Từ 1945-1986

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam [full] (Trang 27)

6. Cấu trúc của luận án

1.2.2.Từ 1945-1986

Giai đoạn này, do lịch sử đất nước có sự khác biệt giữa hai miền Nam- Bắc nên tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa- xã hội của đất nước. Nghiên cứu về Nhất Linh đi theo hai xu hướng khác nhau: Nhất Linh được đề

cao ở miền Nam nhưng lại bị phê phán ở miền Bắc.

Ở miền Nam, nhiều tác phẩm của Nhất Linh nói riêng và Tự lực văn

đoàn nói chung được in lại. Các công trình khảo cứu, nghiên cứu như Phê bình văn hc thế h 32, tập III (1972) của Thanh Lãng, Vit Nam văn hc s

gin ước tân biên, tập III (1960) của Phạm Thế Ngũ, T lc văn đoàn (1960) của Doãn Quốc Sỹ, Lược s văn ngh Vit Nam (1974) của Thế Phong, Bình ging v T lc văn đoàn (1958) của Nguyễn Văn Xung, Tiu thuyết Vit Nam hin đại (1972) của Bùi Xuân Bào… có đề cập đến sự nghiệp của Nhất Linh. Ngoài ra, còn có nhiều bài báo nói tới Nhất Linh và văn nghiệp của ông. Trong tuần lễ tưởng niệm Nhất Linh có các bài của Đặng Tiến, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Xung, Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, Tường Hùng, Dương Nghiêm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Trương Bảo Sơn, Thế Uyên… Bên cạnh

đó, còn có hồi kí của Nguyễn Vỹ, Nguyễn Thị Thế kể về Nhất Linh. Bản thân Nhất Linh cũng nêu quan niệm sáng tác và tự đánh giá tác phẩm của mình ở

cuốn Viết và đọc tiu thuyết.

Những cuốn sách của người trong gia đình như của bà Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Tường Thiết giúp người đọc biết được một số

sự kiện có tính chất riêng tư của Nhất Linh, nhưng không đủ. Ngoài ra, được nhiều người nhắc đến là cuốn Chân dung Nht Linh của Nhật Thịnh. Tuy nhiên, cuốn sách Nhng người đã qua của Thế Uyên để lại nhiều ấn tượng tốt cho người đọc. Thế Uyên cũng viết một cuốn Chân dung Nht Linh cùng với Nguyễn Mạnh Côn và một số người khác. Sau này Nhng người đã qua

được in lại trong Thế K 21, Cali 2004 và 2005 và Đất Đứng, Sacramento, Cali. Năm 1968, Văn Uyển xuất bản hồi ký văn học về Nhất Linh, Thạch

Lam, Hoàng Đạo. Giai đoạn này, Khúc Hà Linh viết cuốn: Anh em Nguyn Tường Tam- Nht Linh ánh sáng và bóng ti khảo cứu về Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng, khẳng định Nhất Linh là “v ch súy hay linh hn T lc văn đoàn” (chữ dùng của Khúc Hà Linh).

Đề cao hoạt động văn hóa cũng như sáng tác của Nhất Linh là xu hướng phổ biến của các nhà nghiên cứu, phê bình miền Nam. Trừ vài bài viết của có chừng mực như bài Th xác định v trí ca Nht Linh trong văn hc s lch s Vit Nam của Nguyễn Văn Xung hay Nghĩ v mt thái độ trí thc

của Giáo sư Nguyễn Văn Trung trong Tạp chí Văn số 11-15/1964, còn hầu hết những bài viết khác đều đưa lại cho người đọc cảm giác về sự tôn sùng mang tính chủ quan, tình nhiều hơn lý.

Các nhà phê bình cũng có nói tới ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp tới các sáng tác của Nhất Linh, như Nng thu ảnh hưởng Bn giao hưởng đồng quê của Gide. Triết lý hành động để hành động trong Đôi bn

cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng nhà văn trên, hay lối độc thoại của

Đôtxtôiépxki được vận dụng trong Bướm trng… Tuy nhiên, trong bài nói về

vấn đề ảnh hưởng của Gide đến sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng cho rằng sự băn khoăn ấy Nhất Linh đã có bốn năm trước khi đọc Gide. Gide chỉ làm cho nó rõ rệt hơn ra mà thôi.

Có th nói, các nhà phê bình miền Nam giai đoạn này có xu hướng

đánh giá cao hoạt động văn hóa, chính trị của Nhất Linh. Sáng tác văn học của ông thì được ca ngợi cả về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, họ cũng phần nào chỉ ra được điểm hạn chế trong các tiểu thuyết luận đề, và tính chất không tưởng ở một số cuốn sách của nhà văn.

min Bc, một số công trình nghiên cứu, giáo trình có bàn về Nhất Linh như: Lược tho lch s văn hc Vit Nam (1957) của nhóm Lê Quí

Nam hin đại tập 1 (1974) của Phan Cự Đệ, Văn hc Vit Nam 1930-1945

(1961) của Bạch Năng Thi- Phan Cự Đệ. Ngoài ra các bài nghiên cứu của Nguyễn Đức Đang, Vũ Đức Phúc, Nam Mộc… cũng ít nhiều đề cập đến Nhất Linh. Nhìn chung, cách đánh giá của các nhà nghiên cứu miền Bắc còn dè dặt, do quan điểm lúc đó nhìn nhận văn học lãng mạn còn bị những định kiến chính trị chi phối: “Tinh thn dân tc không có trong tác phm ca Nht Linh, ít nht cũng không có cơ s chc chn. Bi l tác gi không nói ti s áp bc bóc lt ca đế quc”, “ông ta ch sáng tác nhng tác phm gi to và đến khi ông ta định làm cách mng tht thì hóa ra phn động” [209]. Sách giáo khoa Văn học lớp 12, chương trình phổ thông trung học nhận định chung về văn học lãng mạn cơ bản là bạc nhược, suy đồi, phản động, không giúp ích gì cho cách mạng và Bướm trng là tác phẩm suy đồi, trụy lạc, vô luân.

Nói về tư tưởng bình dân, tác giả Bạch Năng Thi cũng khảng khái nhận xét: “Dù có cho là nhng cnh nghèo kh là do s thiếu t chc ca xã hi chăng na, thì Nht Linh cũng chđứng trên quan đim ci lương tư sn mà thôi” [193].

Một số nhà trí thức bấy giờ thì phê bình Phong Hóa là do một người Việt Nam du học ở Pháp về, dùng cách hài hước để đả phá, có ác ý hoặc vô ý thức, không có gì xây dựng “phong hóa” cho nước nhà. Vô ý thức được thể

hiện trong việc xây dựng nhân vật Lý Toét, tượng trưng người An Nam quê mùa, ngớ ngẩn trước văn minh Âu Tây đang thịnh hành. Còn tác giả Nguyễn Trác- Đái Xuân Ninh thì cho rằng hoạt động của Hội Ánh sáng là “hoạt động cải lương tư sản”, mà đã “cải lương tư sản” thì tất yếu không cách mạng, là một chiếc gậy thọc vào bánh xe lịch sử đang lao nhanh về phía trước. Nó là phản động.

Các ý kiến đánh giá về Nhất Linh ở hai miền Nam- Bắc gần như có sự

trái chiều. Ngược lại với các nhà nghiên cứu, phê bình phía Nam có xu hướng

các nhà nghiên cứu, phê bình phía Bắc hạn chế hơn trong các lời khen mà dùng nhiều lời phê phán, chỉ trích. Một số ý kiến có thể coi là nặng nề, chưa khách quan trong việc tách biệt giá trị nghệ thuật với chính trị. Các tác giả

cũng có khen đôi chút về nội dung chống phong kiến, hay đóng góp nhỏ về

ngôn ngữ nhưng đồng thời cũng coi đó là bệnh phô trương, hào nhoáng, giả

tạo của tầng lớp tiểu tư sản.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải thích cho sự khác biệt gần như trái chiều này giữa các ý kiến đánh giá về Nhất Linh ở hai miền Nam- Bắc, chúng tôi có thể đưa ra những lí do như sau:

- Thứ nhất, do tác động của bối cảnh lịch sử: chiến tranh kéo dài, đất nước bị chia cắt, phê bình văn học thời kỳ này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và bị chi phối bởi tư tưởng chính trị. Vì vậy, trên phương diện tư

tưởng, các ý kiến trái ngược nhau giữa hai miền Nam- Bắc khi bàn về Nhất Linh, nhưng trên phương diện nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lại có nhiều

điểm gặp gỡ.

- Thứ hai, đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương trong “Đề cương văn hóa Vit Nam” (1943) đã xác định văn hóa là một mặt trận của cuộc đấu tranh cách mạng. Văn chương trở thành vũ khí cổ vũ chiến đấu, hướng về đại chúng, đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân. Như lẽ tất yếu, văn học lãng mạn chưa được quan tâm đúng mức. Nhất Linh và Tự lực văn đoàn không phải là một ngoại lệ.

- Thứ 3, Ở miền Nam, các bài viết tập trung nhiều ở nhóm tác giả là bạn bè, những người “cùng hi cùng thuyn” và con cháu của nhà văn Nhất Linh, vì vậy, phần nào các ý kiến bị chi phối bởi tình cảm và thiện chí của tình bầu bạn và huyết thống, nên có lúc, ở một số bài viết còn thiếu tính khách quan. Ngược lại, ở miền Bắc, trong nhiều năm, Nhất Linh trong quan niệm của chúng ta, là nhà văn phản động ở giai đoạn cuối. Sự phức tạp ở nhà văn về tư

làm tổn hại đến tinh thần khách quan trong đánh giá nhà văn Nhất Linh một thời gian dài.

Vì vậy, nghiên cứu về Nhất Linh, phải xuất phát từ chính đời người, đời văn và những cống hiến của ông đối với đời sống văn học. Tìm hiểu Nhất Linh với tinh thần ấy là điều cần thiết và cũng chính là cách chúng tôi đang hướng tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam [full] (Trang 27)