Bàn luận từ chương trình đào tạo cung cấp kỹ năng điều dưỡng cho cử nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 77)

cho cử nhân điều dưỡng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự nhất quán giữa mức độ thường xuyên sử dụng các kỹ năng với mức độ tự tin khi sử dụng kỹ năng đó, kỹ năng thường xuyên sử dụng cũng đồng thời là kỹ năng mà cựu SV cảm thấy tự tin nhất khi sử dụng.

Trong nhóm kỹ năng điều dưỡng cơ bản có hai kỹ năng là theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và kỹ năng tiêm truyền có mức độ thường xuyên sử dụng và mức độ tự tin cao nhất (lần lượt là 81,0%, 96,0% và 77,0%, 95,0%). Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, thực hiện một số chế độ ăn bệnh lý, đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể, thay băng rửa vết thương có mức độ thường xuyên sử dụng thấp nhất (lần lượt là 49,0%, 34,0%, 43,0%, 42,0%), mặc dù mức độ sử dụng thường xuyên thấp nhưng mức độ tự tin khi sử dụng vẫn khá cao (đều chiếm trên dưới 70%). Sở dĩ như vậy vì đây đều là những kỹ năng cơ bản và điều dưỡng đã được học rất kỹ vì vậy họ thấy tự tin khi thực hiện. Tuy nhiên, thực tế tại một số nơi phần lớn công tác chăm sóc người bệnh lẽ ra là nhiệm vụ của điều dưỡng thì nay giao cho người nhà đảm nhận, điều dưỡng thiên về công tác điều trị

hơn là công tác chăm sóc vì thế mức độ thường xuyên sử dụng một số kỹ năng chăm sóc của điều dưỡng cũng ít hơn.

Nhóm kỹ năng điều dưỡng phức tạp của lĩnh vực chuyên khoa thì mức độ sử dụng và mức độ tự tin cũng giảm hơn so với nhóm kỹ năng điều dưỡng cơ bản (mức độ sử dụng các kỹ năng trong nhóm đều dưới 50%).

Trong nhóm kỹ năng điều dưỡng phức tạp có hai kỹ năng có mức độ thường xuyên sử dụng và mức độ tự tin khi sử dụng thấp nhất đó là kỹ năng trợ giúp bác sỹ chọc dò MF, MT, MN, MNT và kỹ năng trợ giúp bác sỹ đặt catherte NKQ, MKQ (lần lượt là 26,0%, 46,0% và 18,0%, 40,0%).

Đây là những kỹ năng khó, chỉ những bệnh viện tuyến trung ương mới làm được và phải có đầy đủ trang thiết bị hiện đại hỗ trợ thực hiện, mặt khác đòi hỏi người điều dưỡng phải có kinh nghiệm, trình độ cao mới thực hiện được.

Nhóm kỹ năng giao tiếp và hợp tác cũng là nhóm kỹ năng được cựu SV đánh giá là có mức độ thường xuyên sử dụng cao và họ cảm thấy tự tin khi sử dụng nhóm kỹ năng này (mức độ thường xuyên sử dụng trên 70% và mức độ tự tin trên 80%). Đây cũng là nhóm kỹ năng mà SV mong muốn được nhà trường ưu tiên đào tạo (trên dưới 80%). Thực tế cho thấy đây là nhóm kỹ năng rất quan trọng vì trong bệnh viện điều dưỡng là người gần gũi tiếp xúc người bệnh nhiều nhất, từ khâu đón tiếp ban đầu cho đến khi nhập viện, từ chăm sóc phục vụ, thực hiện y lệnh đến khâu hướng dẫn tập luyện, giáo dục sức khỏe và dặn dò khi ra viện. Vai trò của người điều dưỡng là rất quan trọng. Vì vậy, muốn làm một điều dưỡng giỏi trước tiên phải biết giao tiếp tốt. Điều này càng chứng tỏ đây là nhóm kỹ năng không thể thiếu trong chương trình đào tạo của nhà trường và cũng là nhóm kỹ năng cần được đưa vào và ưu tiên đào tạo.

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 77)