Bàn luận từ chương trình đào tạo cung cấp kiến thức điều dưỡng cho cử

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 74)

cho cử nhân điều dưỡng

Nghiên cứu đã liệt kê tất cả các môn học trong chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng hệ chính quy của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và chia thành bốn lĩnh vực chính, bao gồm:

- Kiến thức về các môn chung

- Kiến thức về các môn khoa học cơ bản - Kiến thức về các môn học cơ sở

- Kiến thức về các môn chuyên ngành.

Trong các môn chung bắt buộc của Bộ giáo dục và Đào tạo như Mác – lenin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, CNXHKH, TTHCM lại là những môn học có nhiều nhất cựu SV cho rằng không quan trọng hoặc là ít quan trọng (Trên 50% thậm trí 78% đối với Lịch sử triết), đồng thời những môn này lại được đánh giá là cung cấp quá nhiều chiếm tỷ lệ cao (trên 10%) so với những môn khác (dưới 10%).

Trên thực tế, hiện nay BGD & ĐT đã cho phép giảm tải các môn học này trong chương trình đào tạo. Theo quy định thì thời gian học đã giảm 1/3 và việc thi cử đã được linh động hơn nhiều. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho các bạn học viên trong quá trình học tập.

Trong xu thế hội nhập ngày nay, người Điều dưỡng không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải giỏi ngoại ngữ, hiểu được tâm lý người bệnh thì mới có thể hòa nhập với sự phát triển chung của điều dưỡng thế giới, khẳng định được vị thế của ngành điều dưỡng Việt Nam với thế giới nên môn học

ngoại ngữ được cựu SV đánh giá là có tầm quan trọng thứ hai sau tâm lý học. Đặc biệt là tháng 12/2006, nước ta đã ký kết Hiệp định khung thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ điều dưỡng với các nước ASEAN và cam kết thực hiện vào tháng 7 năm 2009. Qua đây điều dưỡng sẽ có cơ hội tăng cường năng lực chuyên môn, trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và thực hành phù hợp với nhu cầu cụ thể của nước mình và cũng là cơ hội để xuất khẩu điều dưỡng giữa các nước. Muốn làm tốt điều này đòi hỏi người điều dưỡng phải có vốn ngoại ngữ tốt, phải có khả năng giao tiếp tốt và hiểu được tâm lý người bệnh trong quá trình chăm sóc.

Kết quả còn cho thấy trong các môn khoa học cơ bản đa số cựu SV đều cho rằng mức độ kiến thức cung cấp là vừa đủ (trên 70% đến trên 80%). Trong các ý kiến cho là cung cấp không đủ thì môn tin học có tỷ lệ cao nhất (20%). Điều này cũng nói lên nhu cầu tin học của người điều dưỡng ngày càng cao vì họ ý thức được tầm quan trọng của môn học này khi mà khoa học ngày càng phát triển. Ngoài ra, tin học còn giúp người điều dưỡng tìm kiếm tài liệu, cập nhật những kiến thức mới về điều dưỡng trên thế giới từ đó có khả năng tự học hỏi để nâng cao trình độ của chính bản thân họ. Một nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính có thể đảm đương công việc của 3 người làm theo phương pháp thủ công như viết tên, ghi chép và vào sổ sách hàng ngày . Vì vậy, đòi hỏi nhà trường trong công tác đào tạo điều dưỡng xây dựng chương trình môn học cần chú ý tăng cường thời gian cho môn học này.

Các môn học cơ sở là nền tảng giúp cho SV điều dưỡng có những kiến thức cơ bản nhất về y học. Nhóm môn học này được cựu SV đánh giá mức độ cung cấp kiến thức vừa đủ (đều chiếm hơn 70%). Giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh - miễn dịch, dược lý giúp cho người điều dưỡng hiểu được về cấu tạo cơ thể con người, hiểu về cơ chế bệnh và biết được các nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của

người điều dưỡng không chỉ phụ thuộc vào bác sỹ mà còn chủ động trong chăm sóc và còn phối hợp với bác sỹ trong điều trị người bệnh. Bên cạnh đó, môn học GDSK – KNGT cung cấp cho điều dưỡng các kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp không chỉ với người bệnh, người nhà người bệnh mà còn với cả đồng nghiệp. Đối với cán bộ y tế nói chung và người điều dưỡng nói riêng, giao tiếp giúp thu thập thông tin mang lại hiệu quả của sự thành công trong cuộc sống và công việc. Đặc biệt người điều dưỡng lại là người đầu tiên tiếp xúc với người bệnh cho đến khi ra viện, giao tiếp sẽ là khởi đầu cho mọi hành động chăm sóc, góp phần vào hiệu quả điều trị và thể hiện văn hóa nghề nghiệp.

Nhóm môn chuyên ngành là công cụ giúp cho SV điều dưỡng rất nhiều trong công việc điều dưỡng của họ. Đây là những môn học rất quan trọng và đặc thù cho ngành điều dưỡng mà yếu kém ở các kỹ năng này sẽ gây rất nhiều khó khăn khi thực hiện công việc.

Các môn chuyên ngành được đa số cựu SV đánh giá mức độ cung cấp kiến thức vừa đủ (trên 70%). Trong đó có hai môn là xương sống của ngành điều dưỡng đó là: Điều dưỡng cơ bản 1 và điều dưỡng cơ bản 2 được đánh giá là có mức độ cung cấp vừa đủ chiếm tỷ lệ cao nhất (84,0% và 87%) đồng thời cũng được đánh giá là có tầm quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất (95,0% và 94,0%). Thực tế thì hầu hết các kỹ năng cơ bản về điều dưỡng sẽ được học trong hai môn này như việc thực hiện kỹ thuật tiêm truyền, cho bệnh nhân uống thuốc, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như: mạch, huyết áp, nhiệt độ… và đây cũng là những kỹ năng thường nhật nhất của người điều dưỡng, bất kỳ người điều dưỡng nào cũng phải thực hiện tốt. Trong các môn chuyên ngành có hai môn được đánh giá là ít quan trọng nhất đó là điều dưỡng PHCN (55,0%), Điều dưỡng tâm thần (46,0%).

Đây là các chuyên khoa lẻ, do vậy sẽ rất có ích cho những điều dưỡng làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa này.

Cuối cùng là hai môn Thực tập cộng đồng và Thực tế tốt nghiệp cũng được SV đánh giá ít quan trọng 54,0%, nhưng thực tế tốt nghiệp lại được đánh giá là quan trọng 88,0%. Điều này chứng tỏ SV điều dưỡng vẫn chưa nhận thức tốt được tầm quan trọng của thực tế công đồng sẽ giúp SV làm việc ở các tuyến, các lĩnh vực khác nhau hiểu về các vấn đề bệnh tật trong cộng đồng cũng như hoạt động của tuyến y tế cơ sở. Nhà trường cần có những biện pháp để thu hút sự yêu thích của SV cho môn học này.

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 74)