Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khả năng sản xuất của tổ hợp gà lai chọi x LV tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thụy phương (Trang 38)

X P1, P2 là giá trị kiểu hinh trung bình của tính trạng ở bố, mẹ.

1.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, nhiều giống gà lông màu chăn thảđược nhập vào nước ta do có ưu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt như gà Lương Phượng Hoa nhập năm 1995 từ Quảng Tây (Trung Quốc).

Song song với công tác nhập các dòng giống năng suất cao, chọn lọc nâng cao các dòng thuần thì công tác nghiên cứu về các tổ hợp lai cũng được tiến hành.

Tạ An Bình (1973) đã cho lai giữa gà Plymouth và gà Ri, Mía x Rhode Island; Phù Lưu Tế x Susex. Khối lượng con lai đều nghiêng về phía bố và cao hơn gà Ri thuần.

Nguyễn Hoài Tao và cs (1984) nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Mía X Ri, Phù Lưu Tế x Ri; Chọi x Ri, kết quả cho thấy cho thấy con lai của Mía x Ri và Phù Lưu Tế x Ri có khối lượng cao hơn gà Ri thuần.

Giống gà Sasso dòng trống X44 và dòng mái SA31L của Cộng hòa Pháp

được nhập vào nước ta năm 2003. Gà có khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt: 2,2 - 2,3kg. Dòng mái SA31L năng suất trứng cao đạt 186 quả/mái/68 tuần tuổi, giống gà này đã góp phần tạo nguồn gen phong phú, là nguyên liệu cho công tác lai tạo giữa các giống gà ngoại nhập với ngoại nhập góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà thả vườn, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội.

Nguyễn Huy Đạt và Nguyễn Thành Đồng (2001) nghiên cứu trên gà Lương Phượng cho thấy năng suất trứng là 165 - 171quả/mái/10 tháng đẻ, tiêu tốn 2,53 - 2,65kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 87 - 88%. Nuôi thịt đến 65 ngày tuổi, khối lượng 1,5-1,6 kg, TTTA/kg tăng khối lượng 2,4-2,6 kg, nuôi sống 95%. Từ gà Lương Phượng nhập các tác giả Trần Công Xuân,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Phùng Đức Tiến và cộng sự (2004) đó chọn tạo được 3 dòng gà lông màu LV1, LV2 và LV3 đáp ứng nhu cầu của sản xuất.

Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng và cs (2004) cho biết con lai giữa gà Lương Phượng và gà Ri có năng suất trứng là 159,2 quả/mái – 161,17 quả/mái/68 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 3,21kg – 3,55kg.

Phùng Đức Tiến và cs (2003) cho biết tổ hợp lai 3/4 Lương Phượng và 1/4 Sasso X44 nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96%, khối lượng cao hơn gà Lương Phượng 11,67%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng lượng thấp hơn gà Lương Phượng nuôi thịt 0,19kg, các chỉ tiêu tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lương Phượng.

Tác giả Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2004) cho lai giữa trống Sasso X44 với mái Lương Phượng đã cho con lai có chất lượng tốt: năng suất trứng đạt 173,8 quả - 175,7quả/mái; TTTA/10 trứng là 2,99kg - 3,0kg; tỷ lệ phôi 93,0% - 93,5%; gà lai nuôi thịt 63 ngày tuổi khối lượng đạt 2369,5g - 2377,39g/con cao hơn gà Lương Phượng 30,61 - 31,05%; tỷ lệ nuôi sống 95,94% - 96,66%; TTTA/kg tăng khối lượng là 2,46kg - 2,67 kg.

Phùng Đức Tiến, Đào Thị Bích Loan và cộng sự (2007), cho thấy tỷ lệ đẻ

của đàn gà lai (trống LV2 x mái SA31L) nuôi đến 68 tuần tuổi trung bình đạt 56,81%; năng suất trứng đạt 178,81 quả/mái; tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 trứng là 2,56 kg; tỷ lệ trứng có phôi 97,27%; gà lai nuôi thịt lúc 70 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 2532,45g/con; tỷ lệ nuôi sống đạt 98%; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là 2,49 kg.

Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Thị Tình và cs (2008) khi nghiên cứu trên công thức lai giữa gà ác Việt Nam và gà ác Thái Hòa cho biết con lai có ưu thế lai về năng suất sinh sản là 8,74%; tiêu tốn thức ăn là - 3,93%; hiệu quả kinh tếđạt cao (849,000đ/6 tuần tuổi)

Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm và cs (2009) nghiên cứu chọn tạo 4 dòng gà lông màu hướng thịt từ nguyên liệu gà Sasso (X44 và SA31L), gà LV2 và gà LV3 để tạo ra 3 dòng mái TP1; TP2; TP3 và dòng trống TP4. Kết quả nghiên cứu qua 4 thế hệ đã ổn định về đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông đặc trưng của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

từng dòng. Dòng TP4 có khối lượng lúc 56 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,3kg, hệ số di truyền h2 = 0,3% - 0,37%. Ba dòng mái TP1, TP2 và TP3 chọn lọc theo hướng năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu cho NST/mái/68 tuần tuổi dòng TP3 đạt: 183,56 quả (đạt 98,69% so với gà SA31L), gà TP2 đạt 177,36 quả (cao hơn gà LV3 8 - 10 quả) và gà TP1 đạt 181,38 quả (cao hơn LV2 16,08 quả). Hệ số di truyền về năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu của 3 dòng mái là 0,13% - 0,18%. Gà TP12 và TP21 nuôi sinh sản

đến 68 tuần tuổi cho năng suất trứng tương ứng là 182,1 quả và 178,6 quả/mái, cao hơn gà LV2 14 và 11 quả, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,53kg - 2,55kg.

Tổ hợp lai giữa gà trống TP4 với gà mái TP12 và TP21 cho con lai TP412 và TP421 đến 63 ngày có tỷ lệ nuôi sống đạt 97,33%; khối lượng cơ thểđạt lần lượt là: 2420,34 và 2438,64g; ưu thế lai so trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể là 3,88% và 4,08%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là - 2,86% và -2,47%.

Nghiên cứu trên gà lai giữa Mía và gà Hung, theo Phùng Đức Tiến và Nguyễn Thị Tình (2011) cho biết việc lai gà trống Mía với gà mái Hung (MH) và gà trống Mía với gà mái LV2 (ML) thể hiện rõ ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống (2,11% và 2,10% lúc 13 TT), về khả năng cho thịt (17,77% và 12,56%), về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (- 4,35% và - 2,46%), về năng suất thịt hơi tính trên 1 mái sinh sản (76,07%; và 51,85%), và về năng suất và chất lượng sinh sản ở tỷ lệ phôi (1,56% và 0,05%) và tỷ lệ nở tính trên tổng trứng ấp (10,58 và 9,78%).

Theo Bùi Hữu Đoàn nghiên cứu trên gà Hồ cho thấy gà mái lúc 12 tuần tuổi là 1,1kg gà trống là 1,3 kg, mức sinh trưởng của gà Hồ mức trung bình đạt 23,98%, cao nhất ở 1 tuần tuổi và thấp nhất ở 12 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng tăng dần qua các tuần tuổi; chi phí thức ăn/kg tăng trọng hết 13.085đồng/kg; tỷ lệ thân thịt đạt 71,73% ở gà trống và 70,79% ở gà mái; tỷ lệ thịt lườn ở gà Hồ trung bình đạt 19,17%, tỷ lệ thịt đùi trung bình đạt 24,03%; thịt màu trắng hồng, thơm ngon.

Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011) nghiên cứu trên gà lai kinh tế 3 giống (Mía – Hồ - Lương Phượng) cho thấy rằng tỷ lệ nuôi sống đạt 91,7%. Khối lượng cơ thểở 12 tuần tuổi là 1915,49g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 1,83kg ở 12 tuần tuổi. Tỷ lệ thịt đùi gà mái cao hơn gà trống, tỷ lệ thân thịt là 69,38%. Tỷ lệ thịt ngực là 22,86%, thịt đùi là 22,16%, giá trị pH đùi tại thời điểm 15 phút và 24 giờ sau bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

quản là 6,04 và 5,87. Tỷ lệ mất nước chế biến ở thịt đùi lúc 24 giờ là 17,45%, thịt ngực là 19,56%.

Theo Bùi Hữu Đoàn khi nghiên cứu chiếu tia cực tím lên gà lai 3 máu (Hồ - Lương Phượng - Mía) 5 - 10 tuần tuổi với thời lượng khác nhau 5,8,11 phút cho thấy với khoảng thời gian 5 và 8 phút gà có tỷ lệ nuôi sống tăng, tăng trọng tăng, giảm khèo chân.

Nghiên cứu trên gà Mán, Bùi Hữu Đoàn (2003) cho thấy Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối lượng cơ thể lúc sở sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống có thể đạt 4,5 - 5kg, gà mái 3 - 3,5kg. Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 - 50 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ

nở chiếm 85,66%. Gà Mán có bản năng ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo, tầm vóc lớn nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy, gà Mán được nuôi để lấy thịt.

Nguyễn Huy Đạt và cs (2004) nghiên cứu trên gà lai giữa Lương Phượng và gà Ri cho thấy ở 18 tuần tuổi gà R1A1/2 có khối lượng là 1591,4g, gà R1B1/1 là 1564,2g, gà R1B3/4 là 1645,6g, gà R1B3/4 là 1664,6g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng gà R1A3/4,R1B3/4 là 2,87 và 2,78kg nuôi chăn thả. Kết quả theo dõi trên đàn gà R1A1/2 R1B1/2 nuôi nhốt là 3,4 và 3,36kg.

Với nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay về số lượng và chất lượng thịt đã đặt ra những những nhiệm vụ quan trọng cho các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi, ngoài nghiên cứu về thức ăn phù hợp thì nghiên cứu về con giống và các công thức lai là rất quan trọng. Việc nhập nội các dòng, giống gà có năng suất cao thì việc tạo con lai giữa gà ngoại nhập và gà nội nhằm tạo con lai có ưu thế lai là

điều cần được quan tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khả năng sản xuất của tổ hợp gà lai chọi x LV tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thụy phương (Trang 38)