Cá nhân và con người cá nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam [full] (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.1.Cá nhân và con người cá nhân

Theo Từ đin tiếng Vit [220], cá nhân là những con người “riêng lẻ” tồn tại trong xã hội loài người. Khái nhiệm “cá nhân” dùng để phân biệt với khái niệm “tập thể” hoặc “xã hội”- phạm trù được tạo nên bởi nhiều cá nhân, nhiều con người “riêng lẻ”.

Dưới góc độ xã hội, “cá nhân” được nhìn nhìn nhận trong mối quan hệ

với cộng đồng. Theo Từ đin xã hi hc, “cá nhân” được hiểu là “mt con người riêng bit trong xã hi”. Tuy nhiên, không thể tách rời cá nhân khỏi xã hội, hoặc thuần túy cho rằng, xã hội là do sự hợp thành của các cá nhân, mà phải nhìn nhận cá nhân và xã hội trong mối quan hệ tương tác, biện chứng:

“Nói xã hi là do các cá nhân hp thành tc là chưa nói gì hết v mt xã hi hc nói riêng và các khoa hc nhân văn khác. Vn đề then cht là quan h

gia cá nhân và xã hi được đặt ra và lí gii như thế nào. Trong lch s, quan h này phát trin không ngng trong th thng nht và đối lp ca cá nhân và xã hi. Ngay từ đầu cá nhân và xã hi tn ti như nhng thc th có liên h

khăng khít vi nhau, không có xã hi mà không có cá nhân và ngược li, không có cá nhân mà không có xã hi” [221].

Theo các thành tựu nghiên cứu của ngành Tâm lý học, sự tồn tại của các quan hệ xã hội trong cá nhân là thông qua việc cá nhân “chiếm lĩnh” những giá trị xã hội và “đồng hóa” những chuẩn mực và những mục tiêu của xã hội. Và năng lực “chiếm hữu” cũng như “đồng hóa” của con người này phụ

thuộc rất lớn vào sự phát triển tinh thần và văn hóa cá nhân, và sự phát triển này đến lượt nó lại chịu ảnh hưởng của những điều kiện xã hội.

Từ đin triết hc [189] thì cho rằng cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố xã hội: “Con người vi nhng phm cht được qui định v mt xã hi và được biu lộ ở mi cá nhân: trí tu, tình cm, ý chí”, “các đặc tính vn có ca cá nhân không th là bm sinh, mà xét cho cùng là b qui định bi chế độ xã hi hình thành trong lch s”, “cá nhân là mt tng th gn bó nhng nét bên trong và nhng đặc đim ca con người, qua đó mi tác động t bên ngoài

được phn ánh”, “cái ch quan trong cá nhân (cm xúc, ý thc, nhu cu) là không th tách ri các quan h khách quan được hình thành gia con người vi hình thc chung quanh. Trình độ phát trin ca cá nhân ph thuc vào ch các quan h này tiến bộđến đâu v mt lch s.

Theo quan điểm này, cá nhân được hiểu là những thực thể mang tính xã hội, có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng. Cá nhân vì vậy vừa mang tính cá thể (của riêng nó) vừa mang tính phổ quát (của nhân loại).

Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, triết học Marx cho rằng cá nhân luôn luôn được phân biệt với những đặc trưng căn bản sau:

- “Th nht, cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếp, cảm tính. Không có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể- cá thể- của giống loài.

- Th hai, cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người.

- Th ba, cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lý và tâm lý riêng biệt của mỗi con người.

- Th tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử, vận động phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định. Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ra một

kiểu cá nhân có tính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong quan hệ xã hội nhất

định” [226].

Quan niệm cá nhân của chủ nghĩa Marx nhìn nhận con người vừa là cá thể đơn nhất, vừa là những nhân cách độc lập với phẩm chất tâm lí, sinh lí riêng. Cá nhân gắn bó chặt chẽ với xã hội và mang đặc tính riêng của từng thời đại.

Trong cuốn Lch s cá nhân lun [224;4,5,6,7,8], Alain Laurent cũng

đã đưa ra quan niệm của mình về cá nhân. Ông khẳng định “bn tính con người là cá nhân”. Cá nhân luôn có những “ham mun và nhng dc vng riêng bit,… b thúc đẩy bi nhng li ích riêng khiến anh ta mun sng theo các li ích này”. Trong mỗi cá nhân luôn luôn có sự kết hợp giữa bản năng tự

nhiên và ý thức xã hội, giữa tình cảm tự phát và ý chí đã trở thành tự giác. Cá nhân cũng có tính độc lập, tự do trong hành động. Cá tính độc lập của mỗi cá nhân được xem như “biu hin hoàn m nht ca con người”. Đi sâu vào ý tưởng này, tác giả cho rằng “quyn t nhiên ca cá nhân là k sáng to ra chính cuc sng ca mình mà không b ép buc- và là k sáng to ra chính bn sc ca mình mà không thy nó b áp đặt bi nhng s thuc không do mình chn”. Điều đó đồng nghĩa với cá nhân không bị qui giản vào bất kì tập hợp nào, không bị biến mất như một phần tử giống hệt với những phần tử

khác trong cộng đồng.

Qua những phân tích, Alain Laurent đã kết luận cá nhân khẳng định khả

năng tự nhận thức, khả năng độc lập bên cạnh những khao khát bản năng của con người. Đây là cách nhìn nhận khá thấu đáo và toàn diện về con người.

Từ những quan niệm trên, có thểđi đến cách hiểu về khái niệm cá nhân: cá nhân là con người riêng lẻ tồn tại trong xã hội loài người, có mối liên hệ

mật thiết, khăng khít với nhau, với xã hội, cộng đồng. Cá nhân có những phẩm chất tâm lí, sinh lí riêng biệt, gắn liền với ý thức về bản thể, về cá tính, về sự sống của bản thân. Đó là ý thức về cái tôi với sự độc lập tương đối trong

hành động, suy nghĩ, cảm xúc; ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ mà nó tự đặt ra cho mình.

“Cá nhân” có điểm tương đồng với “cá thể” khi hiểu là những con người cụ thể. Nhưng “cá nhân” là một hiện tượng lịch sử, phát triển trong mỗi thời đại với những điều kiện, trình độ, quan niệm tương ứng được ý thức trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng, còn “cá thể” chỉ con người trong ý nghĩa

đơn nhất, cá biệt trong các quan hệ nội tại của nó với chính nó.

2.1.2. Quá trình phát trin ca cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí của cá nhân, ý thức về cá nhân có sự phát triển lâu dài, khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các nền văn hóa.

Trong các xã hội cổ xưa, cá nhân chưa là gì cả, ý thức cộng đồng chiếm

ưu thế, ý thức cá nhân mới manh nha. Điều đó không có nghĩa không có cá nhân, mà là cá nhân không phải chủ thể của xã hội, nói cho đúng cá nhân chỉ

là một bộ phận của cộng đồng. Cùng với sự phát triển của tri thức, của văn hóa, các quan hệ kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân, của phân công lao động và trao đổi hàng hóa…, vị trí của cá nhân được xác lập dần, ý thức về cá nhân

được khẳng định. Mối quan hệ cá nhân- xã hội bắt đầu trở nên quan hệ hai chiều với sự tác động qua lại.

Bàn về quá trình phát triển của cá nhân, tác giả Alain Laurent đã khẳng

định: “Thai nghén âm thm thi trung c…, cui cùng cá nhân bt đầu chp chng ni lên trong thi phc hưng như mt thc tế được th nghim và là phm trù ca tư duy, cá nhân lun đột nhp rõ ràng vào thế k XVII và XVIII” [224;18].

Ở thời trung cổ, khi chế độ phong kiến cát cứ, phân quyền mạnh mẽ, tôn giáo nhất thần được xem như là công cụ của giai cấp thống trị. Thiên chúa giáo- dòng tôn giáo giữ truyền thống bảo thủ nhất của Cơ đốc giáo- đã trở

thành một tôn giáo độc tôn của các nước phong kiến Tây Âu. Uy quyền phong kiến và thần quyền giáo hội đã cản trở khoa học kỹ thuật phát triển. Triết học

cũng bị phụ thuộc vào thần học. Giáo hội và nhà thờ đã thiết định được một sức mạnh chưa từng có, chi phối cả chính trị. Con người cá nhân vì vậy không có chỗ đứng khi luôn nằm trong thế thụ động, trĩu nặng tội tổ tông, chỉ biết ăn năn sám hối trong kiếp làm người. A.JA. Gurevich khi tổng hợp các ý kiến của giới nghiên cứu về con người cá nhân thời kỳ này đã viết: “trước thi Phc hưng, dường như không có cá nhân con người, cá nhân hoàn toàn b hi nut đi và hoàn toàn phc tùng xã hi” [225;321]. Alain Laurent nhấn mạnh: “con người không có quyn t ch nào hết trong vic chn các giá tr

và các chun mc hành vi và h không suy nghĩ cũng không hình dung mình là nhng cá nhân riêng bit mà ch hành động xem như nhng mnh đơn thun l thuc vào mt cái chúng ta” [224;21-22].

Cho đến những thế kỉ gần đây, với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ giải phóng cá nhân, con người thoát khỏi sự lệ thuộc về mặt thần quyền và thế quyền, thì vị trí của cá nhân mới được xác lập hẳn như chủ thể

của xã hội. Như vậy, không phải là hạ thấp tác động của xã hội đối với con người, do đó hạ thấp ý thức cộng đồng, ý thức xã hội của con người, mà chính là đặt sự tác động ấy trong quan hệ hữu cơ giữa xã hội và cá nhân, vị trí của xã hội, ý thức xã hội của con người chỉ có thể biểu hiện thông qua cá nhân.

Nói chung, giới nghiên cứu nhất trí rằng cá nhân xuất hiện đã lâu và có sự phát triển không giống nhau trong các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, để phát triển thành ý thức phổ biến trong xã hội, nó phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài, có lúc phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có khi ngưng trệ, thậm chí bị trấn áp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam [full] (Trang 42)