Để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, dù bắt đầu từ đâu, cần xác định nhu cầu trước khi xây dựng mục tiêu mà việc đánh giá phải hướng đến. Mô hình đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo dựa vào 4 yếu tố:
Đầu vào (Inputs): Bao gồm các yếu tố liên quan đến người học (như trình độ chung lúc vào học, giới tính, tính địa phương… ), lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất – máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu học tập, kinh phí đào tạo…
Hoạt động (Activities): Kế hoạch tổ chức đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ học tập, tổ chức nghiên cứu khoa học.
Đầu ra (Outputs): Mức độ tiếp thu của người học đến khi tốt nghiệp
(Kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập), tỷ lệ tốt nghiệp…
Hiệu quả (Outcomes): Mức độ tham gia vào xã hội, mức độ đáp ứng trong công việc, mức thu nhập [9,11]…
Hình 1.6: Mô hình đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo 1.5. SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 1.5.1. Thông tin chung của Nhà trường
- Tên trường:
Tiếng Việt: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Tiếng Anh: Nam Định University of Nursing
- Tên viết tắt của trường: Tiếng Việt: Không Tiếng Anh: NDUN
- Tên trước đây: Trường Cao đẳng Y tế Nam Định - Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Y tế
- Địa chỉ: Số 257 Đường Hàn Thuyên – Thành phố Nam Định - Thông tin liên hệ: Điện thoại: 03503.649666 – Fax: 0350.3643669
Website: http:/www.ndun.edu.vn
- Năm thành lập: Năm 2004
Theo Quyết định số 24/2004/QĐ-TTg ngày 26/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ
- Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 2005 - Loại hình trường đào tạo: Công lập
1.5.2. Khái quát lịch sử phát triển:
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tiền thân là Trường Y sỹ Nam Định được thành lập ngày 8/7/1960, sau đó được đổi tên thành Trường Trung học Y Tế Nam Hà. Ngày 12/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 65/HĐBT, nâng cấp Trường Trung học Y tế Nam Hà thành Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.
Ngày 25/7/1988, Trường được hợp nhất với Đại học Y Thái Bình theo Quyết định số 624/BYT – QĐ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau đó, Bộ Y tế ra Quyết định số 797/BYT – QĐ ngày 13/8/1991, tách Trường ra khỏi Đại học Y Thái Bình.
Đến ngày 26/2/2004, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ra Quyết định số 24/2004/QĐ – TTg, nâng cấp Trường Cao đẳng Y tế Nam Định thành TrườngĐại học Điều dưỡng Nam Định.
* Các ngành/chuyên ngành đào tạo:
- Đào tạo trình độ đại học: 02 (CNĐD, HSĐD)
- Đào tạo trình độ cao đẳng: 02 (CĐĐD, CĐHS)
- Năm 2012 nhà trường bắt đầu đào tạo ĐDCKI. Gồm: 06 chuyên khoa + Điều dưỡng Nội người lớn
+ Điều dưỡng Ngoại người lớn + Điều dưỡng Nhi khoa
+ Điều dưỡng Sản phụ khoa + Điều dưỡng Tâm thần + Điều dưỡng Cộng đồng
* Các loại hình đào tạo của nhà trường:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người học và đáp ứng thị trường sử dụng lao động. Nhà trường đã đa dạng hóa loại hình đào tạo. Hiện đang thực hiện đào tạo theo hai hình thức là:
- Hệ chính quy
- Hệ liên thông (chính quy và VHVL)
Đối với hệ chính quy thời gian đào tạo là 4 năm, hình thức học tập trung theo chương trình học chế niên chế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng Cử nhân điều dưỡng.
Hệ liên thông có hai hình thức đào tạo là theo từng kỳ và tập trung: hình thức đào tạo theo từng kỳ tùy theo từ trung cấp hoặc cao đẳng lên mà thời gian đào tạo khác nhau. Nếu từ trung cấp lên thì thời gian đào tạo là 3 năm, còn cao đẳng lên thì thời gian đào tạo là 2 năm. Hình thức đào tạo tập trung, thời gian đào tạo của đối tượng trung cấp lên là 2,5 năm, thời gian đào tạo của đối tượng cao đẳng lên là 1,5 năm.
1.5.3. Chức năng – nhiệm vụ của Trường
Từ khi có Quyết định thành lập, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định được Bộ Y tế quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
* Chức năng:
Đào tạo cán bộ Điều dưỡng Đại học và sau đại học, Đào tạo bồi dưỡng giáo viên Điều dưỡng cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y tế trong cả nước và nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và sự phát triển kinh tế xã hội.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục.
- Đào tạo Đại học về Điều dưỡng
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Điều dưỡng cho các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực Điều dưỡng và y học nói chung.
- Tiến tới đào tạo trên đại học về Điều dưỡng, từng bước hội nhập với khu vực.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức - Tuyển sinh và quản lý người học.
- Quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [21].
1.5.4. Quy hoạch tổng thể của Trường:
Sứ mệnh của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã được xác định là phát triển công tác giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác đa lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng CSSK nhân dân, trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế có uy tín trong nước và quốc tế.
Định hướng phát triển của Trường được xác định là: Đào tạo đội ngũ nhân lực y tế chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Nhà trường đã quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng trường Đại học điều dưỡng Nam Định là chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quy hoạch phát triển tổng thể. Dự án được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1
hoàn thành các hạng mục đưa vào sử dụng năm 2010 gồm khu giảng đường; khu thực tập tiền lâm sàng; khu Hiệu bộ, labo, các bộ môn và hành chính làm việc; hạ tầng kỹ thuật như đường đi, sân, vườn cấp thoát nước. Hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012 là hạng mục ký túc xá với 912 chỗ ở. Giai đoạn 2 của dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2015 gồm các hạng mục trung tâm khảo thí, thư viện, nhà đa năng.
Dự án xây dựng đến nay đã hoàn thành 4 hạng mục: - Khu giảng đường
- Khu hành chính Hiệu bộ - Khu làm việc của các Bộ môn - Khu thực tập tiền lâm sàng.
Hạ tầng kỹ thuật hoàn thành đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên và nơi làm việc của cán bộ, giảng viên. Hệ thống giao thông trong Trường được bê tông hóa bằng nhựa apphan; hệ thống cấp thoát nước đảm bảo tốt; hệ thống cây xanh thảm cỏ được trồng theo đúng quy hoạch lâu dài góp phần cải thiện môi trường.
Ngoài ra, dự án xây dựng thư viện điện tử, đề cương xây dựng thư viện cũng nằm trong chiến lược phát triển tổng thể của Trường: xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy/học tập và nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, việc thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn chậm do thiếu kinh phí hoạt động, trong thời gian tới Nhà trường tiếp tục đầy mạnh tiến độ xây dựng để hoàn thành các mục của dự án trong thời gian sớm nhất [21].
1.5.5. Vị trí của nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực Y tế:
Sau khi nhận Quyết định thành lập Trường năm 2014, năm học 2005 – 2006 Nhà trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa Điều dưỡng trình độ đại học đầu tiên. Với đặc thù là trường chuyên ngành Điều dưỡng duy nhất của cả nước, Trường được Bộ Y tế, BGD & ĐT luôn ủng hộ tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà trường thực hiện nhiệm vụ chính trị là đào tạo những
điều dưỡng viên chuyên nghiệp với trình độ cao và tâm huyết với nghề. Thành quả Nhà trường đạt được đến nay là đã có 5 khóa sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy đã tốt nghiệp, ngay sau khi tốt nghiệp, hầu hết số cử nhân Điều dưỡng này đã có việc làm ngay.
Theo số liệu thống kê về số lượng thí sinh lựa chọn thi tuyển vào học tại trường trong mấy năm gần đây tỷ lệ ngày một cao, số lượng nhập học và ra trường cân đối, có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt kết quả học tập khi ra trường khá và giỏi cao.
Năm 2009, Nhà trường có 299 sinh viên tốt nghiệp ra trường trong đó có 164 sinh viên đại học điều dưỡng chính quy khóa I và 135 sinh viên cao đẳng chính quy khóa VIII. Để có được thông tin chính xác về tình hình sinh viên sau khi tốt nghiệp, về tình trạng việc làm và thu nhập. Nhà trường đã tiến hành khảo sát số sinh viên này. Kết quả cho thấy: sinh viên đại học chính quy khóa I tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay là 42,6%, có việc làm sau 6 tháng là 84,5%. 85,58% sinh viên xin được việc làm ở các cơ quan nhà nước, mức thu nhập bình quân sau khi có việc làm từ 1 – 3 triệu chiếm 82,6%; Sinh viên cao đẳng khóa VIII tỷ lệ có việc làm ngay 40,2%. Có việc làm sau 6 tháng là 88,8%, 65,7% sinh viên xin được việc làm tại cơ quan nhà nước, mức thu nhập bình quân từ 1 – 3 triệu đồng/ tháng chiếm 86,3%.
Vững vàng với kết quả đạt được, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đang có những bước tiến chắc chắn trong việc khẳng định thương hiệu đào tạo nguồn nhân lực y tế nói chung và đội ngũ điều dưỡng chất lượng nói riêng. Từ nhiều năm nay, Nhà trường luôn là địa chỉ uy tín, tin cậy đã và đang đào tạo nguồn điều dưỡng cho các tỉnh, thành và khu vực Nam đồng bằng sông Hồng. Cùng với các trường thuộc nhóm ngành Khoa học sức khỏe, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định sẵn sàng chia sẻ và hợp tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cho đất nước, góp phần cùng ngành y tế làm giảm sự thiếu hụt về mặt con người trong hệ thống y tế Việt Nam [18].
1.5.6. Cơ cấu tổ chức hành chính
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, được tổ chức theo Hai cấp quản lý là cấp Trường và cấp Bộ Môn. Ban giám hiệu trực tiếp điều hành, ra quyết định về các vấn đề của nhà trường. Giúp việc cho Ban Giám Hiệu gồm có:
- 9 phòng chức năng - 24 bộ môn
- 3 đơn vị trực thuộc khác.
Các phòng, bộ môn và đơn vị có chức năng và nhiệm vụ được nhà trường quy định cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của trường đại học quy định trong điều lệ trường đại học, từng bộ phận trong trường có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nhìn chung, hiện tại mô hình tổ chức này khá hợp lý với nhu cầu giảng dạy và đào tạo của nhà trường. Bộ máy tổ chức khá đơn giản, rõ ràng và thuận tiện cho quá trình chỉ đạo và thực hiện công việc; ở mỗi bộ môn, phòng ban đều có các cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, giám sát, điều hành công việc.
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
BAN GIÁM HIỆU
P. Tổ chức cán bộ
P. Đào tạo ĐH&SĐH
P. Quản lý NCKH P. Công tác HSSV P. Vật tư và TTB P. Tài chính Kế toán P. Quản trị P. Hành chính tổng hợp
P. Công nghệ thông tin
BM. Mác - Lênin Khối Khoa Học Cơ Bản BM. Toán - Tin BM. Ngoại ngữ BM. Sinh vật BM. Hóa – Hóa sinh
BM. Giáo dục TC BM. Giáo dục QP BM. Giải phẫu Khối Y Học Cơ Sở BM. Sinh lý - SLBMD BM. Vi sinh - KST BM. Dược BM. Luật – Tâm lý BM. Điều dưỡng CB BM. Y học CT BM. Y tế CĐ BM. ĐD Ngoại Khối Y Học Lâm Sàng BM. ĐD Nội BM. ĐD Nhi BM. ĐD Phụ sản BM. ĐD Truyền nhiễm BM. ĐD Phục hồi CN BM. ĐD Tâm – TK BM. ĐDCK hệ Nội BM. ĐDCK hệ Ngoại Thư viện TT Hợp tác KHCN & Dịch vụ TT Khảo thí và kiểm định chất lượng
1.5.7. Mục tiêu của Nhà trường trong giai đoạn tới:
Từng bước xây dựng và phát triển trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trở thành trường Đại học đa ngành, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong đó đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành Điều dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và có đào tạo một số nhóm ngành khác về khoa học sức khỏe để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ phục vụ nhân dân theo nhu cầu xã hội và định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế của Việt Nam [21].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ Chính quy.
- Các khóa sinh viên Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định giai đoạn 2011- 2013.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm: 2.2.1. Địa điểm:
Nghiên cứu triển khai tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2.2.2. Thời gian:
Từ 15/11/2013 đến 15/03/2014.
2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
- Tóm tắt chương trình đào tạo cử nhân ĐD của Trường
- Khảo sát chương trình Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy tại Trường ĐHĐD Nam Định.
- Quy mô đào tạo CNĐD hệ chính quy của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định giai đoạn 2011 – 2013.
2.3.2. Khảo sát sơ bộ sự phản hồi của sinh viên về chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy. cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy.
- Kiến thức được cung cấp từ chương trình đào tạo. - Khả năng thực hiện kỹ năng người điều dưỡng.
2.3.3. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chương trình đào tạo
- Phương pháp giảng dạy của nhà trường - Đội ngũ giảng viên
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
* Phương pháp mô tả hồi cứu:
Là nghiên cứu các đối tượng từ trạng thái ban đầu ở quá khứ đã chuyển sang trạng thái tiếp theo ở hiện tại, bằng cách thu thập các dữ kiện dựa vào ghi chép trong các sổ sách lưu trữ.
Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng với các số liệu sau: - Các số liệu về số lượng tuyển sinh, số lượng HSSV nhập học thực tế, kết quả tốt nghiệp của sinh viên trong giai đoạn 2011 – 2013.
- Các số liệu về cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức của trường, từng phòng, bộ môn trong giai đoạn 2011 – 2013.
- Thực trạng về cơ sở vật chất – trang thiết bị của trường Đại học