học sinh tại trường tình thương Bà Mười.
a) Nguyên nhân.
Từ những thực trạng trên cho thấy mọi trẻ em đều có nhu cầu được học tập, phát triển như nhau muốn có trình độ học vấn cao hơn, song các điều kiện kinh tế, xã hội cản trở nhiều đến chất lượng sống cũng như trong việc học tập của các em. Như bà Mười đã chia sẻ: " Khó khăn cơ bản của các em học sinh nơi đây chủ yếu là về hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, bố mẹ ít quan tâm dạy dỗ thời lượng học trên lớp ít hơn các trường ở ngoài. Vả lại các em học kém thì nhiều về nhà lại thêm cái tội nhác học nữa nên việc dạy dỗ nâng cao chất lượng học tập rất khó khăn". Nguyên nhân là do hầu hết ba mẹ các em là dân nhập cư ở các tỉnh lẻ như: miền tây, nên công việc không ổn định trình độ văn hóa thấp, ít quan tâm chú trọng đến việc học tương lai của con em nhưng
mà khó khăn lớn nhất bây giờ phải kể đến cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy. Đồ dùng học tập của các em đều do các nhà tài trợ, hảo tâm người ta giúp cho sách, vở, bút, rồi đến tủ đựng sách…nên cũng đỡ được phần nào. Còn về giáo viên thì có 2 cô Nga và các bạn sinh viên nhưng các bạn sinh viên ngoài việc đến lớp dạy cho các em còn có việc học của mình nữa nên nhiều lúc rất bận không lên lớp được. Các em ở đây đa phần là học sinh yếu kém bọn trẻ nó nghịch, quậy, lười học nên rất khó để dạy và cho lên lớp" ( trích biên bản phỏng vấn sâu số 1)
Kinh tế là một yếu tố có tính chất quyết định mọi vấn đề của cuộc sống, con người. Đối với việc học tập của trẻ em đời sống kinh tế gia đình, mức độ quan tâm của cha mẹ là rất quan trọng tác động rất lớn đến điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, giáo dục chủ động có chất lượng cao là không được đáp ứng. Thu nhập gia đình thấp cản trở đến việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục có chất lượng thấp không được đáp ứng đầy đủ điều kiện cho các em phát triển đó là một nỗi khổ hay khó khăn lớn đối với trẻ em nghèo. Do đó, các em phải theo học tai các trường tình thương.
Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn buộc các em phải lao động sớm cùng với gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này phải có quyền được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí để thỏa mãn trí tưởng tượng sáng tạo của mình, nhưng chúng không thể thực hiện được đầy đủ các quyền đó và đó cũng chính là một bức xúc lớn trong toàn xã hội hiện nay. Được chị P. cho biết thêm: " Nhiều em gia đình khó khăn lắm, cha mẹ bận đi làm tối ngày không có thời gia đâu mà quan tâm đến con cái nữa, Các em thì đang còn nhỏ độ tuổi trong lớp cũng không đồng đều có đứa đi học đúng tuổi có đứa đi học muộn. Các em đang trong độ tuổi ăn tuổi chơi nên rất lười học, thích chơi hơn học. Phần vì các em hầu hết là kinh tế gia đình khó khăn, lại đông anh chị em nữa nên nhiều gia đình không đủ tiền cho các em đi học, nên nhiều em phải ở nhà phụ giúp gia đình kiếm tiền nên thường đi học quá so với độ tuổi quy định ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí học tập"
"Nghèo đói và dốt nát" thường là bạn đồng hành của nhau. Cái nghèo không vượt qua được cái dốt, cái dốt cứ bám theo hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ kì này qua kì khác làm cho con người xã hội tụt hậu so với các địa phương, kìm hãm sự phát triển xã hội.
Thời gian thực tập vừa qua chúng tôi cũng đã thấy rõ và thu nhận được những thông tin hữu ích, biết được các em học sinh ở đây đa phần học trung bình và yếu kém, chỉ có một số em là học lực khá, biết vươn lên trong học tập. Tuy vậy cô giáo và các bạn
tình nguyện viên luôn cố gắng dạy dỗ bảo ban các em, "Các em mặc dù học yếu nhưng cũng ngoan lại dễ thương nữa nên mình cũng cố gắng dạy cho các em" ( trích bản phỏng vấn sâu số 4)
Chúng tôi có hỏi qua giáo viên đứng lớp giảng dạy các em học sinh cảm thấy khó khăn cơ bản ở đây là gì? Nguyên nhân?
Theo giáo viên tại trường chia sẻ: “ trẻ em ở đây phần lớn quậy phá và lì lợm rất khó là dạy bảo các em ở đây học rất kém. Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài nhất là em Q bị bệnh tự kỉ. Có nhiều em học mấy năm rồi mà không được lên lớp, không được tốt nghiệp vì sức học của các em còn quá yếu không đủ tiêu chuẩn để lên lớp nếu có cho lên lớp trên. Mỗi năm, một lớp chỉ có vài ba em lên lớp thôi!" (trích biên bản phỏng vấn số 3)
Vì là trường tình thương nên chất lượng không thể so sánh với các trường khác, cả trường chỉ có 2 cô giáo dạy chính dạy lớp 1,2,3 được trả lương hàng tháng. Nhưng cũng chỉ là 1 triệu đồng số tiền đó không thể đủ chi tiêu cho sinh họt cho 2 cô, các lớp còn lại thì đều do các bạn tình nguyện viên đảm nhiệm, nên các bạn cũng gặp khó khăn trong việc dạy khi mà kĩ năng sư phạm không có. Tuy vậy tất cả mọi người đều đến với lớp học bằng tình tương yêu trẻ vì một tấm lòng cao cả mà không có mục đích tư lợi. Trên thực tế ở trường có một số em học sinh hơn tuổi so với lớp các em đang học, điều này dẫn đến sự mất đồng đều giữa các em học sinh, khiến các em cảm thấy ngại ngùng, e thẹn khi đến lớp như có em Quyên đã 13 tuổi mới học lớp 2. Việc trẻ em đi học không đúng tuổi cũng gây ra những trở ngại lớn đối với trường tình thương bà Mười.
b) Hướng giải quyết khó khăn tại trường.
Trước những hoàn cảnh khó khăn về điều kiện học tập không đáp ứng nhu cầu như vậy nhưng trường cũng có em học cao lên đến lớp 11, đến đại học cũng có một em, những em nào đủ điều kiện tốt nghiệp tiểu học sẽ được chuyển qua bên trường tình thương Ánh Linh để tiếp tục học tiếp.
Nhà trường luôn mong sao có sự kết hợp khăng khít giữa gia đình và nhà trường, quan tâm nhiều hơn nữa đến với các em, tạo mọi điều kiện để các em học tập được tốt hơn. Bên cạnh đó nhà trường cũng mong sự chung tay góp sức giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các bạn tình nguyện viên cho trường vì trường không thể đủ chi phí mời cô giáo về dạy được để góp phần ổn định việc học cũng như để các gia đình ổn định hơn trong việc nuôi dạy con cái. Cần thiết hơn hết các buổi dạy kĩ năng sống cho các em dạy thêm các môn đạo đức, tự nhiên xã hội, âm nhạc, mỹ thuật... Để các em học hỏi thêm kiến thức.
Trước những khó khăn, thách thức đó nhà trường cũng đưa ra những biện pháp nhất định để giải quyết tháo gỡ khó khăn: nỗ lực hết mình trong việc dạy các em theo kịp chương trình học, những em nào học yếu sẽ có những phương pháp dạy thích hợp thay vì dạy chung với cả lớp thì tách những em đó ra ngồi riêng ra từng góc kèm riêng. Các cô thầy tại trường thì luôn động viên nhắc nhở các em học tập, theo kịp với các bạn, không đặt nặng vấn đề, gây áp lực cho các em mà luôn dùng tình thương, ân cần nhẹ nhàng chỉ bảo ảm hóa trẻ. Xuất phát từ tấm lòng cao cả đó cả thầy và trò trường tình thương bà Mười ngày càng gắn bó với nhau, mối quan hệ của họ không đơn giản chỉ là tình thầy trò mà vượt lên trên nó đó chính là tình anh em trong gia đình thu nhỏ.
Chương II: Hành vi, thái độ của trẻ nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đối với việc học tập