải bạt rộng từ 60 đến 100 cm để làm đệm ( hình vẽ).

Hình 4.38. Bạt cứng 2.3. Thao tác cứu thủng trên tàu

Khi tàu bị thủng phải báo ngay cho thuyền trƣởng hoặc cán bộ tàu biết để kịp thời dừng máy và tiến hành các công việc nhằm hạn chế nƣớc chảy vào trong tàu, đảm bảo an toàn tính mạng của thuyền viên và tài sản trên tàu. Các công việc cụ thể là:

- Tiến hành xác định vị trí kích thƣớc lỗ thủng và lƣu lƣợng nƣớc chảy qua lỗ thủng đó. Khi có lệnh báo động thủng tàu các thuỷ thủ phải có mặt tại các vị trí quy định để tiến hành các công việc cần thiêt.

- Tiến hành đóng kín các cửa kín nƣớc giữa hầm bị thủng và các hầm kế cận. Biện pháp này nhằm mcj đích hạn chế nƣớc chảy vào các khoang khác đảm bảo cho tàu đủ sức nổi, dễ dàng cho công tác cứu thủng.

- Để giảm tốc độ của dòng chảy qua lỗ thủng có thể giảm bớt độ sâu của lỗ thủng bằng cách bốc hàng hoá sang phƣơng tiện khác hoặc tiến hành dùng bơm hút nƣớc của hầm bị thủng ra bên ngoài.

- Tiến hành bịt lỗ thủng bằng các dụng cụ cứu thủng có sẵn trên tàu. Trƣờng hợp sau khi đã bịt lỗ thủng mà nƣớc vẫn thấm vào tàu. Thì có thể tiến hành đổ bê tông.

Thành phần của vật liệu đổ bê tong gồm có: xi măng, cát, sỏi , nƣớc. Xi măng là loại xi măng đặc biệt có khả năng đông cứng và dính nhanh trong cả nƣớc ngọt và nƣớc mặn. Để tăng chất lƣợng của bê tông ta phải rửa sạch cát, sỏi bằng nƣớc ngọt, không đƣợc cho dính dầu mỡ. Trộn cát, sỏi, xi măng theo công thức:

- Xi măng béo: 1 xi măng, 1 sỏi, 1 cát - Xi măng gầy: 1 xi măng, 2 sỏi, 2 cát

Để tiến hành đổ bê tông ngƣời ta dùng gỗ làm khung quanh lỗ thủng và dùng các thanh sắt làm cốt để tăng sức chịu nén cho bê tông.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác thủy thủ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)