Định hướng chiến lược marketing tại Công ty TNHH SVC Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty SVC Việt Nam (Trang 33)

2.3.2.1. Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược marketing của Công ty chính là các viễn cảnh tương lai mà công ty phải phấn đấu để đạt tới nếu không muốn bị đổ vỡ và dẫm chân tại chỗ. Theo quan điểm quản trị kinh doanh, mục tiêu là trạng thái mong đợi cần có và có thể có mà mỗi doanh nghiệp xây dựng cần phải đạt được. Còn mục tiêu chiến lược là mục tiêu lớn, dài hạn (2-3 hoặc 5-10 năm) mà nhờ đó biến đổi vị trí của doanh nghiệp trong ngành từ một vị trí này đến một vị trí cao hơn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu chiến lược marketing như vậy bao gồm cả một tập hợp các mục tiêu bộ phận cả định tính lẫn định lượng.

Mục tiêu của SVC là trở thành nhà cung cấp Dịch vụ kế toán, tư vấn thuế cũng như đào tạo và cung cấp nhân sự kế toán chuyên nghiệp với chất lượng hoàn hảo và mức phí hợp lý cho các doanh nghiệp.

Nguyên tắc hoạt động

- Độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và bí mật kinh doanh của khách hàng.

- Đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ, uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên trong công ty TNHH SVC Việt Nam phải luôn ghi nhớ và tuân thủ.

- Trong kế hoạch đào tạo, bổ sung nguồn lực với mục tiêu chất lượng chuyên môn là tiên quyết.

- Phương châm: “Quyền lợi của khách hàng chính là quyền lợi của chúng tôi”.

Chiến lược phát triển

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Chuyên nghiệp hóa và am hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tạo môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý.

- Khuyến khích phát triển tài năng và thu hút nhân tài. - Hướng tới sự phát triển lâu dài.

2.3.2.2. Thị trường mục tiêu

Phân loại thị trường

Một trong những bí quyết quan trọng để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết cặn kẽ về tính chất của thị trường. Phân loại thị trường chính là chia thị trường theo những góc độ nghiên cứu khác nhau.

Hiện nay trong kinh doanh, người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để chia thị trường thành: thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh, thị trường khu vực, thị trường thống nhất, thị trường bán buôn và bán lẻ, thị trường tư liệu sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng.

Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là hoạt động có ý nghĩa của bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp, đó là việc phân chia khách hàng tiềm năng không đồng nhất thành các nhóm khách hàng tương đối đồng nhất, có phản ứng như nhau với cùng một tập hợp những kích thích marketing. Mỗi nhóm khách hàng là một đoạn thị trường. Trên cơ sở đó Công ty lựa chọn được những đoạn thị trường thích hợp nhất với khả năng và sở

35

trường của Công ty để kinh doanh với mục tiêu thu được lợi nhuận cao nhất trong hoàn cảnh cụ thể.

Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu

Mỗi đọan thị trường có những đặc điểm và tính chất khác nhau, có quy mô và số lượng khách hàng khác nhau. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng đó và nghiên cứu khả năng của mình, doanh nghiệp luôn xác định những phân đoạn thị trường mục tiêu cho từng thời kỳ phát triển của thị trường outsourcing Việt Nam vì đó là những đoạn thị trường có ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Tuy nhiên, phân đoạn thị trường không phải chỉ để xây dựng chiến lược cho đoạn thị trường mục tiêu mà phân đoạn thị trường còn phải đảm bảo yêu cầu là:

- Tính xác đáng: tức là phải nắm bắt được quy mô của thị trường và nhu cầu của thị trường phải đủ lớn để nhà kinh doanh có thể khai thác.

- Tính thực hành: đó là các đoạn được chia ra có thể thích hợp với những biện

pháp phân biệt của Công ty và có khả năng thực hiện được.

Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp trong kinh doanh là một yếu tố quan trọng cần được chú ý. Khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp có nhiều loại, nhưng với những khách hàng mà hành vi mua hàng của họ là trung thành, bền lâu với sản phẩm thì Công ty cần phải có một số chính sách ưu đãi đối với họ để củng cố tăng thêm mối quan hệ làm ăn của cả đôi bên. Điều này cần được chú ý, chú trọng đối với thị trường tư liệu sản xuất hay thị trường chỉ có một số ít người mua bán với khối lượng lớn.

Công ty SVC Việt Nam xác định thị trường khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhu cầu của nhóm khách hàng này rất lớn để cắt giảm một cách gọn nhẹ nhất lực lượng nhân sự qua đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí dàn trải và tập trung phục vụ mục đích kinh doanh của công ty có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty SVC Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)