0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Cơ cấu phanh

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG LOGIC MỜ TRONG CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG HỆ THỐNG PHANH (Trang 57 -57 )

c. Tính kiểm tra bầu phanh sau:

2.5.1. Cơ cấu phanh

* Mòn má phanh và trống phanh :

Quá trình phanh thực hiện nhờ ma sát giữa phần quay và phần không quay, vì vậy sự mài mòn các chi tiết của má phanh với tang trống là không tránh khỏi. Sự mài mòn này làm tăng kích thớc bề mặt làm việc của tang trống, giảm nhỏ chiều dày má phanh, tức là làm tăng khe hở má phanh với tang trống khi không phanh. Khi đó, muốn phanh thời gian chậm tác dụng của khí nén sẽ tăng. Hậu quả của nó sẽ làm tăng quãng đờng phanh, tăng thời gian phanh, giảm gia tốc chậm dần trung bình của ô tô, chúng ta thờng nói là sự mòn cơ cấu phanh làm giảm hiệu quả phanh của ô tô.

Sự mài mòn quá mức của má phanh có thể dẫn tới tróc liên kết (đinh tán) giữa má phanh và guốc phanh, má phanh có thể rơi vào không gian nằm giữa guốc và tang trống gây nên kẹt cứng cơ cấu phanh.

Sự mài mòn tang trống có thể xảy ra theo các dạng: gây xớc lớn trên bề mặt ma sát của tang trống và làm biến động lớn mômen phanh, gây méo tang trống khi phanh và có thể nứt tang trống do chịu tải trọng quá lớn.

− Mòn đều giữa má phanh và trống phanh . khi phanh, hiệu quả phanh sẽ giảm .

− Mòn không đều giữa các má phanh và trống phanh , hiệu quả phanh giảm mạnh, ô tô bị lệch hớng chuyển động. Điều này thờng dẫn tới các tai nạn giao thông khi phanh ngặt. Các trạng thái lệch hớng chuyển động thờng nguy hiểm kể cả khi ô tô chuyển động thẳng , và đặc biệt nghiêm trọng khi ô tô quay vòng và phanh gấp.

* Mất ma sát giữa má phanh và trống phanh :

Ma sát giữa các bề mặt trong hệ thống phanh là ma sát khô, vì vậy nếu bề mặt ma sát bị dính dầu, mỡ, nớc thì hệ số ma sát giữa má phanh và tang trống sẽ giảm, tức là giảm mômen phanh sinh ra. Thông thờng trong sử dụng do mỡ từ moay ơ, nớc từ bên ngoài xâm nhập vào, bề mặt má phanh tang trống bị chai cứng... làm mất ma sát trong cơ cấu phanh. Sự mất ma sát xảy ra

không đồng thời trên các cơ cấu phanh nên sẽ làm giảm hiệu quả phanh và gây lệch hớng chuyển động khi phanh ô tô.

* Bó kẹt cơ cấu phanh:

Cơ cấu phanh cần thiết phải tạo cho bánh xe lăn trơn khi không phanh. Trong một số trờng hợp cơ cấu phanh bị bó kẹt do: bong tấm ma sát guốc phanh, h hỏng các cơ cấu hồi vị trong cơ cấu, do điều chỉnh không đúng, vật lạ rơi vào không gian làm việc.... Sự bó kẹt cơ cấu phanh còn có thể xẩy ra trên cơ cấu phanh có phanh tay và phanh chân làm việc chung trong cùng một cơ cấu phanh.

Sự bó kẹt cơ cấu phanh sẽ gây mài mòn không theo quy luật, phá hỏng các chi tiết của cơ cấu, và đồng thời làm mất khả năng chuyển động của ô tô ở tốc độ cao. Sự bó phanh, khi không phanh, làm tăng ma sát không cần thiết, nung nóng các bề mặt phanh do vậy hệ số ma sát giảm và giảm hiệu quả phanh khi cần phanh. Khi có hiện tợng này có thể phát hiện thông qua sự lăn

trơn của ô tô hay kích bánh xe quay trơn, qua tiếng chạm phát ra trong cơ cấu....

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG LOGIC MỜ TRONG CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG HỆ THỐNG PHANH (Trang 57 -57 )

×