6. Cấu trúc của luận án
3.1.2.4. thức nữ quyền trong tiểu thuyết của Nhất Linh
Trong nhóm Tự lực văn đoàn, có thể nói, Nhất Linh và Khái Hưng là hai nhà văn tiêu biểu trong việc thể hiện tư tưởng nữ quyền qua các hoạt động, luận thuyết và sáng tác. Với tư cách là người đứng đầu Tự lực văn đoàn, định hướng toàn bộ hoạt động của nhóm, Nhất Linh đã thể hiện trực tiếp quan điểm về vấn đề nữ quyền thông qua một số luận thuyết- chủ yếu trên tờ Phong Hóa- về vấn đề quyền của phụ nữ trong ăn mặc, trang điểm cũng như phong trào vui vẻ trẻ trung (như đã đề cập ở trên). Bên cạnh đó, ông cũng có những bài viết về các vấn đề của xã hội giúp nâng cao nhận thức cho phụ nữ, giúp bạn
đọc làm quen với những kiến thức về giới tính, giới thiệu sách viết về quan hệ
nam nữ nhưNam nữ bí mật chỉ nam.
Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, tư tưởng đấu tranh cho nữ quyền được thể hiện trên các bình diện cơ bản như:
Thứ nhất, khẳng định quyền bình đẳng giữa con người với con người, giữa nam giới và phụ nữ
Nhất Linh là vị chủ súy của Tự lực văn đoàn, tiên phong trong phong trào đấu tranh dân chủ và nữ quyền. Những nhân vật như Loan, Dũng, Trạng sư, nhà báo Hoạch, Lâm, Thảo (Đoạn tuyệt), Nhung, Nghĩa, Lịch, Minh (Lạnh lùng), Tuyết, Chương (Đời mưa gió)… chính là những người phát ngôn mạnh mẽ, trực diện cho nhà văn về tư tưởng này. Đó là thứ “tuyên ngôn nhân quyền” (chữ dùng của tác giả Phan Cự Đệ) bằng nghệ thuật, đấu tranh cho quyền tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội.
Theo quan điểm của Loan, không thể sống trong một gia đình gia trưởng bất bình đẳng được. Tại sao đàn ông có quyền bỏ vợ lấy vợ khác mà phụ nữ thì không được phép làm điều đó? Con cái phân bày phải trái với bố
đáng quí thôi”. Khi xung đột trong Đoạn tuyệt lên tới đỉnh điểm, Loan nhận ra bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ, không thể và không dám phá tan những tục lệ mà cái học của nàng cho biết là đáng bỏ, đáng phá. Giờ đây, nàng quyết tâm đoạn tuyệt với cái cổ hủ đó để tiến tới sự công bằng của cuộc
đời mới, tiến tới sự bình đẳng giữa con người với con người, giữa nam giới và phụ nữ. Xuất phát từ tư tưởng ấy, Loan có nhiều cử chỉ, lời nói, hành vi rất quyết liệt. Loan lớn tiếng trước mẹ chồng:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. … Loan vuốt tóc ngược lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng:
- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai. Bà đánh tôi, tôi không…
Bị làm nhục, bị đánh chửi, nguyền rủa, Loan “cảm thấy phẩm giá mình lúc ấy không bằng phẩm giá một con vật”.
Toàn bộ luận đề của tác phẩm tập trung vào lời trạng sư, kẻ phát ngôn cho tác giả, cho luận đề của cuốn tiểu thuyết: “Giữ lấy gia đình: Nhưng xin
đừng lầm giữ gia đình với giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ bỏ từ lâu, mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ. Ấy thế mà có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An Nam. Những người đã được hấp thụ văn hóa mới đã được tiêm nhiễm những tư tưởng về nhân đạo, về cái quyền tự do cá nhân, lẽ cố nhiên tìm cách thoát ly ra ngoài chế độ đó”. Cô Loan đã được trắng án và sống một cuộc đời tự do. Trước tòa, Loan đại diện cho cái mới, cái tiến bộ thắng thế cái cũ, cái lạc hậu. Loan đã được nhiều người ủng hộ: trạng sư, nhà báo, người đến dự phiên tòa, tác giả và cả thế hệ thanh niên nam nữ
thời bấy giờđã phải chịu nhiều nỗi khắt khe của cuộc đời mới cũ. Đây là quan
điểm tiến bộ, còn nguyên giá trịđến ngày hôm nay (nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) khi vẫn còn tình trạng cha mẹ ép duyên con cái, người phụ nữ không được bình đẳng trong gia đình, ngoài xã hội so với
nam giới, định kiến và những phân biệt đối xử với phụ nữ đang cản trở, hạn chế sự phát triển cũng như cống hiến của họ…
Nhất Linh tập trung ngòi bút miêu tả thực trạng nam nữ bất bình đẳng trong hôn nhân- người đàn ông có quyền “năm thê bảy thiếp” như anh họ
Nhung, như chồng Loan… Điều này nghiễm nhiên được gia đình và xã hội công nhận. Họ có quyền đánh đập vợ mà không chịu sự can thiệp của pháp luật. Thân luôn xúc phạm, mạt sát và đánh vợ khi nào anh ta muốn. Đó được coi là cách dạy bảo những người vợ không biết điều. Còn người phụ nữ thì từ
khi bước chân về nhà chồng, cuộc đời không còn là của mình nữa, họ thuộc quyền sở hữu của chồng, của nhà chồng, phải cắn răng chịu đựng mọi nhẽ mà không được kêu ca phàn nàn. Khi chồng chết, phải thủ tiết thờ chồng, giữ gìn danh tiết. Nếu vì uất ức, không chịu được mà cất tiếng nói thì lập tức bị coi là mất dạy, là vô phép. Người phụ nữ có khi còn bị chính những con người mình
đang nai lưng phục vụ lợi dụng. Họ bị biến thành những công cụ biết nói mà không được phép nói. Nhân vật Trâm (Nắng thu) – cô gái câm nghèo sống
đời tôi đòi- thậm chí còn bị Viễn giở trò đồi bại, và khi việc không thành thì dọa nạt cô…
Nhất Linh kịch liệt phản đối việc đánh đập, hành hạ dã man người phụ
nữ- sự vi phạm trắng trợn nhân quyền, và cho rằng “mất dạy là đánh người
đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ” (Đoạn tuyệt). Đồng thời, thể hiện quan điểm phản đối kịch liệt qua lời nhân vật Lịch- con trai bà Án (Lạnh lùng), khi biết hành động vũ phu, đánh vợđến sẩy thai của chồng con Nhài (con ở), Lịch đã nói với mẹ: “con tưởng cứ để cho con Nhài ở đây rồi gọi chồng nó lên bảo cho chồng nó biết, thà chúng nó bỏ nhau còn hơn để chồng nó hành hạ, đánh
đập vợ nó như vậy”. Nhung cũng tán đồng với Lịch: “thà rằng con Nhài bỏ
chồng còn hơn, không thể vì cái tiếng suông, bắt một người đàn bà chịu đau khổ một cách khốn nạn như vậy”.
Nhất Linh đã đặt nhân đạo lên trên luân thường phong kiến, đấu tranh cho quyền của con người, quyền làm người, quyền được hưởng hạnh phúc của phụ nữ.
Không chỉ dừng lại ở việc tái hiện những bất bình đẳng giữa những con người, giữa nam giới và phụ nữ, Nhất Linh đặc biệt quan tâm tới vấn
đề tự do yêu đương, tự do hôn nhân của phụ nữ. Những nhân vật nữ của Nhất Linh không có quyền được lựa chọn người yêu/bạn đời mà tuân theo sự
sắp đặt của gia đình. Họ thường không lấy được người mình yêu, như Nhung không lấy được Nghĩa, Loan không lấy được Dũng. Họ bị ép duyên, phải kết hôn theo ý cha mẹ cho “môn đăng hộ đối” như Lộc phải lấy con quan tuần; hay để trả hết món nợ mà cha mẹ trót vay như Loan phải lấy Thân. Họ phải chấp nhận sự mất tự do trong hôn nhân, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, phải sống cuộc đời người khác mà không phải là hạnh phúc, tình yêu của mình.
Hiện thực xã hội đó được Nhất Linh quan sát kĩ càng và miêu tả chân thực trong các tác phẩm. Đó là hiện thực bức xúc, là mối quan tâm của những người có tư tưởng cải cách xã hội, ủng hộ nữ quyền. Khi miêu tả, Nhất Linh không chỉ dừng lại ở việc tái hiện hiện thực mà có khuynh hướng phân tích sâu hơn, tìm ra căn nguyên của những bất công đó là do sự tồn tại của quan
điểm cổ hủ, lạc hậu đã ăn sâu vào từng nếp nghĩ của con người. Sự phản ánh, phân tích sắc sảo đó giúp độc giả nhận thức đầy đủ vấn đề và không thể làm ngơ; ngược lại, có thái độủng hộ, đồng tình với những cô gái mới, và hài lòng khi quyền tự do yêu đương, tự do hôn nhân được xác lập một cách công khai và thắng lợi, thế lực đại gia đình phải nhượng bộ. Minh, Nhung bênh vực Phương, Lũy buộc bà Nghè phải cho hai người lấy nhau. Nhung cứ tìm đến và yêu Nghĩa mà bà Án không thể ngăn cản được. Lâm, Thảo, Độ hết sức giúp
đỡ cho Dũng đến với Loan để hai người được hạnh phúc. Đặc biệt, Nghĩa, Dũng là những “trai tân” nhưng sẵn sàng vượt qua mọi rào cản, lễ nghi đểđến
với những người như Nhung đã có một đời chồng, thậm chí như Loan- người
đàn bà mang tiếng giết chồng.
Câu chuyện tình yêu trong Nắng thu phản ánh một quan niệm mới, hiện đại và nhân đạo của Nhất Linh. Cũng nhằm thể hiện tư tưởng đấu tranh cho quyền yêu và được yêu của người phụ nữ, nhưng nhân vật nữ chính trong tác phẩm khác hẳn những Loan, Nhung, Tuyết, đó là cô gái câm bất hạnh, cô
đơn, số phận nửa tôi đòi, nửa con nuôi, con ở trong một gia đình trưởng giả. Câu chuyện tình yêu giữa Phong đối với Trâm mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu đậm, ấm áp. Người con gái tàn tật, tiềm ẩn vẻ đẹp bên trong, khát khao tình yêu chân chính phải sống cạnh những con người nhỏ
nhen, tầm thường, ích kỉ. Dù vậy, ẩn sau vẻ hiền thục, lặng thầm của cô gái câm đó, có sự thức tỉnh ý thức cá nhân của cái tôi khao khát được sống, được san sẻ, yêu thương.
Phong và Trâm tự nguyện yêu nhau vượt qua chênh lệch đẳng cấp, hoàn cảnh gia đình. Phong là học sinh trung học, con nhà dòng dõi; Trâm chỉ
là cô gái mồ côi, tàn tật, nghèo khổ. Tình yêu của họ mặc dù gặp chông gai, bị
cản trở, nhưng không bị ràng buộc bởi đạo đức luân lý phong kiến, đến cách thức yêu nhau của họ cũng hiện đại. Khi nhận ra tình yêu của mình dành cho nhau, họ tìm gặp, chụp ảnh, tặng quà, bộc bạch tình yêu bằng lời: “Anh nghĩ
thương em lắm… em khổ sở mà anh không có cách gì giúp được em”, “anh cam đoan rằng sau này em sẽ là vợ anh”, và họ có những cử chỉ âu yếm:
“Phong kéo Trâm ngả vào vai mình: hai điệu thở hòa hợp, hai tâm hồn rung
động như cùng đương sống một thế giới lặng lẽ, thần tiên” (Nắng thu). Họ
thường xuyên gặp nhau bên bờ ao, trong vườn, trên cánh đồng, bờ sông, hàng ngày Phong dạy Trâm học.
Có thể thấy cách mô tả tình yêu lứa đôi và quan điểm về quyền tự do yêu đương trong tác phẩm của Nhất Linh đã tiến một bước mới so với các tác phẩm của các nhà văn giai đoạn trước và của chính tác giả những ngày đầu
cầm bút. Trong Nho phong, Lê Nương và Dương Văn lòng xúc động mà không dám ngỏ, giữ mình theo khuôn phép, ngay cả khi đã đính ước cũng chỉ
một lần đi chơi dưới trăng, hai người vẫn luôn giữ một khoảng cách lễ nghĩa. Còn nàng Tố Tâm có mới hơn, lúc đi dạo với Đạm Thủy, cũng chỉ dám cầm tay chàng, cách hai người yêu nhau vẫn rất cung kính, không tự nhiên thân mật như Phong và Trâm. Những chi tiết ấy thể hiện sự hiện đại hóa trong nghệ
thuật sáng tác của tác giả, đồng thời là sự vận động trong quan điểm, tư tưởng của Nhất Linh về vấn đề nữ quyền. Qua đó, nhà văn bộc lộ cảm xúc nhân văn, nhân ái đối với con người và cuộc sống.
Không chỉ đề cao quyền tự do của phụ nữ trong việc lựa chọn bạn đời
để tiến tới hôn nhân, Nhất Linh còn quan tâm và khẳng định người phụ nữ
phải có quyền được yêu và sống với người mình yêu. Đây là tư tưởng tiến bộ đã được nhà văn khắc họa đậm nét trong tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau. Những mối tình đầy trắc trở của Nhung, Loan đã được nhà văn tiếp thêm sinh lực, chắp cánh bay lên khỏi những phép tắc, vượt qua rào cản ngặt nghèo.
Cái mới mà nhân vật Loan mang đến là tình yêu ngoài hôn nhân với kiểu nhân vật nổi loạn. Khác với Nhung có tình yêu sau hôn nhân, Loan có tình yêu ngoài hôn nhân. Mặc dù là vợ Thân nhưng trong trái tim Loan chỉ có một hình bóng duy nhất: Dũng. Tình yêu đó xảy ra chủ yếu trong tâm tưởng của nàng. Những lúc nói chuyện với Thảo hay khi gặp Dũng, Loan không bày tỏ được bao nhiêu so với nỗi nhớ nhung thường nhật của nàng. Ngay đến đêm tân hôn nàng cũng dành trọn tâm tưởng mình nhớ đến Dũng. Nàng chỉ còn biết tìm lại hình bóng người yêu trong giấc mộng mà thôi. Nàng tự coi mình là người vợ trong tinh thần của Dũng. Khái niệm này khá mới mẻ cho đến sáng tác của Nhất Linh. Loan đã cho mình quyền được ghen tuông với Dũng- ghen tuông như một người vợ ghen tuông chồng có tình nhân, khi bắt gặp chồng
đứng nói chuyện với những cô gái khác. Cô so sánh Dũng với Thân, càng thấy Thân hãm tài, vô tích sự bao nhiêu thì càng yêu Dũng bấy nhiêu.
Tuyết có thể coi là nhân vật “gây hấn” của tác giả. Nhân vật được xây dựng có phần cực đoan và cường điệu nhưng rõ ràng tính chất nổi loạn được tô đậm. Nếu Nhung là hiện thân cho quan niệm sống “tình yêu sau hôn nhân”, Loan là “tình yêu ngoài hôn nhân” thì Tuyết là biểu hiện cho quan điểm sống “tình yêu không hôn nhân”. Về thực chất, đây là sự phát triển đi lên trong quan niệm của nhà văn, càng ngày chủ nghĩa cá nhân càng được thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ.
Tuyết không coi hôn nhân là cái đích đến của tình yêu, mà chẳng qua chỉ là sự ràng buộc cứng nhắc không cần thiết. Về mặt này, Tuyết không thể
chấp nhận được và cũng không nên khuyến khích. Hạt nhân hợp lý của nhân vật là tư tưởng, ý thức cá nhân. Quan niệm của Tuyết có phần xa lạ với hoàn cảnh nhưng không hoàn toàn sai trái. Ở góc độ thể hiện khát vọng, ý thức cá nhân của con người về một cuộc sống tự do trong hôn nhân, tự do tìm đến và chủ động sống với người mình yêu, tư tưởng của Tuyết có thể chấp nhận
được. Bởi hôn nhân đôi khi không phải đã mang lại hạnh phúc. Nó có thể là sự ràng buộc con người theo nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận. Trong trường hợp này, tình yêu tự do như Tuyết thể hiện khát vọng được sống với đúng mình, là mình mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào, không chịu bất kỳ lề
thói, phép tắc nào.
Trong công cuộc giải phóng người phụ nữ, Nhất Linh tiếp tục kêu gọi những người phụ nữ góa bụa thoát khỏi sự ngăn cấm của đạo đức phong kiến giả dối. Ông cho rằng những góa phụ có quyền tự do yêu đương, tự do tái hôn khi chồng họ đã mất, nhất là khi họ còn trẻ. Không có lí do gì để giam giữ tuổi thanh xuân của họ trong bốn bức tường nhà chồng với một người quản ngục khắt khe luôn dòm ngó, xét nét là những bà mẹ chồng. Những người con gái như Nhung, như Loan được quyền tìm đến với tình yêu, được quyền sống đời hạnh phúc. Nền đạo đức phong kiến không cho Nhung đi lấy chồng là giả dối, là vô lý, là tàn nhẫn. Nhất Linh không chấp nhận điều đó nên ông tạo khung
cảnh, tạo tình huống hợp lý để Nhung gặp Nghĩa, yêu Nghĩa, sống đời vợ
chồng với Nghĩa mặc dù phải lén lút để tránh dư luận. Mặt khác, cũng là để
Nhung giữ lấy “tiếng thơm”. Cuối truyện, chưa biết ngã ngũ ra sao nhưng mối tình vụng trộm giữa Nhung và Nghĩa cùng tấm biển “Tiết hạnh khả phong” đã làm cho người ta thấy nền đạo đức luân lý cũ trói buộc con người, khiến con người trở thành giả dối là cần phá bỏ.
Luận đề mà Nhất Linh đưa ra trong tiểu thuyết Lạnh lùng rất đáng cho chúng ta chú ý. “Đó là thiên biện hộ cảm động não nùng để van lơn dùm các