Cơ sở lý khoa học của công tác lai tạo

Một phần của tài liệu Khả năng sản xuất của tổ hợp gà lai chọi x LV tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thụy phương (Trang 28)

1.1.3.1. Cơ sở khoa học của việc lai kinh tế Khái niệm về lai kinh tế

Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con đực và con cái khác giống hoặc khác dòng, trong đó con lai được sử dụng vào mục đích thương phẩm mà không vào mục đích giống.

Mục đích lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố hoặc mẹ, con lai có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống gốc, con lai có thể vẫn còn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc, như tính đòi ấp của gà Rhoderi được biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ.

Yếu tố di truyền (gen) và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố cơ bản quyết

định năng suất vật nuôi. Con giống tốt được nuôi dưỡng trong điều kiện phù hợp sẽ

phát huy được tối đa tiềm năng di truyền và ngược lại nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì sẽ ảnh hưởng đến sức sản xuất của con giống. Nhưng nếu điều kiện ngoại cảnh tối ưu mà không có con giống tốt thì cũng không đem lại năng suất và chất lượng cao. Vì vậy đối với ngành chăn nuôi phải coi giống là yếu tố quan trọng hàng

đầu, là yếu tố quyết định đến năng suất vật nuôi.

Để lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần. Trong quần thể

dòng thuần các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên, (Nguyễn Ân và cộng sự, 1983). Giống gia súc, gia cầm là một quần thể gia súc, gia cầm lớn. Trong giống lại bao gồm các dòng, mỗi dòng có đặc điểm chung của giống, nhưng có đặc điểm di truyền riêng biệt. Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết định sẽ làm xuất hiện ưu thế lai, nhưng nếu sự khác biệt quá xa thì khi cho lai không có sự kết hợp (Nicking). Người ta lai các loại gen, nhưng lại có khả năng kết hợp đặc điểm được trong cùng một cơ thể sinh vật. Chính vì vậy, phải chọn những dòng trong các giống, hoặc các dòng trong cùng một giống có khả năng kết hợp.

Theo tài liệu của Aggarwal C.K and Ahuja S.D. (1979) chỉ ra rằng, muốn đạt

được ưu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng lại phải có khả năng kết hợp tốt với nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Để có được sự phối hợp cao giữa các dòng thì trong công tác giống phải đi theo một hướng nhất định, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và năng suất, chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy, không thể tạo ra được những gia cầm lai tốt bằng cách cho giao phối một cách tình cờ và tuỳ tiện giữa các dòng. Muốn gia cầm lai có năng suất cao, phải có giao phối giữa dòng đã được qui

định, những dòng này đã được phối hợp về chất lượng, năng suất theo một phương pháp chọn giống nhất định và được thực hiện trong những cơ sở giống. Bởi vậy, người ta chỉ cho lai giữa những dòng có khả năng kết hợp tốt. Để xác định được khả

năng phối hợp đó, dùng phương pháp cho phối giống giữa các dòng rồi kiểm tra

đánh giá chất lượng thế hệ sau.

Hiệu quả của phương pháp lai giữa dòng cao hơn nhiều so với phương pháp nhân giống thuần chủng. Lai giống chủ yếu được dùng để có những cá thể có tính di truyền pha trộn, có mức ưu thế lai cao nhất, tức là đạt được hiệu quả của ưu thế lai (Branudsch A. and Bülchel H., 1978). Theo phương pháp nhân giống thuần chủng, công tác chọn giống được kỹ càng, đàn giống sinh sản được chọn lọc ở những cá thể

có năng suất cao hơn hẳn năng suất bình quân toàn đoàn. Tuy nhiên, không phải những cá thể có năng suất cao hơn năng suất bình quân toàn đoàn ấy đều có chất lượng tốt. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng, năng suất gia cầm, không thể không dùng phương pháp chọn giống theo dòng bằng cách đánh giá năng suất chất lượng của thế hệ sau. Nhưng việc chọn giống theo dòng đó cũng có giới hạn nhất định, phụ thuộc vào những quy luật sinh vật học. Một dòng khó có thểđạt được năng suất tối đa với mọi đặc trưng kinh tế có lợi, vì vậy người ta phải cho lai. Lai nghĩa là cho giao phối giữa hai, ba hay nhiều dòng tuỳ theo chất lượng và mục đích chọn giống hoặc dùng để sản xuất thịt, trứng. Phối hợp đó tạo ra con lai được gọi là những gia cầm lai giữa dòng.

Phan Cự Nhân (1998), gà lai là một phương pháp phổ biến ở nhiều nước vì người ta đã xác định rõ về mặt di truyền, gà mang gen dị hợp tử có năng suất cao hơn gà mang gen đồng hợp tử.

Như vậy cần lựa chọn những con giống có những giá trị di truyền cộng tính mạnh nhất. Tuy nhiên, đối với một số tính trạng nhất là những tính trạng về sinh sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

phần phương sai cộng tính trong phương sai tổng cộng là rất nhỏ, như vậy là có rất ít sai khác về giá trị cộng tính giữa những cá thể cấu thành quần thể.

Trong những điều kiện đó, điều logic là tìm cách sử dụng những thành phần không cộng tính của giá trị tức là những mối tác động qua lại (tính trội và những mối tác động qua lại giữa các lôcut). Những mối tác động qua lại này chủ yếu thể

hiện qua hiện tượng ưu thế lai được quan sát thấy ở những cơ thể lai, những phương pháp chọn giống tìm cách sử dụng nguồn biến dịđó chủ yếu dựa vào sự lai giống. Trong chăn nuôi gia cầm khi lai kinh tế có thể lai đơn hoặc lai kép.

Lai đơn: Là phương pháp lai kinh tếđể sử dụng ưu thế lai cao nhất. Lai đơn thường được dùng khi lai giữa giống địa phương và giống nhập ngoại cao sản. Phương pháp này là phổ biến và được sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao,… của gà nhập nội. Ở nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai đơn

để lai tạo giữa các giống: gà Rode Island Red, gà Sussex, gà Plymouth Rock, gà Leghorn với gà Ri. Tạ An Bình (1973) Trần Đình Miên (1981), Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao (1985) đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này.

Lai kép: Là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm trứng, thịt. Đối với gà hướng trứng lai 4 dòng như Golline 54, Hisex, ISA Brown, Hyline Brown, Brownick, BB Cock B380, Lohman Brown, gà hướng thịt như BE88. Theo các tác giả thì lai 4 dòng là tốt nhất đối với gà hướng trứng và hướng thịt. Ngoài việc tạo ưu thế lai đối với con thương phẩm còn có hiện tượng di truyền liên kết với giới tính phân biệt trống mái từ 1 ngày tuổi thông qua màu lông và tốc độ mọc lông cánh.

Đối với gà broiler ngoài lai đơn giản, người ta còn có thể lai kép 3 - 4 dòng.

1.1.3.2 Cơ sở khoa học của ưu thế lai a, Khái niệm vềưu thế lai

Ưu thế lai là hiện con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và năng suất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ của chúng. Cũng có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ tức là sự phát triển toàn khối của cơ thể con vật, sự gia tăng cường độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

có thể ưu thế lai theo từng mặt từng tính trạng một, có khi chỉ là một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác giữ nguyên, có tính trạng giảm đi (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995)).

Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994), khi các loài, chủng, giống hoặc các dòng nội khác nhau phối với nhau thì dạng lai F1 thường vượt các dạng bố mẹ ban

đầu về tốc độ sinh trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, tính chống chịu bệnh tật. Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng và năng suất của đời con do giao phối không cận huyết và nuôi trong điều kiện khác nhau, Lebedev M.M (1972).

Nhìn chung ưu thế lai là một hiện tượng sinh học thể hiện trên nhiều mặt, thế

hệ lai hơn hẳn bố mẹ về tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản, khả năng sống, khối lượng trứng, thời gian của chu kỳ đẻ trứng, sự chuyển hoá thức ăn và những đặc tính kinh tế có lợi khác, từđó năng suất con lai được nâng lên.

Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng, khó xếp loại thật rành mạch, nhưng một điều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có ưu thế lai cao hơn so với bất kỳ con lai nào ở các thế hệ tiếp theo là F2, F3, …Fn, song dựa vào sự biểu hiện của tính trạng mà người ta thấy ưu thế lai của động vật có thể phân thành các loại như sau:

+ Con lai F1 vượt bố mẹ về khối lượng và sức sống.

+ Con lai F1 có khối lượng cơ thểở mức độ trung gian giữa 2 giống song khả

năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ.

+ Con lai F1 trội hơn bố mẹ về thể chất, sức làm việc, song nó mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.

+ Một dạng ưu thế lai đặc biệt là từng tính trạng riêng rẽ có khả năng di truyền theo tuýp trung gian, song có khi liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì lại khác.

Để xác định mức độ biểu hiện ưu thế lai phần lớn các tác giả như Lasley J.F (1974), Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995) cho rằng ưu thế lai là hiệu số giữa giá trị tính trạng của con lai với bố mẹ và thường là vượt lên trung bình của bố mẹ.

Trung bình của con lai > (Trung bình của mẹ + Trung bình của bố) 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Theo Lasley J.F (1974): ưu thế lai thường được thể hiện bằng giá trị % và tính theo công thức sau:

XF1– (XP1+XP2):2

H (%) = --- x 100 (XP1+XP2):2

Trong đó H(%) là ưu thế lai của con so với bố mẹ

Một phần của tài liệu Khả năng sản xuất của tổ hợp gà lai chọi x LV tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thụy phương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)