Những hạn chế trong công tác đào tạo điều dưỡng

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 28)

Trong thập niên vừa qua, Bộ Y tế luôn quan tâm xây dựng hệ thống Điều dưỡng – Hộ sinh thành một mạng lưới từ Trung ương đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng vẫn còn một số tồn tại và bất cập như:

- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa cân đối về cơ cấu. Hệ thống điều dưỡng trưởng còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, đa số chưa được được đào tạo về quản lý chăm sóc người bệnh. Theo nghiên cứu của Đào Thành (2007) tại 752 bệnh viện trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ điều dưỡng trưởng có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao (83,3%), chỉ có 10,1% có trình độ cử nhân. Các bệnh viện hạng III, hạng VI và chưa phân hạng có tỷ lệ điều dưỡng trưởng trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 90,6%; 93,1%; 90% [17].

Bảng 1.2. Trình độ chuyên môn của Điều dưỡng trưởng tại hạng bệnh viện

Hạng bệnh viện Điều dưỡng trưởng TĐ trung cấp

Bệnh viện hạng III 90,6%

Bệnh viện hạng VI 93,1%

Bệnh viện hạng chưa phân hạng 90%

- Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo chưa được chuẩn hóa, thiếu giáo viên có trình độ trên đại học. Cơ sở thực hành còn nhiều hạn chế và chưa phát triển hệ thống đào tạo chuyên khoa.

- Các kỹ thuật thực hành chăm sóc chưa được chuẩn hóa và xây dựng thành những quy trình chuẩn. Chăm sóc toàn diện mới bắt đầu, các chăm sóc cơ bản cho người bệnh còn giao phó nhiều cho người nhà. Công tác điều dưỡng ở nông thôn và chăm sóc tại gia đình chưa được phát triển.

- Chưa có một hệ thống chính sách đầy đủ cho ngành điều dưỡng. Thiếu chính sách thu hút nghề nghiệp và chưa tập trung đầu tư toàn diện, đặc

biệt là đầu tư về tài chính cho chuyên ngành Điều dưỡng – Hộ sinh [14].

Một phần của tài liệu Khảo sát chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy của trường đại học điều dưỡng nam định, từ năm 2011 2013 (Trang 28)