Những định hướng trong công tác giáo dục tại trường tình thương bà Mười.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI (Trang 62)

Từ thực trạng trên cho thấy mọi trẻ em đều có nhu cầu được học tập và tương lai muốn học thêm để có trình độ học vấn cao hơn đó là tốt nghiệp cấp 3 tiến xa hơn là đại học và có được nghành nghề ổn định trong tương lai như giáo viên, bác sĩ, công an... song các điều kiện về kinh tế, tự nhiên và xã hội đã cản trở không ít tới con đường học vấn của các em.

Kinh tế thấp kém.

Kinh tế là yếu tố có tính chất quyết định mọi vấn đề của cuộc sống con người. Đối với việc học tập của trẻ em, đời sống kinh tế gia đình tác động lớn đến điều kiện trẻ em tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục, đặc biệt giáo dục có chất lượng cao.

Thu nhập của gia đình thấp đã cản trở việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất lượng không được đáp ứng là nỗi khổ của trẻ em nghèo.

Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn còn buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm với gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này có quyền được học tập, song không thể thực hiện được quyền, đó chính là một bức xúc lớn mà bản thân trẻ em không thể khắc phục được.

Điều kiện xã hội

Nghèo về kinh tế kéo theo nghèo về nhận thức. Chính vì kinh tế khó khăn các bậc phụ huynh trong các gia đình nghèo không có điều kiện đi học hoặc không có thời gian tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông cho nên nhận thức họ về vai trò cuả giáo dục đối với con cái còn kém. Nhiều phụ huynh học sinh chưa chú ý đến việc học tập của con, họ quan niệm "cơm chưa có ăn làm sao lo cho việc học cái chữ được"còn kém. Chính vì nhận thức sai lầm đó cộng với nỗi lo miếng cơm manh áo mà họ đã để con em mình chịu mù chữ và dốt nát, buộc con phải cùng theo cha mẹ đi lao động, sản xuất khi các em còn trong tuổi đi học như lượm ve chai, bán vé số...."Nghèo đói và dốt nát" thường là bạn đồng hành với nhau, cái nghèo không vượt qua được cái dốt cứ bám theo hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, làm cho con người, xã hội tụt hậu so với các địa phương ngay bên cạnh mình. Chính cái nghèo khiến con người ta bị hạn chế nhận thức trong tất cả các các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Chính vì vậy lãnh đạo các cấp ban ngành giáo dục, nhất là lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn nữa,

tạo mọi điều kiện để con em trong địa phương mình ai cũng có điều kiện được đến trường nhất là đối với các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương đến sự phát triển chung của ngành giáo dục cả nước góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân nhất là các thế hệ trẻ tuổi những chủ cột của nước nhà. Bởi chỉ có nhận thức được thay đổi thì xã hội mới có thể thay đổi nó quyết định đến sự phồn vinh của cả một quốc gia dân tộc nên cần phải được đầu tư quan tâm phát triển.

Do vậy lãnh đạo địa phương cần quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Không được lơ là trong việc chăm lo xây dựng trường lớp, chăm lo đến đội ngũ giáo viên tại trường và nhất là chính quyền các cấp ban nghành có liên quan cần có chính sách, cơ chế quản lý hợp lý trong việc hỗ trợ các gia đình khó khăn về kinh tế giúp cho cuộc sống họ có bước phát triển hơn, đầu tư vào giáo dục không chỉ là con trẻ, đội ngũ giáo viên mà cả phụ huynh học sinh. Vì chỉ có thay đổi được nhận thức thì mọi mặt mới có thể phát triển hơn được.

Truyền thông giáo dục

Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú phù hợp với các đối tượng có mức sống thấp. Công tác định hướng giáo dục tại trường phải có sự đề ra kế hoạch cụ thể, những phương pháp giáo dục chủ động, tăng cường hơn nữa công tác truyền thông như: Lên báo đài, facebook trường, youtobe.... để thu hút đông đảo các bạn tình nguyện viên tạo ra một lực lượng nhân sự lâu dài, bền bỉ cho trường ngoài ra còn thu hút được các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đến giúp đỡ cho trường. Phải có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để quan tâm hỗ trợ các em trong việc học tập, đồng thời gia đình cần có nhận thức đúng đắn xem việc học tập là quan trọng. Song song đó cũng cần thường xuyên kiểm tra để biết được trình độ hiện tại của từng em thế nào.

Tăng cường công tác kiểm tra giáo dục hàng tháng và kì cho các em để biết được lực học của các em thế nào, tiến bộ hay không để từ đó có cách điều chỉnh phù hợp, đề ra những phương pháp giáo dục chủ động hơn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.I. Kết luận I. Kết luận

Với đề tài “vấn đề giáo dục đối với trẻ em nghèo” chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số các khó khăn gặp phải trong vấn đề giáo dục của trẻ em tại trường tình thương bà Mười. Chúng tôi đi sâu tìm hiểu những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình

học tập, nguyên nhân tác động đến việc học của trẻ và mong muốn của trẻ em nghèo trong học tập, từ những thông tin những ý kiến, quan điểm hay dữ liệu thu thập được từ phía phụ huynh, thầy cô, bạn bè hay chính bản thân các em học sinh chúng tôi đưa ra một số các kết luận sau.

Mọi trẻ em đều có nhu cầu được vui chơi và học tập. Thế nhưng thực tế cho thấy việc học tập của các em có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần.

Trẻ em nghèo gặp phải nhiều vấn đề trong giáo dục, đó là không có tiền đi học tại các trường lớn, không có phương tiện đi học và có đủ dụng cụ học tập, phương pháp dạy của giáo viên chưa đáp ứng được so với nhu cầu của học sinh, giáo viên đứng lớp còn thiếu trình độ chuyên môn. Cơ sở vật chất tại trường chưa đáp ứng được trong công việc học tập của trẻ nên phải học lớp ghép, nhà trường chưa tổ chức các cuộc thi phát triển tài năng, rèn luyện thể dục thể thao, sân chơi vui chơi giải trí cho trẻ... mà đa phần chỉ tổ chức cho trẻ các hoạt động mang tính chất giải trí chung chứ trẻ chưa cóp cơ hội để bộ lộ năng lực thật sự của mình. Tuy nhiên khi đến với trương học này thì trẻ cũng có những mặt lợi như được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học đó là đi học không cần giấy tờ, không phải đóng học phí, nội quy trường học không quá gắt gao, thầy cô luôn nhiệt tình và hỗ trợ động viên trẻ tích cực học, không có thái độ khing bỉ hay hăm dọa đánh đập trẻ,..

Và nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trên đó có thể là do từ phía do gia đình khó khăn về kinh tế, không đủ chu cấp cho các em các công cụ thiết yếu cho việc học, đa phần cha mẹ các em là người dân nhập cư, trình độ học vấn thấp , nên không đủ trình độ để dạy các em hoặc cha mẹ lo toan với việc mưu sinh nên không có thời gian kèm cặp con học và có rất ít thời gian để quan tâm đến các em.

Về phía nhà trường nguồn nhân lực phục vụ cho công việc giảng dạy còn kém về trình độ chuyên môn nên rất khó khăn trong việc truyền tải và tìm một phương pháp giáo dục chủ động cho các em, cơ sở vật chất thì thiếu thốn, các em khó tập tập trung trong bài giảng do học lớp ghép, thầy cô thì khó quản lý lớp. Các em chỉ được học hai môn toán và tiếng khiến cho các em bị thiếu hụt một lượng kiến thức về xã hội rất lớn đó là một thiệt thòi của các em khi theo học tại trường điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục của trẻ tại trường.

Còn chính bản thân các em do cuộc sống gia đình phải bươn chải, các em lo kiếm tiền giúp do đình .Nên nhiều em không có thời gian đến lớp thường xuyên cũng như không có thời gia học tập tại nhà và dễ dàng bị lôi kéo tham gia bởi những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Tuy có nhiều vấn đề đang còn gặp nhiều khó khăn, nhưng mô hình trường học tình thương cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực, mang lại hiệu quả trong việc giáo dục các em có hoàn cảnh khó khăn cần được học tập và giáo dục các em không còn phải suốt ngày lang thang ngoài đường bán từng tờ vé số, hay chỉ ở nhà bồng bế em... . Việc duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn nữa mô hình trường học tình thương sẽ góp phần tạo điều kiện thay đổi cuộc sống các em bước đầu là xóa tan nạn mù chữ và rèn cho các nhân cách của một con người góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w