Tổng quan về trường tình thương bà Mười (Địa chỉ: Đường KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.TP.HCM.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI (Trang 33)

Tân Thuận Tây, Q7.TP.HCM.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Bà Mười Người thành lập trường. Chị Phượng Quản lý chính. Chị Hằng Quản lý nhân sự Anh Thịnh Quản lý cở sở vật chất Anh Dưỡng Quản lý về chương trình học tập

Nép mình bên chân cầu Tân Thuận là một lớp học khá đặc biệt mà người dân ở đây quen gọi với cái tên thân mật là “Lớp học tình thương Bà Mười”. Ý tưởng xây dựng một lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, cơ nhỡ bắt đầu từ khi Bà Mười (tên thật là Lữ Thị Lệ Nương) đồng cảm với số phận bấp bênh của lũ trẻ nhem nhuốc nghĩ về con chữ, tập đánh vần, viết từng nét chữ bởi sự hướng dẫn của sinh viên mùa hè xanh.vì lý do đó năm 1999 lớp học được thành lập. Thời điểm ban đầu cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, lớp học chỉ dạy tạm bợ ở ven sông. Cảm động trước hình ảnh những đứa trẻ ham học cũng như tấm lòng nhân ái của Bà Mười, chính quyền đã tạo điều kiện cho lớp học chuyển về cơ sở cách đây được vài năm (đường KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.Tp Hồ Chí Minh).

Lớp học dành cho bọn trẻ “ba không” không nhà, không hộ khẩu, không khai sinh, bởi đa phần học sinh đều là những trẻ mồ côi, con dân lao động từ các tỉnh miền Tây hay là con em sống lênh đênh sông nước ghe xuồng, nay dây mai đó. Ngoài giờ lên lớp các em còn tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau,.. Mặc dù không có giáo viên cố định, cũng không có đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách chỉnh tề, nhưng nơi đây vẫn là một lớp học đúng nghĩa, vì đến đây các em được học tập, học cách đọc, cách viết và được yêu thương. Lúc đầu bà Mười tập hợp những đứa trẻ nghèo ngoài đường phố dạy trẻ biết đọc, biết viết nhằm mục đích xóa mù chữ và dành một góc nhỏ trong nhà làm lớp học, thế nhưng số lượng trẻ ngày càng tăng ngôi nhà không còn đủ chỗ cho việc đứng lớp bập bẹ mà đánh vần được cái tên của mình nhưng không có một chỗ học ổn định lớp học phải thay đổi chỗ học liên tục nên số lượng trẻ đến trường cũng không đều trẻ lúc đến lúc không khiến cho giáo viên đứng lớp cũng nản và thường thì họ chỉ dạy các em một thời gian rồi nghỉ. Ban đầu lớp học được thành lập nhằm mục đích để tập hợp những đứa trẻ nghèo ngoài đường phố để cho chúng biết bập bẹ mà đánh vần được cái tên của mình. Sau này khi số lượng các

Giáo viên Tình

nguyện viên

Học sinh Ghi chú: Chỉ đạo

em đi học ngày một nhiều hơn, đến nay đã có 25 em đang theo học tại trường, có nhiều em có lực học khá tốt nên nơi đây như một lớp học phổ cập cho các em. Lớp học đã có tổ chức rõ ràng, quy định giờ giấc vào học, cũng đã mời cô giáo về để đứng lớp dạy các em. Điều quan trọng nhất là đã đem được cái chữ tới cho các em, để các em có thể biết cái chữ, học đạo đức làm người. Sau hơn mười năm hoạt động, lớp học tình thương bà Mười đã đạt được những kết quả tốt trong việc giảng dạy và giúp các em tiếp cận con chữ cùng những tri thức mới. Đây là nơi rèn luyện nếp sống đạo đức, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Thương lũ trẻ nghèo khổ bà Mười còn xin nhiều việc làm thêm cho các em như phụ giữ xe, phụ quán nước để các em có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Bà Mười còn ấp ủ dự đinh sẽ nhờ các trường dạy nghề về lớp dạy cho các em, để sau này nếu không có điều kiện học cao hơn thì cũng có cái nghề mà mưu sinh.

Đối tượng chính của lớp học đó là những em nhỏ nghèo không có điều kiện theo học tại các trường công lập trên địa bàn Quận 7.Bà Mười là người trực tiếp đứng ra cai quản lớp học từ khâu vật chất lẫn thuê giáo viên dạy các em trong những năm về trước. Nhưng do tuổi tác đã cao nên. Một năm trở lại đây Bà Mười giao cho chị Phượng sinh viên năm 3 của trường luật quản lý chính của lớp học. Ngoài ra thì còn có một đội ngũ 26 tình nguyện viên khác tham gia hỗ trợ lớp học và hai giáo viên đứng lớp chính được chị Phượng thuê để phục vụ cho quá trình giảng dạy khối lớp 1,2, 3 còn khối lớp 4 thì do các tình nguyện viên tại trường học chịu trách nhiệm giảng dạy. Với tổng số lượng trẻ tại lớp học hiện tại là em. Ngoài việc học tập là chính lớp học còn hay tổ chức các hoạt động sinh hoạt dạy kỹ năng sống , nâng cao nhận thức cho các em hay các hoạt động vui chơi vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần do các tình nguyện viên tổ chức.

Cơ sở vật chất trang thiết bị tại trường đã được cải thiện và phát triển hơn rất nhiều so với 14 năm về trước, tuy nhiên số lượng trẻ học phân phối ở cả 4 khối lớp nên nhu cầu cơ sở vật chất ngày càng tăng và cơ sở thì còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được. Hiện tại 4 khối lớp chỉ có hai phòng học chính các em phải học lớp ghép, trẻ không có sân chơi riêng phục vụ cho quá trình học tập mặc dù dụng cụ học tập được nhà trường ban phát trẻ không phải nộp bất cứ chi phí nào xong trẻ ở đây vẫn chịu nhiều thiệt thòi do trường học không đủ nguồn nhân lực có chất lượng để đứng lớp, trẻ không được học đầy đủ các môn thei quy trình đào tạo của bộ giáo dục mà chỉ được học hai môn toán tiếng việt đó là một sự thiếu hụt rất lớn trong việc gáo dục tai trường.

Về kinh phí hoạt động lớp học chủ yếu là do Bà Mười trực tiếp đứng ra lo liệu, ngoài ra cũng có một số các nhà thiện nguyện hộ bên ngoài hỗ trợ nhưng với một số lượng nhỏ chủ yếu họ chỉ giúp đỡ về mặt tinh thần là chính và chưa có một tổ chức nào chính thức đứng ra tài trợ cho lớp học.

Với sứ mệnh và mục đích của mình hiện tại lớp học tình thương đang có …trẻ theo học, tuy nhiên việc dạy trẻ như thế nào? làm sao cho trẻ có hứng thú và chuyên tâm vào việc học cho hết tiểu học ,tiếp đó là học cao hơn để trỏ thành người có ích cho xã hội đó cũng là một thách thức đặt ra cho các nhà giáo trong viêc giáo dục trẻ tại đây.

Hình 4:Những bức ảnh kỷ yếu của lớp họ.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI (Trang 33)