6. Cấu trúc của luận án
2.1.3. thức cá nhân
Theo Từđiển tiếng Việt, ý thứcở dạng danh từ được hiểu ở ba góc độ, thứ nhất, là “khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy”, thứ hai, là “sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp những việc bản thân mình làm”, thứ
ba, là “sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” [220,1167]. Với khái niệm này, có thể hiểu ý thức là một biểu hiện của hoạt động tâm lý, phản chiếu nhận thức, tư duy của con người về hiện thực khách quan, được biểu hiện ra bằng thái độ, hành động trong ứng xử với môi trường, với người khác và với chính mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, tâm lý học khẳng định, “ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, chỉ riêng con người mới có” [2,56]. Ý thức có nghĩa rộng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng. Ở nghĩa hẹp, ý thức được dùng
để chỉ cấp độ đặc biệt trong tâm lý người. Nhờ ngôn ngữ, con người đã biến hình ảnh tâm lý vừa mới được phản ánh thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó, tạo nên trong vỏ não hình ảnh tâm lý, nhờ đó hoạt động của con người đã được định hướng cao hơn, tinh vi hơn, có mục đích rõ ràng hơn.
Ý thức có các thuộc tính cơ bản như: thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người; thể hiện thái độ của con người đối với thế giới; thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người; con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn, con người có khả năng tự ý thức.
Triết học Marx nhấn mạnh sự “tái tạo” của ý thức trong vỏ não khi cho rằng, ý thức là “thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người” [25,189] và “ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người… Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật chất được phản ánh. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người” [25,191-192]
Như vậy, ý thức chỉ hoạt động tâm lý của con người, bao gồm những tư
tưởng, suy nghĩ, quan niệm, quan điểm, cảm nhận của một cá nhân về hiện thực khách quan, được tái tạo lại trong vỏ não và thể hiện ra ngoài qua ngôn
ngữ, thái độ và hành động. Ý thức mang tính chủ động, chủ quan, có chịu sự
tác động nhưng không lệ thuộc vào hoàn cảnh, xã hội.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu ý thức cá nhân là nhận thức tích cực của con người với tư cách chủ thể trong một xã hội phát triển đến một trình
độ nhất định. Ý thức cá nhân không trùng khớp với ý thức xã hội, xã hội không phải đơn giản là tổng số những cá nhân, bởi những cá nhân có cảm giác, hành động và suy nghĩ riêng. Con người không phải là những tế bào đơn thuần của cơ thể xã hội mà có những đặc tính nội tại, tồn tại tự chủ, độc lập, hành động dưới sự điều hành của ý thức. Biểu hiện cao nhất của ý thức cá nhân chính là biểu lộ những nhu cầu, đòi hỏi riêng, bị thúc đẩy bởi những lợi ích riêng, muốn được sống theo lợi ích, nhu cầu đó mà không chịu phụ thuộc vào những ý muốn bên ngoài, không phụ thuộc vào ai và không phụ thuộc vào bất kỳ cái gì. Bởi mỗi cá nhân là một thế giới và cá nhân đóng vai trò tối cao trong việc sở hữu duy nhất chính mình.
Điều đó không có nghĩa là ý thức cá nhân không thể hiện ý thức xã hội, vì ý thức xã hội không nằm ở bên ngoài các cá nhân. Để có được bản chất người và có ý thức của con người, cá nhân phải tiếp thu được những sản phẩm và giá trị tinh thần được xã hội tạo ra. Song vì các cá nhân có “ý thức” riêng, có những đặc điểm riêng của mình về xuất thân, sinh hoạt, giao tiếp, kinh nghiệm, học vấn, năng lực, nên có thể tiếp thu quan điểm này, phản ứng lại quan điểm kia, đã ảnh hưởng trở lại đối với ý thức xã hội một cách khác nhau.
Ý thức cá nhân được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: qua các hoạt động của cá nhân; trong mối quan hệ giao tiếp với các cá nhân khác; qua con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội và bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình - ý thức bản ngã.
Như vậy, ý thức cá nhân là một hoạt động tâm lý, thể hiện sự nhận thức và phản ánh quan điểm, tư tưởng của cá nhân về con người, về cuộc sống, xã hội. Với luận án “Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh”, chúng tôi
nghiên cứu ý thức cá nhân trên hai phương diện cơ bản: ý thức của cá nhân và ý thức về cá nhân.
Thứ nhất, ở phương diện ý thức của cá nhân, đó chính là những quan niệm, quan điểm và tư tưởng của nhà văn Nhất Linh thể hiện xuyên suốt trong các tiểu thuyết tiêu biểu, qua thái độ của ông đối với con người và cuộc sống.
Thứ hai, ở phương diện ý thức về cá nhân, luận án xác định vấn đề mấu chốt, nổi bật trong quan niệm, quan điểm và tư tưởng của nhà văn Nhất Linh qua các tiểu thuyết của ông là ý thức về cá nhân, đó là sự coi trọng cái tôi cá nhân mạnh mẽ, dám khẳng định bản ngã và thể hiện bản lĩnh không phụ thuộc vào xã hội và cộng đồng, không khuất phục trước các thế lực đối lập và không chịu sự qui giản cá nhân vào bất kỳ tập hợp nào; đề cao giá trị cá nhân, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người; đồng thời, chống lại tư tưởng phong kiến hà khắc, vùi dập cuộc sống, tình yêu, khát vọng hạnh phúc.
2.2. Cơ sở hình thành ý thức cá nhân của Nhất Linh
2.2.1. Bối cảnh thời đại mới
Từ ngày thực dân Pháp chính thức đặt ách đô hộ lên đất nước ta, một mặt chúng ra sức củng cố bộ máy thống trị, mặt khác liên tiếp tiến hành hai cuộc khai thác về kinh tế với qui mô lớn (lần thứ nhất từ 1897 đến 1914, lần thứ hai từ 1919 đến 1929). Từ đó, xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc. Dưới ách áp bức của thực dân Pháp và bè lũ phong kiến, nhất là từ khi chịu thêm sự áp bức, bóc lột của phát xít Nhật, đời sống của nhân dân ta vô cùng cơ cực. Không khí xã hội trở nên ngột ngạt. Nhà tù và trường bắn của bọn thống trị mọc lên khắp nơi. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân Pháp, giữa quần chúng lao động và bọn thống trị bóc lột vốn âm ỉ đã lâu, từ những năm 30 càng trở nên sâu sắc, quyết liệt. Phong trào cách mạng, đặc biệt từ khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), ngày càng phát triển mạnh mẽ, thúc
đẩy sự chuyển biến mau lẹ dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, một mặt, đất nước ta, nhân dân ta bị
bọn thực dân vơ vét và bóc lột thậm tệ; nhưng mặt khác, cơ cấu và trình độ
phát triển của nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi theo hướng hiện đại; xã hội Việt Nam có những chuyển biến, ít nhiều phá vỡ được tình trạng lạc hậu, trì trệ kéo dài hàng trăm năm. Nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp có nhiều thay đổi, lưu thông hàng hóa phát triển. Các hải cảng được xây dựng, nhờ đó mà Việt Nam có thể tiếp xúc với thế giới rộng lớn. Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi. Những giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản lần đầu tiên xuất hiện và ngày càng
đông đảo. Một lớp công chúng sinh hoạt theo lối Âu hóa, có đời sống tinh thần và thị hiếu thẩm mĩ mới đã hình thành.
Có thể thấy, đời sống tinh thần xã hội Việt Nam thời kỳ này có sự thay
đổi rõ rệt, là tiền đề xuất hiện tư tưởng và hệ tư tưởng mới với mối quan hệ
phức tạp: hệ tư tưởng phong kiến đang sụp đổ, hệ tư tưởng tư sản đang lên, hệ
tư tưởng vô sản bắt đầu xuất hiện. Chưa bao giờ trong lịch sử, đời sống của nhân dân lại trở nên bần cùng, cơ cực đến thế, quyền lợi của phần lớn cá nhân
đối lập với lực lượng thống trị. Trong bối cảnh ấy, những con người có lương tri không thể đứng ngoài, thờ ơ trước những biến động; càng không thể vô tình trước cảnh quyền lợi cá nhân của con người bị tước đoạt cùng với bần cùng và áp bức. Nhất Linh sống trọn trong bối cảnh xã hội ấy, chính vì vậy, tiền đề xã hội là một trong những tác nhân quan trọng đưa nhà văn đến với tư
tưởng đấu tranh giải phóng cá nhân, tự do, dân chủ cho con người.
Đến giữa thế kỷ XVII và nhất là thế kỷ XVIII, trào lưu tư tưởng “Ánh sáng” của Pháp với những đại diện xuất sắc như Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế
bằng những học thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Những tác phẩm Tinh thần luật pháp, Luật về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng, Khế ước xã hội nói lên quyền lợi và nguyện vọng của đại đa số quần chúng, nhất là của
tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. Mô hình xã hội dân chủ, tự do, bình đẳng của Rousseau và trào lưu tư tưởng trên ảnh hưởng mạnh mẽđến cách mạng tư sản Pháp và lan rộng ở châu Âu, đồng thời thức tỉnh các nước phương Đông.
Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây nhanh chóng tác động đến một số
nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc với trào lưu đòi cải cách chế độ, canh tân đất nước và phong trào “Duy tân”, là tấm gương cổ vũ lớn đối với các sĩ phu yêu nước Việt Nam. Làn sóng Tân thư đã dấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX. Đó là các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân của các chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng…
Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây cũng đã tấn công mạnh mẽ vào những tư tưởng truyền thống của người Việt và khơi dậy ở con người hạt nhân quan trọng vốn xưa nay bị gói kín trong hệ thống giáo lý phong kiến- đó là ý thức về con người cá nhân. Con người cá nhân đã trở thành một “cấu trúc nhân cách”, được định hình và ngang nhiên xuất hiện giữa xã hội. “Những thay đổi trong cuộc sống đời thường dẫn đến những thay đổi cả trong tư duy, tinh thần và tâm lý. Người ta nghĩ đến những thú vui, những cái đẹp cần hưởng thụ. Con người cá nhân hưởng thụ xuất hiện và với một cấu trúc nhân cách khác lừng lững đi vào sáng tác của Tản Đà” [165]. Tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân đã chỉ ra sự thay đổi đến tận gốc rễ trong tư tưởng của con người:
“Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất nhất như ngày trước” [190 ;15]. Con người thực sự quan tâm tới sở
thích, khát vọng cá nhân, kiếm tìm và khám phá bản ngã.
Từ thành thị, lối sống thị dân phương Tây cùng với những sản phẩm vật chất, tinh thần của giai cấp tư sản được du nhập vào nước ta đã tạo nên sự
Do đó, thành thị cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt về văn hóa, lối sống, về tư tưởng và chính trị, trong đó có những vấn đề về bình đẳng nam nữ
và giải phóng phụ nữ.
Sự ảnh hưởng bắt đầu từ những văn minh vật chất. Ban đầu, nền văn minh vật chất phương Tây không được đón nhận, nếu như không nói là gặp thái độ “tẩy chay” của những người có tinh thần yêu nước. Tuy nhiên, sự rụt rè ban đầu cũng qua đi, văn minh vật chất phương Tây đã dần thuyết phục
được người Việt “cái mới, cái đẹp, cái tiện lợi vẫn có sức mạnh của nó. Ưu thế của cái dân tộc, của tình cảm thiêng liêng với cha ông, với đạo nghĩa thánh hiền cũng không lấn át được. Dần dần cái mới chinh phục được cả
những người khó tính, nệ cổ” [167]. Hoài Thanh, Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam viết: “Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp… còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những thay đổi vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta. Những đồ dùng kiểu mới ấy chính là đã dẫn đường cho tư tưởng mới”
[190;16].
Một khía cạnh khác của tư tưởng tự do, dân chủ và bình đẳng phương Tây tác động tới xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là bình đẳng nam nữ, nữ
quyền và giải phóng phụ nữ… vốn là một vấn đề hết sức xa lạ, mới mẻ đối với xã hội Nho giáo phương Đông. Mặc dù, từ cuối thế kỷ XIX, những cuốn sách
Về tự do, Sự khuất phục của phụ nữ của J.Stuart Mill đã được người Tàu dịch ra chữ Hán, các cụ Nho ta cũng đã đọc, nghiên cứu. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ này, lối sống, quan niệm thẩm mỹ phương Tây đề cao vẻ đẹp thể chất của con người, tô đậm giới tính và mang tính sắc dục mới được tiếp nhận. Phụ
nữ gia đình khá giả được đến trường, đi học, đỗ đạt cao và làm được nhiều việc: giáo sư, nữ đốc học, viết báo… “trong giới thượng lưu, nhiều gia đình theo trào lưu mới đã cho con gái đến trường Tây, học chữ Tây. Nhiều cô đỗ
đạt cao; chưa có bác sĩ, kĩ sư, nhưng đã có nữ giáo sư, nữ đốc học, nhiều cô làm nghề tự do, mở báo, viết báo” [41].
Văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Những tư tưởng tiến bộ, nhất là tư tưởng Mác xít, được tiếp nhận hoặc là từ phương Bắc qua con đường tân thư (sách của các nhà tư tưởng dân chủ
tư sản phương Tây được dịch sang tiếng Trung và của các nhà nho Duy Tân Trung Quốc), hoặc là từ sách báo tiếng Pháp, đã làm thay đổi nhận thức không chỉ của những thanh niên trí thức mà của cả những nhà nho yêu nước. Lớp thanh niên trí thức Tây học ngày càng đông đảo, đóng vai trò quan trọng về
mặt tư tưởng và văn hóa. Tiếp thu tư tưởng tiến bộ của văn hóa, văn học phương Tây, họ có những quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh, về cái đẹp. Họ
dần thay thế cho lớp trí thức Nho học vốn được xã hội phong kiến trọng vọng trong nhiều thế kỷ, nhưng đến nay đã không theo kịp và trở nên lạc lõng trước thời cuộc. Một làn sóng văn hóa mới được dấy lên khá mạnh mẽ nhằm chống lại lễ giáo phong kiến hủ lậu và đấu tranh đòi giải phóng cá nhân thoát khỏi những ràng buộc, khuôn phép. Ở thời điểm này, mối xung đột cũ- mới đã trở
nên gay gắt, quyết liệt.
Cũng từ đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ và chữ Pháp đã thay thế chữ
Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ bắt đầu được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuật lợi cho lớp công chúng thị dân tiếp xúc với sách báo. Mặt khác, nghề