2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
* Phương pháp mô tả hồi cứu:
Là nghiên cứu các đối tượng từ trạng thái ban đầu ở quá khứ đã chuyển sang trạng thái tiếp theo ở hiện tại, bằng cách thu thập các dữ kiện dựa vào ghi chép trong các sổ sách lưu trữ.
Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng với các số liệu sau: - Các số liệu về số lượng tuyển sinh, số lượng HSSV nhập học thực tế, kết quả tốt nghiệp của sinh viên trong giai đoạn 2011 – 2013.
- Các số liệu về cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức của trường, từng phòng, bộ môn trong giai đoạn 2011 – 2013.
- Thực trạng về cơ sở vật chất – trang thiết bị của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định [11].
* Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò
Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò nhằm đánh giá tính thích ứng của chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng đối với thực tiễn.
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng trên đối tượng: 100 Cử nhân Điều dưỡng được đào tạo tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ra trường từ năm 2011 – 2013, gồm các khóa sinh viên ( khóa 3, 4, 5).
- Tiêu chí lựa chọn: 100 Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy được đào tạo tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ra trường từ năm 2011 - 2013.
- Tiêu chí loại trừ: Loại trừ những phiếu không đủ tiêu chuẩn từ những thư không hợp lệ của những cựu sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu, hoặc những phiếu không đầy đủ thông tin; những cựu sinh viên hiện không có mặt hoặc đang công tác tại nước ngoài vào thời điểm tiến hành nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra cựu sinh viên thông qua bộ phiếu phát vấn tự điền (phụ lục).
Nhóm nghiên cứu thu thập các thông tin cập nhật về địa chỉ liên lạc do bộ phận Quản lý sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cung cấp. Các bộ phiếu tự điền được chuyển tới những cựu sinh viên thông qua dịch vụ thư chuyển phát nhanh (EMS) có kèm theo phong bì dán sẵn địa chỉ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Sau khi cựu sinh viên điền phiếu, họ chỉ cần gửi vào hòm thư bưu điện nơi gần nhất. Ngoài ra, còn bằng hình thức gửi trực tiếp bộ câu hỏi qua phòng Điều dưỡng tại các BV trong tỉnh.
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích: Phân tích mô tả tần số, tìm hiểu thực trạng kiến thức và kỹ năng điều dưỡng của cựu sinh viên.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng chương trình Excel để xử lý các số liệu điều tra khảo sát.
- Phương pháp so sánh tỷ trọng: Tỷ lệ tín chỉ giữa các môn học trong chương trình đào tạo, tỷ lệ số giờ lý thuyết trên số giờ thực hành của các môn, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với đầu vào, kết quả tốt nghiệp…[8]
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu để đối tượng tự nguyện và hợp tác tham gia.
- Nghiên cứu tuân thủ quy trình thu thập số liệu.
- Tất cả các thông tin chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho các mục đích khác.
- Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
2.6. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
- Có thể gặp sự không hợp tác của đối tượng nghiên cứu, vì vậy có thể làm ảnh hưởng tới tính đại diện của kết quả thu được.
- Do việc thu thập số liệu là gửi thư vì vậy có thể một số câu hỏi đối tượng không hiểu và không trả lời hoặc trả lời sai nội dung hỏi dẫn đến việc sai số thông tin.
2.7. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ
Thiết kế bộ phiếu điều tra với các câu hỏi sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, có chú thích hướng dẫn phiếu điền và cách trả lời.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG DƯỠNG HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Từ chương trình khung đã được Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế phê duyệt. Căn cứ vào sứ mạng, mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường; chương trình giáo dục chi tiết được xây dựng có sự tham gia của giảng viên, các nhà quản lý theo đúng qui trình đã được quy định.
3.1.1. Tóm tắt chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng của nhà trường
Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định được xây dựng căn cứ theo Chương trình khung giáo dục Đại học ngành Điều dưỡng ban hành theo Thông tư số 01/2012/TT – BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học Khối ngành Khoa học Sức khỏe, trình độ đại học ngày 13 tháng 01 năm 2012 [7].
Thời gian đào tạo: 4 năm
Nhóm ngành đào tạo: Khoa học Sức khỏe
Ngành đào tạo: Cử nhân Điều dưỡng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Bậc học: Đại học
Mã ngành: D720501
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học.
3.1.1.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Điều dưỡng có y đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khỏe, có khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
3.1.1.2. Nhiệm vụ của người cử nhân Điều dưỡng * Về thái độ:
- Người điều dưỡng thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
- Trung thực, khách quan, thận trọng, ý thức làm việc hiệu quả trong thực hành nghề nghiệp, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
- Tôn trọng quyền của người bệnh.
- Có ý thức phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời.
* Về kiến thức
Người điều dưỡng có kiến thức vững vàng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chuyên ngành về khối ngành khoa học sức khoẻ và ngành điều dưỡng; các nguyên tắc thực hành điều dưỡng, chăm sóc; lấy bệnh nhân và gia đình làm trung tâm; có kiến thức vững vàng về sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe con người; các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
* Về kỹ năng
Người điều dưỡng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết sau:
- Hành nghề theo pháp luật nhà nước và đạo đức nghề nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh.
- Thực hành đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện ổn định và liên tục. Cung cấp môi trường chăm sóc an toàn và quản lý nguy cơ.
- Thực hành chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh. Có đủ khả năng cung cấp và hợp tác trong chăm sóc, thông tin giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng. Thực hiện các mối quan hệ hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe.
- Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.
- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch.
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh.
- Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc và phòng bệnh.
- Tham gia công tác quản lý ngành, thực hành nghiên cứu khoa học điều dưỡng, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, nhân viên y tế.
3.1.1.3. Phương pháp dạy/ học:
- Coi trọng tự học của sinh viên.
- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực. - Đảm bảo có đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo cho sinh viên.
- Khi có tương đối đủ sách giáo khoa, khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.
- Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở theo dõi giám sát các hoạt động của sinh viên
- Tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi kỹ thuật xét nghiệm, mỗi kỹ thuật chăm sóc và mỗi đơn vị học trình.
3.1.2. Khảo sát chương trình Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy tại Trường ĐHĐD Nam Định quy tại Trường ĐHĐD Nam Định
Qua khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng hệ chính quy tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.1.2.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Toàn khóa có 205 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (11 đvht).
Bảng 3.3. Khối lượng kiến thức thức toàn khóa
TT Khối lượng học tập ĐVHT Tỷ trọng
1 Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể các
phần nội dung GDTC và GDQP)
42
20,5%
2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong đó: - Kiến thức cơ sở ngành - Kiến thức ngành(kể cả chuyên ngành) 44 75 79,5% Kiến thức bổ trợ 22 Thực tế nghề nghiệp 06 Thi tốt nghiệp 16 Tổng cộng 205
Trên cơ sở số liệu của bảng 3.3 chúng ta có biểu đồ biểu diễn khối lượng kiến thức toàn khóa như sau:
Kiến thức GDĐC Kiến thức GDCN
Hình 3.8. Khối lượng kiến thức toàn khóa
* Nhận xét:
Toàn khóa có 205 đơn vị học trình (đvht), trong đó kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể các phần nội dung GDTC và GDQP)chiếm 20,5%
(đvht). Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm 79,5%.
Như vậy, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gấp gần 4 lần kiến thức giáo dục đại cương. Do vậy, sinh viên sẽ được học nhiều các môn chuyên ngành.
3.1.2.2. Nội dung chương trình đào tạo
Qua khảo sát nội dung chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy của trường ĐHĐD Nam Định, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nội dung chương trình đào tạo gồm hai phần chính:
- Danh mục các phần học bắt buộc
- Danh mục các học phần bổ trợ - tự chọn A – DANH MỤC CÁC PHẦN HỌC BẮT BUỘC
* Kiến thức giáo dục đại cương: Gồm 42 đvht (39 LT + 3 TH) (* Chưa tính các học phần GDTC và GDQP – AN)
79,5%
Bảng 3.4. Kiến thức giáo dục đại cương TT Mã HP Tên Môn học/Học phần Số ĐVHT TC LT TH 1 5201361 Những NLCB của CN Mác – Lênin I 3 3 0 2 5201362 Những NLCB của CN Mác – Lênin II 5 5 0
3 5201363 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 0
4 5201364 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 4 4 0
5 5201381 Tiếng Anh I 5 5 0
6 5201382 Tiếng Anh II 5 5 0
7 5201471 Tin học đại cương 2 1 1
8 5201401 Giáo dục thể chất I* 1* 9 5201402 Giáo dục thể chất II* 2* 10 5201403 Giáo dục thể chất III* 2* 11 5201391 Giáo dục Quốc phòng – An ninh* 11*
12 5201501 Xác suất – Thống kê y học 2 2 0
13 5201521 Hóa học 3 2 1
14 5201111 Sinh học và Di truyền 3 2 1
15 5201321 Vật lý và Lý sinh 2 2 0
16 5201551 Nghiên cứu khoa học 2 2 0
17 5201141 Tâm lý Y học – Đạo đức Y học 3 3 0
Tổng cộng 42* 39* 3*
Trên cơ sở số liệu của bảng 3.4 chúng ta có biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các tín chỉ số LT, TH của kiến thức GD đại cương như sau:
Lý thuyết 93% Thực hành 7% Lý thuyết Thực hành
Hình 3.9. Tỷ lệ các tín chỉ LT, TH của kiến thức GD đại cương
* Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần kiến thức GD đại cương lý thuyết chiếm tới hơn 90% trên tổng số tín chỉ mà sinh viên được học.
Do phần này chủ yếu gồm các kiến thức giáo dục đại cương, rất ít các môn mà sinh viên được thực hành.
Bảng 3.5. Kiến thức cơ sở ngành: 44 đvht (30LT + 14 TH) TT Mã HP Tên Môn học/ Học phần Số ĐVHT TC LT TH 1 5201011 Giải phẫu 3 2 1 2 5201021 Mô phôi 2 1 1 3 5201031 Sinh lý 4 3 1 4 5201041 Hóa sinh 4 3 1 5 5201061 Vi sinh vật 3 2 1 6 5201071 Ký sinh trùng 2 1 1 7 5201091 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 4 3 1 8 5201101 Dược lý 4 3 1
9 5201341 SK – Nâng cao SK & hành vi con người 2 1 1
10 5201081 Dinh dưỡng – Tiết chế 4 3 1
11 5201131 Sức khỏe môi trường 3 2 1
12 5201141 Dịch tễ học 3 2 1
13 5201491 Pháp luật – Tổ chức Y tế 3 2 1
14 5201221 Y học cổ truyền 3 2 1
Tổng cộng 44 30 14
Tỷ lệ LT/TH (%) 100 68,2 31,8
Trên cơ sở số liệu của bảng 3.5 chúng ta có biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các tín chỉ LT, TH của kiến thức cơ sở ngành như sau:
Lý thuyết 68%
Thực hành 32%
Hình 3.10. Tỷ lệ các tín chỉ LT, TH của kiến thức cơ sở ngành.
* Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần kiến thức cơ sở ngành lý thuyết chiếm 68,2%, thực hành chiếm 31.8% trên tổng số tín chỉ mà sinh viên được học.
Như vậy đã có sự thay đổi đáng kể giữa LT và TH, hầu hết các môn học đều có thực hành.
* Kiến thức ngành, chuyên ngành
Bảng 3.6. Kiến thức ngành, chuyên ngành: 81 đvht (40LT + 41TH)
TT Mã HP Tên Môn học/ Học phần Số ĐVHT
TC LT TH
1 5201151 Kỹ năng giao tiếp trong TH ĐD 4 3 1 2 5201341 GDSK trong thực hành Điều dưỡng 3 2 1
3 5201161 Điều dưỡng cơ sở I 6 3 3
4 5201162 Điều dưỡng cơ sở II 5 2 3
5 5201541 Kiểm soát NK trong thực hành ĐD 3 2 1 6 5201171 CSSK người lớn có bệnh Nội khoa I 6 3 3 7 5201651 CSSK người lớn có bệnh Nội khoa II 4 3 1 8 5201531 CS người bệnh cấp cứu & CS tích cực 2 1 1 9 5201172 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 2 1 1 10 5201181 CSSK người lớn có bệnh Ngoại khoa I 6 3 3 11 5201661 CSSK ng.lớn có bệnh Ngoại khoa II 4 2 2 12 5201201 CSSK phụ nữ, bà mẹ, GĐ&CSĐD 6 3 3 13 5201191 Chăm sóc sức khỏe trẻ em 6 3 3 14 5201211 CSSK người bệnh truyền nhiễm 4 2 2 15 5201301 Chăm sóc sức khỏe người tâm thần 4 2 2 16 5201281 Chăm sóc cho người cần được PHCN 3 2 1 17 5201371 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng 4 1 3
18 5201481 Quản lý điều dưỡng 3 2 1
19 TTTN Thực tế tốt nghiệp 6 0 6
Tổng cộng 81 40 41
Trên cơ sở số liệu của bảng 3.6 chúng ta có biểu đồ biểu diễn tỷ lệ các tín chỉ LT, TH của kiến thức chuyên ngành như sau:
51% 49%
Lý thuyết Thực hành
Hình 3.11. Tỷ lệ tín chỉ LT/TH của kiến thức chuyên ngành.
* Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần kiến thức chuyên ngành lý thuyết chiếm 49,3%, thực hành chiếm 50,7% trên tổng số tín chỉ mà sinh viên được học. Như vậy đã có sự thay đổi lớn giữa LT và TH, đây chính là kiến thức kỹ năng của người Điều dưỡng nên số giờ thực hành chiếm tỷ lệ cao hơn so với số giờ lý thuyết .
*Tỷ trọng kiến thức bắt buộc trong toàn khóa
Bảng 3.7. Tỷ trọng kiến thức bắt buộc trong toàn khóa
STT Nội dung Số ĐVHT Tỷ trọng (%)
1 Kiến thức giáo dục đại cương 42 25,2%
2 Kiến thức cơ sở ngành 44 26,3%
3 Kiến thức ngành, chuyên ngành 81 48,5%
Tổng số 167 100%
Trên cơ sở số liệu của bảng 3.7 chúng ta có biểu đồ biểu diễn tỷ