6. Cấu trúc của luận án
1.2.3. Từ 1986 đến nay
Giai đoạn này các nhà nghiên cứu, phê bình nhìn nhận lại đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và nhà văn Nhất Linh nói riêng, có những đánh giá toàn diện và thỏa đáng hơn. Các bài nghiên cứu của Trương Chính, Trần Hữu Tá, Nguyễn Hoành Khung, Lê Thị Đức Hạnh, Hoàng Xuân Hãn, Trần Đình Hượu, Vu Gia, Đỗ Đức Dục, Lê Thị Dục Tú, Nguyễn Hữu Hiếu, Hà Minh
Đức, Đỗ Đức Hiểu… Các công trình của Phan Cự Đệ, Trần Thị Mai Nhi, Hồi kí của Tú Mỡ, đặc san báo Người giáo viên nhân dân (Số 27 đến 31, năm 1989) đăng ý kiến trong cuộc hội thảo văn chương Tự lực văn đoàn của khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp (do Giáo sư Hà Minh Đức tổng thuật), một số Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ về Tự lực văn đoàn và các nhà văn Tự lực văn đoàn, một số lời giới thiệu các tác phẩm của Nhất Linh… được tái bản đã góp phần mang lại cái nhìn mới về Nhất Linh trong các hoạt động chính trị, văn hóa và văn nghiệp của ông. Cuộc đời và sự nghiệp của Nhất Linh được nhìn nhận trên các phương diện cơ bản: là nhà văn có tư tưởng cải cách báo chí xuất bản, cải cách xã hội, giải phóng cá nhân và một Nhất Linh làm cách mạng.
Thời gian gần đây, số lượng sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tìm hiểu, nghiên cứu về Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng cũng không ngừng tăng lên cùng với tấm lòng mến mộ nhà văn này. Chỉ
riêng luận án tiến sĩ đã có những công trình: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của tác giả Dương Thị Hương; Mô
hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Nguyễn Thị Tuyến; Tiểu thuyết của Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám của Vũ Thị Khánh Dần và Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng của Đỗ Hồng Đức. Các công trình trên giới hạn phạm vi nghiên cứu trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn, tiểu thuyết Nhất Linh và đi tới khẳng định “Nhất Linh đã tiến những bước mạnh mẽ vào công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Trong sự cách tân nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện, dù còn có những hạn chế, nhưng lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, không thể không ghi nhận những công lao, đóng góp của Nhất Linh” [45;118]. Trong đó, nhân vật nữ trong sáng tác của Nhất Linh trở thành nhân vật trung tâm, truyền tải tư
tưởng của tác giả, thông qua đó, nhà văn đã “tung hô cổ vũ cho tư tưởng mới một cách rầm rộ, và họ (Nhất Linh, Khái Hưng) đã tạo nên một cơn địa chấn thực sự trên bình diện tư tưởng. Những tư tưởng ấy không phải không có lúc gây sốc bởi nó quá mới, quá bạo nhưng nó đã đạt được mục đích, đó là thổi bùng trong xã hội nhận thức về quyền sống, quyền được hạnh phúc và những giá trị của người phụ nữ” [60].
Những năm đầu sau 1975, trong khi sách của Nhất Linh ít được hưởng
ứng trong nước, thì ở nước ngoài (Hoa Kỳ), một số tác phẩm của ông được in lại. Tạp chí Thế kỷ XXI có nhiều bài phê bình về sự nghiệp văn học Nhất Linh cũng như những đóng góp của ông cho văn hóa nước nhà. Trong đó, Võ Phiến, Trương Bảo Sơn là những người viết nhiều, có ý kiến sắc bén về Nhất Linh và luôn khẳng định địa vị quan trọng của Nhất Linh trong văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài việc đề cao Nhất Linh và văn nghiệp của ông, Võ Phiến còn đánh giá cao Nhất Linh thời hậu chiến bởi sự đổi mới phong cách, bút pháp, nghệ thuật… Ông khẳng định “Bình tâm mà nói, phải nhận rằng Nhất Linh sau này viết sâu sắc hơn trước”.
Bên cạnh đó, Thụy Khuê cũng có một vài bài viết về Nhất Linh. Những cố gắng của Thụy Khuê trong việc sưu tầm và nhận định, đánh giá về Nhất
Linh là không phủ nhận được. Dù vậy, phần phê bình cuốn truyện Bướm Trắng và truyện dài Dòng Sông Thanh Thủy của tác giả này cho thấy còn có nhiều gượng ép.
Tờ Thế kỷ XXI ở Hoa Kỳ mặc dù cố gắng dựng lại chân dung Nhất Linh, người nghệ sĩ- người chiến sĩ nhưng còn tồn tại một số khuyết thiếu: không nói tới giai đoạn làm báo của Nhất Linh với tờ Phong Hóa, Ngày Nay; không xác định được nhà văn có uy tín của Tự lực văn đoàn là Thạch Lam, Khái Hưng hay Nhất Linh; cũng như chưa phân định được các mốc văn học
đánh dấu con đường hoạt động và sáng tác của Nhất Linh.
Bản thân Nhất Linh, khi còn sống, đã từng không thực sự hài lòng với chính những cuốn tiểu thuyết luận đề. Ông cho là trong sự nghiệp sáng tác của mình, dở nhất là Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, chỉ có Bướm trắng là “tạm được”
(chữ dùng của Nhất Linh). Điều đó cũng đồng quan điểm với một số tác giả
khác như Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền trong buổi thảo luận Nhìn về
tiền chiến đã công kích các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng. Theo Thanh Tâm Tuyền, những tiểu thuyết luận đề đã chứng tỏ sự nông cạn và hời hợt của tác giả.
Vấn đề ảnh hưởng của nền văn hóa, văn học phương Tây, phương
Đông, văn học truyền thống đối với tư tưởng, hoạt động xã hội và sáng tác của Nhất Linh được các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Trương Chính, Trần Thị
Mai Nhi, Trần Hữu Tá, Nguyễn Hoành Khung… đề cập đến. Theo Phan Cự Đệ, Nhất Linh vẫn sử dụng những mô típ truyền thống, hình ảnh cô Minh Nguyệt, cô cả Đạm ở Đoạn tuyệt làm ta liên tưởng đến Đạm Tiên trong
Truyện Kiều hay Nhất Linh học được ở Gide “cách đầu tư tâm hồn vào sự
phân tích tra vấn hạnh phúc” [8;63].
Một số nhà nghiên cứu cũng phê phán tính chất cải lương trong hình
ảnh người khách chinh phu ở tác phẩm của Nhất Linh: Họ hành động để hành
dùng tiểu thuyết để chứng minh luận đề đã làm hại sự sáng tạo của Nhất Linh trong cuốn Đoạn tuyệt; hoặc thế giới nội tâm của con người nghèo nàn, nhiều nét lặp đi lặp lại, nên ngày nay đọc một số tiểu thuyết của Nhất Linh ta thấy tẻ
nhạt.
Trên tinh thần đổi mới toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, phê bình văn học thời kỳ này mang những dấu hiệu tích cực của luồng gió ấy. Đóng góp của các nhà văn trong đời sống văn học được nhìn nhận lại đa dạng, nhiều chiều và cũng đầy
đủ, hệ thống hơn. Nhà văn Nhất Linh tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đánh giá của các học giả và người yêu văn học.
- Ở trong nước, các ý kiến chỉ ra đóng góp của Nhất Linh trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, văn học. Bên cạnh đó, những hạn chế trong tư
tưởng, hành động của Nhất Linh cũng được các tác giả thẳng thắn chỉ ra. Vị trí của Nhất Linh trong công cuộc hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc vì thế mà cũng được định hình rõ nét hơn.
- Các tác giả hải ngoại thì có xu hướng khen nhiều hơn chê và dành sự ưu ái đặc biệt đối với nhà văn Nhất Linh. Tuy nhiên, một số bài viết tỏ rõ lập trường chính trị đối lập, có ý hướng tranh thủ đả phá quan
điểm, tư tưởng và hoạt động cách mạng trong nước.