Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 27)

1.3.3.1. Đặc tính sinh viên

Liên quan các đặc tính của sinh viên đến triển khai chương trình đào tạo như: tuổi, giới, tuyến làm việc, lĩnh vực làm việc, vị trí công tác... Các đặc tính khác nhau cũng có những mong muốn về khóa học khác nhau.

Mỗi lứa tuổi hay giới tính sẽ phản ánh những điều thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay không ủng hộ...với những hình thức triển khai chương trình đào tạo khác nhau.

Ở những vị trí làm việc khác nhau trong những lĩnh vực của những tuyến làm việc khác nhau thì người học cũng có những suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề, mức độ quan tâm đến vấn đề rất khác nhau từ đó dẫn đến nhu cầu mong muốn được học một chương trình đào tạo sao cho phù hợp nhất với chính họ và công việc của họ sau này.

Chính vì thế, mà đặc tính của sinh viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định triển khai chương trình của nhà trường sao cho phù hợp nhất với người học và mang lại hiệu quả cao trong đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...

1.3.3.2. Bệnh viện thực hành

Tất cả các cơ sở đào tạo điều dưỡng đều có bệnh viện thực hành. Bệnh viện thực hành ở tuyến trung ương và bệnh viện hạng 1 dành cho trường đại học. Các trường cao đẳng là bệnh viện hạng 2 trở lên và các trường trung cấp là từ bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Số sinh viên/học sinh đi thực tập là căn cứ trên số giường của bệnh viện.

Ngoài ra, trong chương trình đào tạo các trường còn có thực hành tại cộng đồng nên các cơ sở đào tạo đều có cơ sở thực địa của mình.

Cơ sở thực hành điều dưỡng hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu công tác đào tạo. Tuy nhiên, đội ngũ hướng dẫn thực hành còn có trường

chưa được chuẩn bị chu đáo đặc biệt là phương pháp dạy học lâm sàng. Trong thời gian tới cần phải củng cố cơ sở thực hành, chuẩn hóa các bệnh viện thực hành được lựa chọn, bồi dưỡng giảng viên dạy lâm sàng, tổ chức học tập tại các bệnh viện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác dạy – học lâm sàng.

1.3.3.3. Trang thiết bị dạy học, thư viện cho đào tạo

Các trường đào tạo điều dưỡng từ trung cấp trở lên nhất thiết phải xây dựng phòng thực hành tiền lâm sàng và phòng thực hành kỹ năng có đầy đủ mô hình học tập cho học sinh – sinh viên.

Xây dựng thư viện với đủ các sách, tài liệu tham khảo, xây dựng thư viện điện tử phục vụ công tác đào tạo.

1.3.3.4. Đội ngũ giáo viên

Trong các trường đào tạo điều dưỡng, môn chuyên môn điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao về thời lượng chủ yếu phục vụ cho rèn kỹ năng; trong số 6000 thầy, cô giáo hiện đang giảng dạy tại các trường y, số thầy cô có bằng cử nhân điều dưỡng khoảng 500 người (trường trung cấp 160, trường cao đẳng 200 và trường đại học 140). Số giờ học chuyên môn điều dưỡng đối với chương trình cử nhân và cao đẳng là 40%; trung cấp là 52%. Do vậy, giảng viên, giáo viên dạy những môn học này là những Điều dưỡng có kinh nghiệm và tay nghề cao. Để phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới thì trong thời gian tới cần đào tạo giảng viên, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn điều dưỡng, thay đổi phương pháp dạy học tích cực hướng người học cần chủ động trong học tập [6].

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 27)