2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở các thành phố lớn thì số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp mô hình vừa và nhỏ chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp lớn, trong đó có lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, cả nước có 42398 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 262,4 nghìn tỷ đồng. Quá trình sàng lọc, đào thải doanh nghiệp diễn ra khá mạnh trong cả nước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, tinh giảm biên chế hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký của cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 là 37612 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Các công ty bắt đầu có xu hướng tinh giảm lực lượng lao động và thuê ngoài các dịch vụ cần thiết như kế toán, nhân viên hợp đồng nhân viên thời vụ,... để phục vụ cho việc kinh doanh nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do chi phí cho dịch vụ outsourcing thường thấp hơn so với chi phí xây dựng một cơ cấu làm việc trong doanh nghiệp. Nắm bắt được tình hình trên Công ty TNHH SVC Việt Nam coi đây là một cơ hội cũng như thách thức lớn đối với Công ty, đòi hỏi Công ty phải có chiến lược dài hạn để khai thác hết cơ hội này.
Theo bà Hoàng Lan Hương, Giám đốc G-Tax, một doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ kế toán: "Rất nhiều kế toán viên chọn hình thức làm việc tại nhà, đa số các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay áp dụng hình thức thuê làm sổ sách và báo cáo thuế, chi phí sẽ rẻ hơn so với việc nuôi dưỡng một đội ngũ kế toán dài hạn tại doanh nghiệp".
(Trích nguồn: http://news.go.vn) 2.2.1.2. Môi trường văn hóa
Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các công ty đang phải đối mặt với áp lực vô tiền khoáng hậu từ thị trường. Những kẻ sống sót và thịnh vượng trên thị trường chính là những kẻ biết kinh doanh bằng phương pháp hiệu quả hơn đối thủ giảm chi phí kinh doanh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao của hàng hóa hay dịch vụ. Một trong những mô hình kinh doanh hiện đại giúp không ít doanh nghiệp thành công hiện nay chính là mô hình Thuê ngoài - Outsourcing.
Có thể nói rằng ngày nay đã trở thành thời của Outsourcing, không chỉ trên thị trường quốc tế mà nó còn đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam khi các công ty dần hướng tới xu thế thuê các dịch vụ bên ngoài để giảm tải chi phí và giảm bớt áp lực trách nhiệm công việc cho nhân viên của mình. Nguyên tắc của outsourcing là: “tôi dành cho mình những công việc mà biết chắc sẽ thực hiện tốt hơn những người khác và chuyển giao cho bên thứ ba phần việc mà họ làm tốt hơn tôi và những người khác”.
2.2.1.3. Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường Chính trị - Pháp luật gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị... ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn tạo được sự yên tâm cho doanh nghiệp. Điển hình như việc sửa đổi mức thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chung giảm từ 25% xuống còn 23%. Hay như chiều ngày 19/6/2014, Quốc Hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) với nhiều ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH SVC Việt Nam.
2.2.1.4. Môi trường công nghệ
Internet có ảnh hưởng đến tất cả các mặt của thương mại quốc tế. Ngay cả đối với các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào thương mại điện tử (TMĐT) cũng bị ảnh hưởng bởi các cơ hội về thông tin và liên lạc sẵn có trên Internet. Tốc độ và sự thuạn tiện của công nghệ mới không chỉ cung cấp các thông tin về cơ hội kinh doanh mà còn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Thực tếđòi hỏi nhà quản trị phải tính đến tác động của công nghệ thông tin đối với quá trình kinh doanh, bao gồm cả kế toán và tài chính.
Thương mại điện tử làm thay đổi sâu sắc phương thức kinh doanh, đòi hỏi sự thay đổi trong cấu trúc của tổ chức, các mối quan hệ kinh doanh và các liên minh, cơ chế và cách thức phân phối, luật pháp cũng như cá quy định mà theo đó, hoạt động kinh doanh được thực hiện. Thương mại điện tửđồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải hạn chế bằng cách thiết lập một hệ thóng cơ sở hạ tầng thông tin và hệ thống kiểm soát hiệu quả. Hơn nữa, Thương mại điện tử còn làm thay đổi trách nhiệm của người lao động cũng như vai trò của các cấp quản lý khác nhau. Những thay đổi căn bản này có ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống kế toán; thay đổi trong quá trình kinh doanh dẫn tới thay đổi trong cách thức ghi chép và các quá trình kế toán. Do vậy, những người làm kế toán và kiểm toán sẽ phải đối mặt với những thách thức mới và cần thiết phải áp dụng các kỹ thuật phù hợp, ví dụ như phát triển một hệ thống kế tóan trên cơ sở Thương mại điện tử, đảm bảo chắc chắn là các nghiệp vụ
31
được ghi chép đúng đắn tương thích với các quy định của quốc gia và quốc tế cũng như phù hợp với các nguyên tăc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận.