Thao tác chữa cháy trên tàu

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác thủy thủ (Trang 56)

- Phƣơng pháp làm dây khi tàu cập và ra cầu

4. Bảo quản, bảo dƣỡng hệ thống neo

1.4. Thao tác chữa cháy trên tàu

Cháy thƣờng xảy ra ở các vị trí sau trên tàu: - Phòng ở của thuyền viên

- Nhà bếp - Trên boong - Buồng máy - Kho sơn

a. Cháy phòng ở của thuyền viên - Nguyên nhân:

+ Vứt đầu mẫu thuốc lá vào thùng rác trong phòng + Thắp hƣơng trong phòng

+ Hút thuốc trên giƣờng khi ngủ

+ Dùng các thiết bị điện tự tạo nhƣ may so hay các bàn là, bếp điện không hợp chuẩn sử dụng

- Biện pháp ngăn ngừa:

+ Định kì kiểm tra an toàn phòng cháy trong phòng ở thuyền viên để loại trừ các nguyên nhân trên

+ Cần trang bị cho mỗi phòng trên tàu một thùng đựng rác bằng kim loại có nắp đóng/mở tự động

hƣơng công cộng (nếu tín ngƣỡng yêu cầu)

+ Thƣờng xuyên nhắc nhở thuyền viên bỏ thói quen nằm hút thuốc trên giƣờng.

Hình4.19. Không nên hút thuốc ở những nơi có treo biển cấm hút thuốc lá + Không dùng các thiết bị điện tự tạo hay không hợp chuẩn sử dụng. - Xử lí tình huống cháy

Trƣờng hợp cháy nhỏ: dùng dụng cụ dập cháy tại chố để xử lí. Trƣờng hợp cháy lớn, nên làm nhƣ sau:

+Thông báo cho ngƣời xung quanh + Bấm chuông cứu hoả ở khu vực cháy

+ Dùng loa công công thông báo cho mọi ngƣời trên tàu biết + Yêu cầu cắt điện, thông gió khu vực cháy

+ Yêu cầu bơm nƣớc cứu hoả

Hình 4.20. Dùng nƣớc phun để dập đám cháy

Hình 4.21. Dùng bình bọt phun vào đám cháy

+ Có kế hoạch làm mát hai phòng liền kề và phòng trực tiếp bên trên phòng bị cháy nếu đám cháy quá lớn

+ Thông báo ra bên ngoài để xin hỗ trợ khi cần thiết b. Cháy nhà bếp

- Nguyên nhân: + Mỡ rán bắt lửa

Hình 4.23. Không rán mỡ với lửa quá to + Lửa bén vào các thứ hong bên trên bếp hay sấy gần bếp + Chập điện

- Biện pháp ngăn ngừa:

+ Cẩn thận và nhỏ lửa khi xào rán

+ Không treo các vật dụng dễ cháy bên trên hay cạnh bếp

+ Luôn có ngƣời trong bếp khi bếp bật và tắt bếp khi không sử dụng + Định kì kiểm tra và xiết các dây và công tắc điện nguồn bếp - Xử lí tình huống:

Hình 4.24. Chữa cháy bằng bọt

+ Nếu cháy lớn, yêu cầu cắt điện, cắt thông gió khu vực bếp + Đóng chặt các ống thông gió và quạt thông gió phòng bếp + Đóng các cửa chịu lửa của bếp và xả khí CO2 để dập lửa c. Cháy trên boong

- Nguyên nhân:

+ Do sơ ý để tàn thuốc hoặc tàn lửa rơi vào những vật dễ cháy đặt ở trên boong.

+ Để những vật dễ cháy gần các nguồn nhiệt nhƣ ống khói, ống xả… - Biện pháp ngăn ngừa:

+ Tuyệt đối tuân thủ nội quy phòng cháy, chữa cháy + Không để các vật dễ cháy gần các nguồn phát nhiệt - Xử lí tình huống:

+ Khi cháy nhỏ, có thể dùng bình chữa cháy xách tay, hay + Dùng hệ thống chữa cháy phun sƣơng, hay

+ Dùng hệ thống chữa cháy bằng bọt, CO2

Hình 4.26. Tác dụng của bình chữa cháy CO2

khi cháy lớn, đóng kín hầm hàng, đóng các ống thông gió hầm hàng

dùng hệ thống chữa cháy cố định hầm hàng để chữa cháy. Phải kết hợp làm mát bằng nƣớc xung quanh khu vực cháy

d. Cháy trong buồng máy - Nguyên nhân:

+ Dầu, mỡ rò rỉ và tích tụ nhiều vật liệu dễ cháy nhƣ giẻ lau, cặn dầu…trong buồng máy có nhiệt độ cao

+ Tích tụ khí cháy trong các hốc kín của buồng máy, gặp tia lửa

+ Dầu dễ cháy có áp lực cao rò rỉ từ các bơm hay phin lọc phun vào bề mặt thiết bị có nhiệt độ cao

+ Tuabin tăng áp máy chính bị kích nổ gây cháy + Thao tác lò đốt rác

+ Hàn cắt dƣới buồng máy + Chập điện

- Biện pháp ngăn ngừa:

+ Buồng máy phải đƣợc vệ sinh dầu mỡ, dọn dẹp giẻ lau sau mỗi ca. Hàng tháng nên tổng vệ sinh buồng máy bằng hoá chất. Thƣờng xuyên bơm vét các dầu cặn vào các két qui định. Kiểm tra thƣờng xuyên sự rò rỉ dầu ở các đƣờng ống dầu, các khâu nối ống…

+ Phải thông thoáng khí trƣớc khi thao tác công việc ở các khoang két nằm sát đáy buồng máy hay các góc kín gió.

+ Phải kiểm bảo dƣỡng các thiết bị và ống áp lực. Phải có các bọc bảo vệ và cách nhiệt bên ngoài các ống áp lực và bề mặt thiết bị có nhiệt độ cao

+ Phải vệ sinh thƣờng xuyên ống thoát hơi máy chính, khoang gió quét, tuabin tăng áp, duy trì khe hở sơ-mi, piston, sec-măng…

+ Chú ý khi thao tác lò đốt rác, ngăn ngừa sự cháy rớt ra ngoài hoặc sự phản áp khiến lửa bắn ra ngoài

+ Cẩn thận khi hàn cắt dƣới buồng máy. Luôn bố trí bình bọt và rồng phun sƣơng sẵn sàng dập các tia lửa hàn

Hình 4.27. Dùng bơm áp lực cao tạo thành sƣơng để dập đám cháy + Thƣờng xuyên kiểm tra các đầu mối nối dây bị lỏng, xiết chặt các mỗi dây kịp thời

- Xử lí tình huống:

+ Khi cháy nhỏ, sử dụng bình bọt chữa cháy xách tay, rồng phun sƣơng

Hình 4.29. Tác dụng của chữa cháy bằng bọt

+ Khi cháy lớn, ngừng hoạt động các thiết bị buồng máy, đóng kín buồng máy, sử dụng hệ thống chữa cháy cố định

e. Cháy kho sơn - Nguyên nhân: + Do hút thuốc + Do chập điện

- Biện pháp ngăn ngừa:

+ Kho sơn phải đƣợc thông thoáng trƣớc khi làm việc

+ Không lƣu giữ nhiều thùng sơn không, vỏ thùng dầu pha sơn trong kho + Không hút thuốc khi vào kho sơn

- Xử lí tình huống:

+ Khi cháy sử dụng bình chữa cháy xách tay hoặc + Xử dụng hệ thống phun sƣơng để dập cháy

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác thủy thủ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)