6. Cấu trúc của luận án
3.2.1.2. thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn
chuyển tải tư tưởng về tự do cá nhân, đấu tranh chống lễ giáo phong kiến giai
đoạn này. Nó chính là tiền đề cơ bản định hình và phát triển ý thức cá nhân,
đồng thời hình thành nên diện mạo ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh ở giai đoạn này: thứ nhất, đấu tranh cho quyền sống cá nhân, chống lại sự áp chế của lễ giáo phong kiến; thứ hai, khẳng định tự do cá nhân, tự do sống và làm chủ cuộc đời mình.
3.2.1.2. Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932-1936 1936
Theo đánh giá của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan thì Nhất Linh là “một tiểu thuyết gia có khuynh hướng về cải cách” [159;827]. Nhất Linh luôn nung nấu khát vọng, nguyện ước xây dựng một đời sống mới, một xã hội mới và nền “quốc văn” mới. Tác giảđưa ra trường hợp xung đột giữa hai chiến tuyến tư tưởng, nói nôm na là hai phe, hai phái mới và cũ, đặt vấn đề giải quyết thông qua cốt truyện. Tất nhiên là ông bênh vực phái mới. Tác giả muốn những người con gái như Loan sống đời tự do, người đàn bà trẻ góa bụa như
Nhung được hưởng hạnh phúc yêu đương. Họ phải được sống tự nhiên theo sở
thích cá nhân, thoát khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến.
Trong các sáng tác của Nhất Linh giai đoạn này, người đọc thấy hiện ra trước mắt cảnh tượng của những gia đình theo lối phong kiến xưa mà đại diện là gia đình bà Phán, bà Án. Ở đó, có những cô gái như Loan, như Nhung là nạn nhân của họ, phải sống trong chế độ đại gia đình và cảnh mẹ chồng nàng
dâu. Trong những gia đình ấy, người phụ nữ phải chịu mọi nỗi hành hạ: sai khiến, chửi rủa, thậm chí đánh đập. Nhất Linh cho như thế là vô nhân đạo, vô nhân tính và kêu gọi giải phóng phụ nữ, đưa họ thoát khỏi những đại gia đình phong kiến gồm: bố mẹ chồng, em chồng, họ hàng nhà chồng… trong đó, ghê gớm nhất chính là những bà mẹ chồng xảo quyệt. Họ nhân danh tôn ti trật tự, nhân danh tín đức tam tòng, nhưng chính bản thân những người "chỉ đạo" này cũng chưa một lần tìm hiểu thực chất của đạo lý ấy là gì, hành sự một cách cực kỳ tàn nhẫn mà trong lòng vẫn yên trí tin rằng đó là bổn phận của họ phải bảo vệ gia phong, giữ gìn nền nếp. Vì vậy, bộ mặt khả ố và đáng thương của xã hội trưởng giả Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được hiện ra, mở cửa cho người đọc vào những gia đình danh gia, cho biết thủ đoạn gả bán con cái, tiêu diệt hạnh phúc để kiếm danh giá trong tiến trình môn đăng hộ đối. Đó chính là tính chất tha hóa của xã hội mà quyền hành nằm trong tay những kẻ dốt nát.
Loan trong Đoạn tuyệt (Nhất Linh) dám công khai bày tỏ một quan niệm sống tự lực và hoàn toàn bình đẳng trong mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, mối quan hệ nam nữ, đồng thời ao ước một cuộc đời tự do, không bó buộc. Cô tự hỏi: “Học thức mình không kém gì Dũng, sao không thể như
Dũng, sống một đời tự lập, can chi cứ quanh quẩn trong vòng gia đình…?”. Còn bà Án (Lạnh lùng), bà mẹ chồng dù luôn tỏ vẻ thông cảm và thấu hiểu với cuộc đời góa bụa của Nhung nhưng vẫn tranh thủ mọi lúc để giáo huấn con dâu: thấp hèn thì có cái danh của kẻ thấp hèn, cao sang thì có cái danh của kẻ cao sang, phải giữ lấy. Và bức hoành phi “Tiết hạnh khả phong” treo giữa nhà chính là hiện thân cho lề thói phong kiến cổ hủ, phi lý trói buộc quyền sống chân chính của con người. Nhung đã có lúc phải khuất phục trước vòng cương tỏa đó của chế độ phong kiến. Sau ngày cưới, Nhung hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chồng và gia đình chồng. Cả cộng đồng xã hội, cả nền luân lý khuôn mẫu đã coi rẻ hạnh phúc của con người, cả mẹ chồng mẹđẻđều buộc Nhung phải chịu sự lạnh lùng, đơn chiếc suốt đời để giữ tiếng thơm cho
hai họ, cho làng nước. Người ta xem đó là bổn phận tự nhiên không thể nào khác được của người đàn bà góa đương tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống, khao khát mãnh liệt tình yêu và hạnh phúc. Tiểu thuyết Lạnh lùng đã chứng minh rằng sự nhẫn nhục hi sinh, trọn đời thủ tiết của một người vợ trẻ không yêu chồng là một điều vô lý, phi lý, trái với tự nhiên; chỉ vì “danh thơm hão” mà cả xã hội coi rẻ hạnh phúc con người là điều đáng lên án và loại bỏ.
Đến nhân vật Loan, mức độ vô lý bịđẩy lên cao hơn, đồng nghĩa với nó là tư tưởng đả phá chếđộđại gia đình và những cổ tục phong kiến cũng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đại gia đình nhà Thân và bà mẹ chồng Loan có thể
khiến cho những cô con dâu ở mọi thời đại phải ghê sợ. Cuộc đời đau khổ của Loan, những nỗi đè nén vô lý, ngu xuẩn mà Loan phải chịu đựng, cho đến sự đoạn tuyệt của Loan với gia đình nhà chồng đã chứng minh cho chủ trương giải phóng phụ nữ khỏi chế độ đại gia đình, mẹ chồng nàng dâu của nhà văn Nhất Linh. Trong Đoạn tuyệt, cái “mới” mà Loan là hiện thân, bị cái cũ vùi dập tàn nhẫn, sau này đã chiến thắng cái cũ một cách vang dội trước pháp luật và trước dư luận. Viên trạng sư bênh vực cho Loan ở tòa án chính là người phát ngôn cho tác giả, là nơi nhà văn gửi gắm luận đề của mình, gửi gắm tư
tưởng giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc của gia đình phong kiến lạc hậu, tàn nhẫn.
Rời ngưỡng cửa đại gia đình phong kiến, Loan mới hé trông thấy chút ánh sáng của chân trời mới. Sau vụ án này, Loan còn bị vướng mắc bởi ít nhiều thành kiến xã hội, nhưng nàng được tự do sống cuộc đời mới, được tự
do gắn bó với người yêu, đó là cái phần hạnh phúc mà Nhất Linh muốn dành cho người phụ nữ mới thoát khỏi tai ách cũ.
Có thể nói, coi trọng con người cá nhân là một phương diện quan trọng trong việc thể hiện ý thức cá nhân của Nhất Linh giai đoạn này. Trong một đất nước mà ý thức hệ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm tỏa chiết con người, đặc biệt là người phụ nữ thì giải phóng cá nhân tất yếu phải gắn liền với giải
phóng phụ nữ; quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và phát triển của phụ nữ
trở thành vấn đề cốt lõi của cá nhân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa không chỉ
với Việt Nam mà đối với cả các dân tộc phương Đông. Với con mắt tinh tường, một tâm hồn nhạy cảm đầy nhân văn, nhà văn Nhất Linh nhìn ra vẻ đẹp thuần hậu ẩn sau những số phận bất hạnh; nhìn ra những ước mơ chân chính, khát vọng lớn lao của con người đang bị vùi dập một cách bất công. Với nghệ thuật viết tiểu thuyết linh hoạt, sắc bén, Nhất Linh đã lên tiếng đấu tranh bảo vệ con người với nhân phẩm, danh dự của họ, chống lại chế độ đại gia đình, lễ giáo phong kiến, lối sống cũ.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận hạn chế của tác giả trong việc xây dựng nhân vật còn có phần gượng gạo, chưa nhuần nhuyễn, mang tính luận
đề, phục vụ mong muốn chủ quan của nhà văn hơn là phản ánh hiện thực con người Việt Nam ở đầu thế kỉ XX. Phiên tòa xử trắng án cho Loan cũng chỉ là
ước mơ của tác giả hơn là sự thật. Điều đó một mặt chỉ ra tính ảo tưởng, lãng mạn của quan niệm về con người cá nhân trong sáng tác của Nhất Linh, mặt khác, cho thấy cuộc đấu tranh cho con người cá nhân, ý thức cá nhân đến giai
đoạn này vẫn là một chủđề lớn của văn học Việt Nam.