II. Khuyến nghị
3. Về cộng đồng xã hội.
PHẦN PHỤ LỤC TIÊU CHÍ PHỎNG VẤN SÂU
TIÊU CHÍ PHỎNG VẤN SÂU
Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn sâu tập trung vào việc khảo sát và đánh giá thái độ, xác định nhu cầu của đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến thông qua 3 tiêu chí phỏng vấn tưpng ứng với các đối tượng chính là học sinh, phụ huynh, giáo viên và các tình nguyện viên, bên cạnh đó nhóm thực hiện cũng thông qua việc phỏng vấn người dân xung quanh để từ đó có thể hiểu và xác định được thực trạng của vấn đề giáo dục trẻ em nghèo tại trường tình thương, những điểm mới và sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục ở lớp học tình thương bà Mười so với phương pháp giáo dục tại các trường tình thương khác, những yếu tố tác động đến giáo dục tại trường tình thương bà Mười. Tất cả nhằm hướng đến một mục tiêu cuối cùng là tìm ra những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng giáo dục dành cho trẻ em nơi đây.
Thứ nhất: Đối với mẫu phỏng vấn người quản lí cơ sở, giáo viên, tình nguyện viên thì các mẫu được chọn phỏng vấn phải là những đối tượng đã có quá trình thực tập hoặc tình nguyện tại cơ sở này. Các đối tượng này phải thực sự quan tâm đến các vấn đề mà lớp học tình thương đang gặp phải, hay là những dự định trong tương lai của trường. Đối với mẫu đối tượng này thì nhóm chúng tôi đã có quá trình tham gia thực tập và tình nguyện chung, nên việc phỏng vấn tìm hiểu về các đối tượng tương đối thuận lợi. Thứ hai: Với người dân xung quanh trường thì họ phải là người sống gần trường nhiều năm, có sự quan tâm và có sự qua lại tương tác với trường.
Thứ 3: Đối với mẫu phỏng vấn trẻ thì phải là trẻ học ở trường tình thương (có danh sách cụ thể), có độ tuổi nhất định có thể nhận thức được vấn đề. Hơn nữa đây là những em có quá trình học tập tại lớp khá dài và ổn định.
Đối với mẫu phụ huynh được chọn phỏng vấn thì yêu cầu họ đã và đang có ít nhất một học sinh đang theo học tại trường.
Câu hỏi phỏng vấn có lựa chọn, đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn.
Bảng hỏi phỏng vấn sâu.
• Người quản lý cơ sở.
1. Trường được thành lập khi nào?
2. Tổng số lượng số lượng trẻ hiện tại đang theo học tai trường là bao nhiêu? 3. Số lượng trẻ học các lớp là bao nhiêu? Độ tuổi trung bình của trẻ?.
4. Số lượng trẻ đã ra trường và tiếp tục học các cấp bậc cao hơn là bao nhiêu trẻ? 5. Ai là người trực tiếp giảng dạy cho các em? Số lượng giáo viên và tên tình nguyện viên tại trường là bao nhiêu? Thời gian làm việc của họ như thế nào?
6. Ở trường các em được học những môn học nào và được rèn luyện các kỹ năng gì? 7. Trường có được sự tài trợ từ bên ngoài hay không? Đó là những nguồn nào?
8. Các phương pháp giảng dạy được áp dụng tại trường hiện nay?
9. Với phương pháp học đó thì khả năng tiếp thu bài giảng của trẻ như thế nào? Nhất là đối với những học sinh có sức học kém thì nhà trường đã có hình thức đào tạo thế nào?
10. Các phương pháp đó có điểm gì đặc biệt so với phương pháp giáo dục chung của Bộ giáo dục?
11. Trường có họp mặt với phụ huynh học sinh thường xuyên không? Và phụ huynh các em có thường hỏi han đến sức học của con em mình hay không?
12. Những thuận lợi và khó khăn tại trường là gì?
13. Những mong muốn để xây dựng và phát triển lớp học tình thương ngày càng phát triển hơn?.
• Về phía các tình nguyện viên và giáo viên 1.Lý do để đến với lớp học là gì?.
2. Thời gian bạn tham gia hoạt động tại lớp học là bao lâu? 3. Công việc chính của bạn trong lớp học là gì?
4.Trong quá trình hoạt động tại trường bạn gặp phải những thuận lợi và khó 5.khăn như thế nào?
2. Những khó khăn gặp phải, cũng như thuận lợi có được trong quá trình dạy việc học cũng như việc quản lí lớp và dạy học cho trẻ?
3. Khó khăn lớn nhất của lớp học hiện nay là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu?. 4. Theo bạn thì phương pháp giáo dục hiện tai ở trường có phù hợp với trẻ hay chưa? Và bạn nhận thấy phương pháp giáo dục tại trường có những điểm gì đặc biệt về so với chuẩn chung của bộ giáo dục.
5. Nhà trường tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường?
6. Theo bạn với mô hình và phương pháp giáo dục hiện đang áp dụng tại trường có tạo được nền tảng vững chắc trong con đường học vấn của các em trong tương lai hay không?
7.. Bạn có hay tham gia sinh hoạt với các em không? bạn cảm thấy các hoạt động tổ chức cho các em diễn ra thế nào?
8.. Bạn có thể cho nhận xét và đánh giá về thái độ học tập, rèn luyện, chất lượng giáo dục tại trường hiện nay đối với trẻ?
9. Bạn có những đề xuất và mong muốn gì về điều kiện học tập, phương pháp dạy học cũng như cách khắc phục những khó khăn trở ngại cho các em học sinh nơi đây?
Đối với giáo viên hoặc tình nguyện viên đã từng giảng dạy tại các trường tình thương khác có thể hỏi thêm câu hỏi (bạn thấy phương pháp giảng dạy tại trường tình thương Bà Mười có gì khác biệt so với các lớp học tình thương khác mà bạn đã từng giảng
dạy?
• Về phía gia đình.
1: Gia đình mình đang sống ở đâu? Sống được khoảng bao lâu tại đó? 2: Nguồn thu nhập chính của gia đình?
3: Mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại?.
4: Gia đình đưa trẻ vào lớp học bà Mười nhằm mục đích gì?
5: Gia đình thấy môi trường giáo dục tại trường ra sao? Chất lượng giáo dục có điểm gì mà gia đình thấy tốt và điểm gì cần cải thiện?
6: Gia đình có thường xuyên cho trẻ tiền tiêu vặt không? 7: Buổi tối gia đình có hay kiểm tra bài vở của các em không?. 8: Gia đình có hay cho em đi chơi đâu vào dịp cuối tuần không?.
9: Gia đình dự tính cho em đi học lớp tình thương bà Mười lâu dài không ? tại sao? 10. Những đóng góp, ý kiến nguyện vọng cho việc dạy và học tại trường?
• Về phía trẻ.
1. Em tên gì? đang học lớp mấy, em được bao nhiêu tuổi? 2. Em đang sống cùng ai? Công việc của họ là gì?
3. Đến trường em có thấy vui hay không? tại sao?
4. Giáo viên và tình nguyện viên đối xử như thế nào với em? 5. Em học có hiểu bài hay không?
6. Ngoại trừ các môn học chính tại lớp hiện nay thì em có mong muốn được học thêm các môn học khác nữa không? Tại sao?
7. Nếu cho em đi học trường lớn hơn thì em sẽ học tại đó hay vẫn học tại trường này? Vì sao?
Biên bản phỏng vấn sâu số 1:
Phỏng vấn viên: Lê Thị Ánh
1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:
Họ và tên: NG. T. L. N. Chức vụ: Người thành lập trường. Tuổi: 80 Giới tính: Nữ
2. Ngày phỏng vấn: 15/11/2014 Thời gian: 15h20' đến 16h40' 3. Địa điểm: Tại trường tình thương bà Mười
4. Nội Dung phỏng vấn: ( lược bỏ phần chào hỏi)
Pvv: Dạ. Con chào bà ạ! Thưa bà cho con hỏi bà lớp học này được thành lập bao nhiêu lâu rồi ạ?
TL: Uh. Chào con! (cười vui vẻ) lớp học này được thành lập từ năm 1999, lớp học bắt đầu được nhen nhóm từ vỉa hè. Sau đó bà đã đứng ra lo liệu cho các em có chỗ học, có giáo viên tới dạy. Lớp học năm lần bảy lượt phải di chuyển từ nơi này qua nơi khác, nên rất khó khăn.
Pvv: Hiện nay cả trường có bao nhiêu học sinh ạ?
TL: Hiện nay, thì cả trường có hai phòng học và 4 khối lớp từ lớp 1 tới lớp 4, gồm 35 em học sinh. Với quản lý chính là Phượng, bà giao tất cả cho chị Phượng quản lí. Và bà Mười cũng chỉ đứng ra thuê hai cô Nga dạy khối lớp 1, 2 và 3 còn khối lớp 4 thì do các tình nguyện viên của trường phụ trách giảng dạy.
Pvv: Dạ. Hoàn cảnh của các em học sinh ở đây thế nào ạ?
TL: Hầu hết các em học sinh ở đây đều là con gia đình nghèo, nhập cư lên thành phố sinh sống làm ăn, có đứa thì cha mẹ làm công ty, làm hồ, buôn bán dạo.... này nọ, có đứa thì bị mồ côi cha hoặc mẹ từ nhỏ, mẹ đi làm ăn xa, công việc không ổn định. Các em sống với ông bà nội đã già, tuổi cao sức yếu, nhà lại nghèo nên khó có thể cho các em đến lớp thường xuyên, khi các em đến lớp thì bà Mười và các bạn tình nguyện viên đều phải khuyến khích, động viên an ủi... Trường còn phải hỗ trợ cho các em về đồ dùng học tập, quần áo,...để các em đi học đầy đủ hơn.
Pvv: Động lực nào thúc đẩy bà mở lớp học cho các em ạ?
TL: Bà (cười hiền hậu) thương bọn trẻ nó nghèo, lại không có giấy tờ hợp pháp để xin vào mấy trường công học, mà các em suốt ngày cứ lông nhông ngoài đường thấy thương lắm nên Bà Mười đã đứng ra lo liệu cho các em có chỗ học, có giáo viên tới dạy.
Pvv: Thưa bà, bà có thể cho con biết về những thuận lợi và khó khăn từ khi bà thành lập lớp học tình thương này ạ?
TL: Khó khăn thì nhiều con ạ. Lớp học tình thương phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần, nên hồi đầu trẻ cũng nản học, thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất. Tại vì dạy ở đây thì đồng lương ít ỏi, tụi nhỏ lại nghịch phá nữa, giờ có hai cô "Nga" dạy ở đây cũng chỉ là các cô thương tụi nhỏ chứ đồng lương chả đáng là bao đâu con.
Những năm trước thì Bà Mười phải là người trực tiếp đứng ra cai quản lớp học từ khâu vật chất lẫn tìm giáo viên dạy cho các em. Còn một năm trở lại đây khi chị Phượng đang là sinh viên năm 3 của trường Đại học Luật tới dạy tại lớp học Bà Mười thì chị đã giúp bà quản lý lớp học này, thế nên bà cũng đỡ vất vả phải chạy đi chạy lại.
TL: Khó khăn thì nhiều lắm con, "Khó khăn cơ bản của các em học sinh ở đây chủ yếu là về hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, bố mẹ ít quan tâm dạy dỗ và thời lượng học trên lớp ít hơn các trường ở ngoài. Vả lại các em học kém thì nhiều mà về nhà lại thêm cái tội nhác học nữa nên việc dạy dỗ, nâng cao chất lượng học tập rất khó khăn". Nguyên nhân là do hầu hết ba mẹ các em là dân nhập cư ở các tỉnh lẻ như: Miền tây, miền Trung, …. nên công việc không ổn định, trình độ văn hóa thấp, ít quan tâm chú trọng đến việc học tương lai của con em" nhưng mà khó khăn lớn nhất bây giờ phải kể đến cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy. Đồ dùng học tập của các em đều do các nhà tài trợ, hảo tâm người ta giúp cho sách, vở, bút, rồi đến tủ đựng sách…nên cũng đỡ được phần nào. Còn về giáo viên thì có 2 cô đều tên là Nga và các bạn sinh viên nhưng các bạn sinh viên ngoài việc đến lớp dạy cho các em còn có việc học của mình nữa nên nhiều lúc rất bận không lên lớp được. Các em ở đây đa phần là học sinh yếu kém bọn trẻ nó nghịch, quậy, lười học nên rất khó để dạy bảo và cho lên lớp.
Pvv: Mối quan hệ giữa bà và các bạn tình nguyện viên với các em học sinh trong trường ra sao ạ? Thái độ mọi người thế nào?
TL: Bà (cười ) rất tốt. Thì các bạn cũng tham gia nhiệt tình hỗ trợ cả về dạy và tổ chức các hoạt động, trò chơi cho các em. Nói chung là mọi hoạt động đều nhờ các bạn sinh viên của Phượng nhiều lắm.
Pvv: Con thấy hầu hết các em rất quý bà Mười phải không ạ?
TL: Bà (cười) uh. Bọn trẻ nó quý bà lắm, mỗi lần bà ra thăm thì bọn trẻ đều nhốn nháo hỏi thăm, chào hỏi ngoan ngoãn, chúng nó cũng thương bà lắm!
Pvv: Vào các dịp lễ, tết, thì trường có hay được quà từ các vị ân nhân, hay có sự giúp đỡ hỗ trợ từ các đoàn thể, tổ chức nào không ạ?
TL: Vào các dịp lễ, tết như trung thu, ngày 1/6,....Thì cũng có nhiều tổ chức đến và làm các hoạt động từ thiện tặng quà, sách cặp, vở.... nhiều lắm! Mới hôm đây vừa có chú bên nước ngoài về làm từ thiện tại trường, vì biết được trường qua internet nên đã đến thăm và tặng cho lớp học một cái tủ đựng sách và một số quà, cặp sách cho các em, bà Mười cũng ra dự.
Pvv: Nhà trường và các bạn tình nguyện viên tạo điều kiện gì cho các em học sinh đang theo học tại trường?
TL: Các em ở đây không phải đóng học phí, tất cả các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên được nhà trường hỗ trợ về sách vở, quần áo, đồ dùng học tập,.... Trước kia mới thành lập trường thì bà Mười tự lo lấy cho các em, nhưng bây giờ có nhiều người cũng biết đến trường nên vấn đề về sách vở, bút mực,....là không phải lo nữa, có
khi dùng không hết nên cho các trường khác họ dùng kẻo để lâu ngày nó sẽ hỏng, khi nào mình cần họ sẽ hỗ trợ lại cho mình.
Đến lớp học tình thương thì các em không đòi hỏi phải có giấy khai sinh, hộ khẩu nào cả. Mà các em chỉ cần đi học đầy đủ là được, nhà em nào xa thì bà mua vé xe buýt cho các em đi, cuối năm em nào học giỏi thì cũng được thưởng cho một chiếc xe đạp để đi học. Khi nào nhà đủ điều kiện kinh tế hoặc giấy tờ thì lũ trẻ có thể chuyển qua trường tiểu học Phù Đổng. Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây cũng đã cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho các em học tập.
Pvv: Bà nghĩ như thế nào về phương pháp giảng dạy đang được áp dụng tại trường mình ạ?
TL: Ở đây chỉ có hai cô giáo chính dạy lớp 1 và lớp 2, 3 còn lớp 4 là do các bạn sinh viên thay nhau dạy. Các cô thì cũng đã nhiều tuổi rồi, cô Nga dạy lớp 2, 3 thì có kinh nghiệm hơn vì cô dạy cũng đã lâu, cô đã từng dạy ở nhiều trường tình thương khác. Hầu hết bọn trẻ chỉ được học Văn và Toán thôi! Còn các môn khác thì lồng ghép vào trong các hoạt động sinh hoạt thứ 7 hàng tuần. Các bạn sinh viên ở đây thì không phải là học về chuyên môn sư phạm nên cũng khó cho các bạn nhưng bà thấy các bạn đã rất nhiệt tình tham gia cống hiến cho lớp học rồi.
Pvv: Thưa bà, ở trường học có nhiều hợp trẻ nản lòng và muốn bỏ học không ạ? Và nếu có thì bà có phương pháp gì để thúc đẩy các em quay lại trường?
TL: Bà cũng hay ra thăm lũ trẻ để xem chúng học hành thế nào. Lỡ gặp các em ở ngoài đường hoặc biết đứa nào cúp học là bà lại hỏi liền tại vì sao mà không đi học. Nếu bố mẹ nói ở nhà phụ giúp không cho các em đi học thì bà tới tận nhà, kiểu gì cũng phải cho lũ trẻ đi học.
Pvv: Thưa bà, điều bà mong muốn và quan tâm nhất để phát triển lớp học tình thương này là gì ạ?
TL: Bà mong lớp học sẽ có cơ sở vật chất đầy đủ và khang trang hơn, các bạn sinh viên cũng đến với các em nhiều hơn, lớp học sẽ luôn được duy trì và ngày càng phát triển để mang lại kiến thức cho bọn trẻ.